Quyết định của Trung Cộng chấm dứt hoàn toàn chính sách một con sau ba thập niên đã nhanh chóng lan truyền trên mạng và khơi lên một cuộc tranh luận sôi nổi, với nhiều người Trung Cộng phàn nàn rằng chi phí nuôi một đứa con đã là quá sức chịu đựng. Một số người nói rằng họ sẽ không ủng hộ chính sách này, và những người khác thì cho rằng quyền mà một cặp vợ chồng chọn có bao nhiêu con là một quyết định cá nhân, không phải quyết định của chính phủ hay đảng.
Nhà chức trách Trung Cộng cần sự thay đổi chính sách này là một thành công để bù đắp cho cách biệt giới tính quá lớn của nước này và một lực lượng lao động đang thu hẹp lại. Dân số của Trung Cộng đang ngày càng già đi, và số lượng người lao động đang giảm đi đáng kể mỗi năm. Văn hóa trọng nam và chính sách một con đã khiến đất nước dôi ra 30 triệu đàn ông so với phụ nữ, theo một số ước tính.
Nhà chức trách Trung Cộng cần sự thay đổi chính sách này là một thành công để bù đắp cho cách biệt giới tính quá lớn của nước này và một lực lượng lao động đang thu hẹp lại. Dân số của Trung Cộng đang ngày càng già đi, và số lượng người lao động đang giảm đi đáng kể mỗi năm. Văn hóa trọng nam và chính sách một con đã khiến đất nước dôi ra 30 triệu đàn ông so với phụ nữ, theo một số ước tính.
Một người dân ở tỉnh Liêu Ninh dè bỉu nhà chức trách trong một bình luận đăng lên mạng: "Trước đây thì không được có nhiều con. Giờ thì tình thế thay đổi, nhưng tôi sẽ không có con đâu. Để xem các người làm được gì để phạt tôi vì không có con."
Fei Fei, một giáo viên và họa sĩ đã về hưu, nói rằng chính phủ nên xem xét vấn đề từ quan điểm của người dân, bởi vì không nhất thiết việc gì chính phủ cũng phải quyết định.
Quyết định trong tuần này đến quá muộn đối với ông Fei Fei, người nói rằng chính phủ hành động vì lợi ích của việc thúc đẩy lực lượng lao động nhiều hơn là lợi ích của công chúng.
Qi, gần đây vừa học xong cao học, là người thuộc một dân tộc thiểu số từ vùng Nội Mông. Cô hy vọng sẽ có nhiều hơn một đứa con khi cô kết hôn, nhưng bây giờ cô thậm chí còn chưa có bạn trai. Cô ủng hộ quyết định của chính phủ, mặc dù cô cũng cho rằng việc nhà chức trách ra lệnh được có bao nhiêu con là không hợp lý.
"Có con là quyền mà mọi người cần phải có. Nhưng vì khi tôi sống ở đất nước này và tôi không làm ra những quy định nên tôi chỉ có thể tuân theo thôi," cô nói. "Tôi không có quyền gì thay đổi quy định. Và để sống một cuộc sống yên ổn tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân thủ những quy định."
Những người đã có con thứ hai lâu nay vẫn thắc mắc liệu chính phủ có trả lại tiền phạt mà họ đã đóng hay không. Đó là điều không thể. Thực tế là truyền thông Trung Cộng đã nói rằng cha mẹ nào đẻ con thứ hai trước khi chính quyền địa phương ban hành những sửa đổi luật để áp dụng chính sách mới vẫn sẽ bị phạt.
Chính phủ Trung Cộng hôm thứ Sáu nói rằng họ sẽ cho phép các tỉnh vạch ra chi tiết liên quan đến những chính sách này. Một số nhà phân tích dự đoán sự thay đổi chính sách quốc gia đột ngột này có thể khơi ra một phản ứng dữ dội, vì chính quyền địa phương từ lâu đã hưởng lợi từ những khoản tiền phạt mà họ đã định ra để chấp hành chính sách một con.
Mo, một phụ nữ trẻ làm việc trong ngành công nghệ thông tin, cho biết cô chắc chắn có ý định có nhiều hơn một đứa con. Và cô nói thêm rằng quyết định như vậy là một vấn đề hoàn toàn mang tính cá nhân mà không nên bị ảnh hưởng bởi chính trị.
Cô nói, "Khi mẹ tôi sinh em trai của tôi, bà ấy phải sinh trong bí mật" để tránh bị phạt. "Với chính sách mới, chuyện đó không cần phải xảy ra nữa."
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.