Sáng hôm đó, thay vì
đi uống cà phê ở ngoài, Phan Nguyên rủ tôi về nhà. “Nhà”, thực ra, trông như một
phòng triển lãm. Tranh sáng tác của anh treo đầy. Có bức khá lớn, choán gần hết
nửa bức tường. Trong số tranh treo, đặc biệt nhất là những bức in dấu bàn tay,
được đóng khung cẩn thận. Số lượng “tranh” này khá nhiều, không thua các bức
tranh khác.
Nhiều bức đóng khung
rồi, chưa có chỗ treo cũng như một số bức khác chưa đóng khung, được anh cất giữ
cẩn thận. Có thể nói, đó là một bộ sưu tập độc đáo: “tranh” dấu bàn tay.
Phan Nguyên (trái)
& Trần Doãn Nho (phải).
Phan
Nguyên tỏ ra rất thích thú và hào hứng khi giới thiệu với tôi loại “tranh” này.
Chả thế mà, sau đó, anh đề nghị tôi thực hiện việc lấy dấu bàn tay trước khi uống
cà phê. Tôi cảm thấy hơi bất ngờ vì tưởng chỉ là đến trò chuyện lang bang về
văn học nghệ thuật. Không sao. Sẵn sàng thôi. Công việc đơn giản và nhanh
chóng: một nhúm cà phê, loại để uống liền, hòa nước, trộn đều, đợi một lát cho
sánh lại, đổ lên hai bàn tay, xoa đều rồi in hai bàn tay xuống một tấm giấy trắng
loại đặc biệt, giữ một lát, chờ khô.
Xong, viết vài giòng
cảm hứng tùy thích để ghi nhớ ngày thực hiện dấu bàn tay, ký tên. Thế là hai
bàn tôi đã được nằm vào bộ sưu tập.
Đó là phương cách
“sáng tác” loại “tranh” này của Phan Nguyên.
Anh cho biết, cũng
như trường hợp của tôi hôm nay, anh thường đề nghị lấy dấu bàn tay của anh chị
em văn nghệ sĩ bất cứ khi nào có dịp, “qua những buổi gặp gỡ vô tình hay
cố ý với bạn bè bằng hữu” -“tây” cũng được mà “ta” cũng được”– và ở bất cứ đâu.
Dựa trên “tiêu chuẩn” nào? Chẳng có tiêu chuẩn nào hết. Chỉ cần “họ đã có những
tác phẩm hay, đẹp để lại cho đời và cho thế hệ mai sau” và “đã đóng góp cái phần
tinh túy nhất của con người, của chính mình cho văn học nghệ thuật Việt Nam hay
thế giới nói chung.” Anh không tìm cách “săn lùng” cho được những tác giả thành
danh hay nổi tiếng do tài năng hoặc do tù tội chẳng hạn để đưa vào bộ sưu tập của
mình. Cũng “không phân biệt tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến.” Nếu có một
cái gì đó gọi là tiêu chuẩn thì chẳng qua “chỉ là tình cờ duyên nợ của một kiếp
người mà thôi,” theo anh.
Đối với những anh chị
em văn nghệ sĩ mà anh không có dịp gặp thì sao? Phan Nguyên cho biết, anh lấy dấu
bàn tay bằng cách nhờ bạn bè. Chẳng hạn, ở Canada, anh nhờ nhà thơ Hoàng Xuân
Sơn thực hiện giúp. Qua điện thư, anh chỉ vẽ cách làm; làm xong, gửi cho anh
qua đường bưu điện. Bằng cách này, anh đã có dấu bàn tay của một số khá nhiều
anh chị em văn nghệ sĩ ở Canada như Song Thao, Luân Hoán, Trang Châu, Hồ Đình
Nghiêm, vân vân.
Trang mạng của Phan
Nguyên, “Mượn dấu thời gian”, là nơi lưu giữ nhiều tài liệu văn học nghệ thuật
Việt Nam và đồng thời cũng là nơi lưu giữ bộ sưu tập dấu bàn tay này. Có thể
xem đó là một bộ sưu tập phóng lên trong không gian ảo. Anh vốn đã từng làm việc
ở Pháp nên tựa đề này cũng có tiếng Pháp: Emprunt Empreinte, viết tắt là E.E, một
hình thức “chơi chữ” trong tiếng Pháp có nghĩa là “mượn dấu”. Anh muợn dấu tay
để ghi lại vết tích của thời gian. Mỗi người có một dấu vân tay riêng. Tất nhiên,
với mắt trần, vân tay nào cũng như vân tay nào, hao hao giống nhau. Chỉ là những
đường ngang, nét dọc, đường cong.
Theo những nhà tướng số, chúng là dấu chỉ định
mệnh mỗi người. Đối với công an, dấu vân tay chứa đựng lý lịch của một người.
Nhưng dưới mắt Phan Nguyên, chúng là "di vật"của từng tác giả, một
"chứng tích" của thủ bút, một "chứng từ" của thời gian.” Mỗi
người đến, hiện diện rồi ra đi, nhưng Phan Nguyên muốn giữ chúng lại bằng cách
“nhặt nhạnh” chúng như những “mẩu thời gian rơi rớt,” chứng tích cho những gì
đã đến, đã trôi qua. Nghệ thuật là cái gì còn lại sau khi tất cả đã bị cuốn
trôi vào trong cõi vô định. Nhìn những dấu vân tay được lồng khung treo đầy tường
của các anh chị em văn nghệ sĩ, tôi nghĩ đến những vết hằn của hiện hữu được ghi
khắc trên dòng thời gian.
Trong bộ sưu tập
này, ta tìm thấy đủ dấu vân tay của những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học,
nhà báo, nhà giáo, điêu khắc gia, họa sĩ, kinh tế gia, nhà khảo cổ; họ ở trong
nước, ngoài nước, thuộc khuynh hướng này, khuynh hướng kia, cũ, mới, tả hữu; họ
còn sống hay đã qua đời, vân vân …có đủ. Nhìn dấu vân tay từng người, tưởng tượng
đến những thế hệ sau, khi lần giở lại những trang quá khứ, tìm gặp một tác giả
nào đó, nhìn thấy dấu vân tay của người đã khuất, hẳn phải đọng lại nhiều cảm
khái, hơn là chỉ nhìn khuôn mặt hay đọc một câu văn hay một dòng thơ.
Bộ sưu tập là một cuộc
hội ngộ văn chương nghệ thuật thú vị. Vì thực ra, nó không chỉ gồm có dấu vân
tay mà còn có thủ bút của từng tác giả: một đôi dòng cảm hứng và có khi là những
câu thơ. Nhiều câu thơ làm ngay tại chỗ, nhưng đọc lên, nghe rất đậm đà và thú
vị, phản ảnh đúng phong cách của từng tác giả.
•
Phạm Thiên Thư (nhà thơ):
Buồn buồn tôi hỏi cái tôi
Cái vừa đến - Cái đi rồi - Lạ nhau!
Buồn buồn tôi hỏi cái tôi
Cái vừa đến - Cái đi rồi - Lạ nhau!
•
Khế Iêm (nhà thơ):
Từ thuở tuổi tác như đồng nát
Sương khói xây thành trăng mộ bia
Ta uống say khướt nước quẩn bách
Theo gió ra ngoài biên giới kia
Từ thuở tuổi tác như đồng nát
Sương khói xây thành trăng mộ bia
Ta uống say khướt nước quẩn bách
Theo gió ra ngoài biên giới kia
•
Song Thao (nhà văn):
Mực đen giấy trắng đời thừa
Phóng tay ta cứ viết bừa cho vui
Mực đen giấy trắng đời thừa
Phóng tay ta cứ viết bừa cho vui
•
Chân Phương (nhà thơ):
Ngòi bút có sau bàn tay
Bàn tay có sau hòn đá
Hòn đá có sau lửa trời
Lửa trời có sau Hiện Tại
Ngòi bút có sau bàn tay
Bàn tay có sau hòn đá
Hòn đá có sau lửa trời
Lửa trời có sau Hiện Tại
•
Nguyễn Duy (nhà thơ):
Nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình
Nhớ nhau mình lại vuốt ve tay mình
•
Lê Thánh Thư (Họa sĩ/nhà thơ):
Bài khẩu cung
(Vấn & Đáp)
Mày tự khai
Hay mày không
Mày phản động
Hay mày không
Mày muốn sống
Hay mày không
Mày tự do
Hay mày không
Tau khi không
Tau khi có
Tau nào có
Tau nào không
Có có
Không không
Nỏ không
Nỏ có
(Vấn & Đáp)
Mày tự khai
Hay mày không
Mày phản động
Hay mày không
Mày muốn sống
Hay mày không
Mày tự do
Hay mày không
Tau khi không
Tau khi có
Tau nào có
Tau nào không
Có có
Không không
Nỏ không
Nỏ có
•
Thường Quán (nhà thơ):
Giấy thấm trưa thưa rào ưu ủ nắng
Chim sâm ca dấu ấn nâu mong
Tình để bạn nước xanh lạc lặn
Nhà xoay lưng vạn nỗi ngả lòng
Giấy thấm trưa thưa rào ưu ủ nắng
Chim sâm ca dấu ấn nâu mong
Tình để bạn nước xanh lạc lặn
Nhà xoay lưng vạn nỗi ngả lòng
Và dưới đây là dấu
vân tay của nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, còn được mệnh danh là“Sơn biển” (khác với
“Sơn núi”/Nguyễn Đức Sơn):
Trên dấu vân tay
mình, Nguyễn Bắc Sơn viết:
Vân tay rớt xuống trắng mây
Cuối đời để lại ngón tay đủ mười
Vân tay rớt xuống trắng mây
Cuối đời để lại ngón tay đủ mười
“Cuối đời”! Phải chăng là một lời tiên tri. Hai câu thơ này nhà thơ viết vào tháng 7/2014 trên dấu vân tay của anh do Phan Nguyên thực hiện tại Phan Thiết vào tháng 7/2014, đúng một năm trước ngày anh từ giã cõi đời, tháng 7/2015. Nguyễn Bắc Sơn ra đi theo dòng thời gian, nhưng dấu vân tay còn để lại.
Bộ sưu tập đã khá
nhiều, nhưng vẫn còn thiếu. Phan Nguyên cho biết nhiều nhà văn, nhà thơ ở Hoa Kỳ
vẫn còn chưa có dấu tay trong bộ sưu tập. Anh rất muốn có dấu vân tay của họ
nhưng chưa có cơ hội đặt chân đến Hoa Kỳ. Anh giao tôi mấy gói cà phê và nhờ
tôi giúp lấy dấu vân tay của một số nhà văn nhà thơ mà một trong số đó anh tha
thiết muốn có ngay là nhà văn lão thành Võ Phiến. Tôi hứa. Nhưng do ở xa, tôi
chưa kịp thực hiện thì Võ Phiến đã vĩnh viễn ra đi tháng 9/2015 vừa rồi. Tiếc
thay. Bộ sưu tập thiếu mất một người!
Đành vậy!
Trần Doãn Nho
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.