Người biểu tình xuống
đường phản đối chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Việt Nam.
Hình ảnh nhà cầm quyền
đàn áp đẫm máu những công dân Việt Nam đi biểu tình phản đối lãnh đạo Trung Cộng
Tập Cận Bình tới Việt Nam tiếp tục lan truyền trên mạng xã hội, thể hiện sự bất
bình, bức xúc sâu sắc của người dân Việt Nam với nhà cầm quyền của cả hai nước.
Càng chua chát hơn
khi hình ảnh được nhắc đến nhiều nhất là kỹ sư Trần Văn Bang đi biểu tình với
khuôn mặt đầy máu do bị an ninh đánh đập. Ông Bang là một cựu chiến binh đã từng
tham gia vào cuộc chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Cộng năm 1979 tại
biên giới phía Bắc.
Và cay đắng nữa là
không đại biểu quốc hội nào có thể chất vấn ông Tập Cận Bình về những tuyên bố
chủ quyền đối với biển Đông của Tập Cận Bình tại Liên Hiệp Quốc, để rồi khi vừa
rời Việt Nam, ông Tập đã ngay lập tức tái khẳng định chủ quyền với biển Đông.
Thậm chí họ Tập còn cho rằng một số đảo của Trung Cộng đang bị quốc gia khác
xâm chiếm.
Từ vị trí của một nước
bị xâm lược, thoắt một cái, Việt Nam trở thành một quốc gia hiếu chiến, xâm chiếm
đất đai của Trung Cộng. Miệng lưỡi của một người bạn tốt, đồng chí tốt của đảng
cộng sản Việt Nam là như thế.
Tại sao đàn áp?
Trong lịch sử nhân
loại, có lẽ chưa từng có chính quyền nào đàn áp công khai người dân nước mình
biểu tình phản đối kẻ xâm lược, dù biểu tình là quyền của người dân được chính
các lãnh đạo đảng cộng sản công nhận trong Hiến pháp.
Vậy tại sao đảng cầm
quyền lại có lựa chọn tuyên chiến với nhân dân như vậy?
Như mọi thể chế
chuyên chính không do dân bầu ra, nhà cầm quyền luôn lo sợ bị nhân dân biểu
tình lật đổ chế độ vì dân không thể bầu ra chính phủ khác qua lá phiếu.
Từ trước đến nay, đã
có rất nhiều cuộc biểu tình của những người nông dân bị cướp đất, những cuộc
đình công của giai cấp công nhân bị bóc lột với đồng lương rẻ mạt, những cuộc đấu
tranh của giáo dân các tôn giáo bị bức hại, và có cả những cuộc phản kháng của
giới văn nghệ sỹ, trí thức như trong các phong trào "Nhân văn, giai phẩm",
Bô-xít Tây Nguyên, hay phản kháng của giới sinh viên, ví dụ như vụ việc xảy ra
vào năm 1987 tại Sài Gòn.
Nhiều người biểu
tình phản đối chuyến thăm của ông Tập yêu cầu Trung Cộng tuân thủ công ước luật
biển của Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, các phong
trào phản kháng còn lẻ tẻ, manh mún, rời rạc. Do đó, nhà cầm quyền dễ dàng dập
tắt từng phong trào một.
Cả trong phong trào
dân chủ, hiện có nhiều hội nhóm xã hội dân sự với quan điểm, đường lối khác
nhau. Đó là điều tốt của một xã hội đa nguyên nhưng cũng do đó mà phong trào
dân chủ chưa tạo được sự thống nhất đoàn kết đủ mạnh để buộc những người lãnh đạo
đảng cộng sản chấp nhận cải cách dân chủ.
Do đó, chủ nghĩa dân
tộc, chống ngoại xâm luôn là một cơ hội tuyệt vời để thống nhất hành động giữa
các thành phần trong xã hội. Lý do đơn giản là ai cũng là người Việt Nam.
Ngoài ra, khi người
dân đã quen với việc cùng nhau biểu tình để thể hiện ý chí. Họ sẽ lại cùng nhau
biểu tình để đòi quyền làm chủ đất nước của mình, xóa bỏ bất công xã hội.
Đó chính là lý do tại
sao nhà cầm quyền đàn áp quyết liệt cuộc biểu tình thể hiện lòng yêu nước chống
ngoại xâm ngày 5/11 vừa qua.
Nhưng việc đàn áp đó
sẽ chỉ càng nhiều người dân nhận rõ bản chất của chế độ và tham gia vào phong
trào dân chủ. Nó cũng khiến cho chính nội bộ của đảng cộng sản càng chia rẽ sâu
sắc, đẩy nhanh quá trình đi đến sụp đổ.
Con dao hai lưỡi
Chủ nghĩa dân tộc là
một con dao hai lưỡi với nhà cầm quyền. Họ luôn lợi dụng lòng yêu nước để biện
minh cho tính chính danh cầm quyền, ví dụ như nhờ có đảng cộng sản nên mới có độc
lập.
Tuy nhiên, khi nhà cầm
quyền tỏ ra bạc nhược trước kẻ thù xâm lược, lòng yêu nước của người dân sẽ nhấn
chìm họ.
Bản thân Trung Cộng
cũng đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan trước việc Mỹ đưa tàu vào khu vực 12
hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Cộng xây dựng đơn phương và trái
phép ở Trường Sa.
Nên nhớ, từ mấy chục
năm về trước, Trung Cộng đã tuyên truyền nhồi sọ người dân Trung Cộng rằng
Hoàng Sa, Trường Sa là của họ. Đó là một âm mưu có tính toán lâu dài.
Nếu bây giờ Trung Cộng
không phản ứng, dân Trung Cộng sẽ nghĩ nhà cầm quyền quá nhu nhược trước ngoại
bang nên sẽ lật đổ chế độ. Trung Cộng sẽ lại chịu chung số phận như nhà Mãn
Thanh.
Nếu chiều theo các
thành phần diều hâu, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, Trung Cộng phải tỏ thái độ
hung hăng, sẵn sàng gây chiến với Mỹ để bảo vệ “lợi ích cốt lõi”.
Kinh tế toàn cầu sẽ
ngay lập tức bị ảnh hưởng nặng nề. Bản thân Trung Cộng cũng sẽ chịu thiệt hại nặng
do nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu.
Ông Tập Cận Bình ngỏ
lời mời Thủ tướng Việt Nam thăm Trung Cộng vào thời điểm thích hợp, trong chuyến
thăm hai ngày tới Việt Nam tuần này.
Đó cũng là tiền đề
đưa đến sự sụp đổ không lối thoát của chế độ.
Đồng chí, anh em?
Trong bài phát biểu
của Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam, ông có nhắc đến chữ “hòa” trong truyền
thống của người Trung Cộng.
Thế nhưng thực tế lịch
sử Trung Cộng dường như cho thấy toàn là huynh đệ tương tàn, chém giết lẫn
nhau.
Đó là lịch sử của
các cuộc nội chiến ác liệt đến nỗi nhà văn Lỗ Tấn của chính Trung Cộng còn phải
thốt lên rằng đó là lịch sử “ăn thịt người”, dù bề ngoài luôn đề cao đạo đức
“nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.
Thế thì đừng mong gì
Trung Cộng sẽ nhân đạo với người dân Việt Nam nói chung, với ngư dân Việt Nam
trên biển nói riêng.
Cũng trong bài phát
biểu, Tập Cận Bình cũng hô hào:
“Chúng ta …có lợi
ích gắn chặt cùng nhau, là một khối chung có cùng chung sinh mạng”, ”kiên quyết
không được để bất kì thế lực nào dao động, thay đổi bức tường bảo vệ chế độ của
chúng ta”.
Phải chăng đó là lời
đe dọa với những ai trong đảng cộng sản Việt Nam đang muốn “thoát Trung”, và
ràng buộc giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam phải coi trọng sự tồn tại của chế độ
(đồng ý thức hệ và thể chế chính trị với Trung Cộng) hơn sự tồn vong của đất nước?
Cùng một 'bài vở'
Cũng trong bài phát
biểu đó, Tập Cận Bình cho rằng: "Giữa láng giềng với nhau cũng khó tránh
khỏi va chạm…"
Câu nói này gợi nhớ
đến câu nói nổi tiếng của tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt
Nam, tại một diễn đàn an ninh ở khu vực.
Tướng Thanh nói:
"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những
mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại
tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.”
Rõ ràng là có một sự
trùng hợp kỳ lạ như là cùng một “bài” để thanh minh cho chuyện xâm lược giữa “đồng
chí”, “anh em”.
Hình ảnh một người
Việt Nam biểu tình phản đối chuyến thăm bị đổ máu đã được lan truyền khá nhanh
trên mạng xã hội.
Dù vậy, một số báo
chí trong nước đã quyết liệt phản đối phát ngôn đòi chủ quyền biển Đông của Tập
Cận Bình tại Singapore, thể hiện rõ có bộ phận trong đảng cộng sản muốn “thoát
Trung” và hiểu rõ dã tâm của Trung Cộng.
Trước tình thế đất
nước bị xâm lược và có thể có chiến tranh bất cứ lúc nào với Trung Cộng, cộng với
việc nhà cầm quyền lại đi đàn áp người yêu nước, người Việt yêu nước có tinh thần
dân tộc, có tư duy dân chủ cần tìm một điểm chung để đứng lại với nhau.
Điểm chung đó còn gì
hay và bền vững hơn là một bản hiến pháp dân chủ của toàn dân, đảm bảo nhân dân
làm chủ, pháp luật chuẩn mực, công bằng.
Lối thoát cho dân tộc?
Chủ nghĩa dân tộc
nhìn tất cả người dân Việt Nam là một.
Các đảng viên cộng sản
yêu nước, chân chính đều có thể tham gia vào việc thực hiện mục tiêu chung ở
trên, không ai bị bỏ lại sau, tất nhiên trừ những ai là Việt gian.
Trung Cộng có xung đột
lãnh thổ với hầu như mọi quốc gia láng giềng, như Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam...
Ngược lại, siêu cường
như Hoa Kỳ lại không hề có tham vọng xâm chiếm láng giềng nào của họ, chẳng hạn
như với Mexico và Canada.
Hoa Kỳ và Việt Nam lại
có chung lợi ích trong việc đối phó với một Trung Cộng đầy tham vọng đang “quật
khởi” và muốn làm "bá chủ" ở khu vực và vươn ra thế giới. Thiết tưởng
việc Việt Nam nên chọn bạn nào để chơi đã rõ.
Ngày chủ nhật 8/11,
Miến Điện đã tổ chức bầu cử tự do, minh bạch với sự tham gia của 92 chính đảng.
Một điều không ai có thể hình dung được cách đây vài năm với chế độ quân phiệt
sẵn sàng đàn áp đối lập.
Từ khi bắt đầu dân
chủ hóa, kinh tế Miến Điện đã và đang cất cánh. Miến Điện cũng “thoát Trung” với
việc từ chối đập thủy điện và dự án đường sắt trị giá tỷ đô của Trung Cộng.
Các tướng lãnh quân
đội Miến Điện đã chọn con đường đúng cho dân tộc. Thế các lãnh đạo đảng cộng sản
Việt Nam thì sao?
Th.S Nguyễn Tiến
Trung
*****
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.