Bộ trưởng Quốc Phòng
Mỹ Ashton Carter (P) trên chiếc USS Theodore Roosevelt, ở Biển Đông. Phía xa là
chiếc USS Lassen
Hoa Kỳ « quan ngại
sâu sắc » về nguy cơ nổ ra một cuộc « xung đột » tại khu vực Biển Đông vì các
yêu sách chủ quyền và xu hướng quân sự hóa khu vực của nhiều nước, mà trước
tiên hết là Trung Cộng.
Lời báo động này được chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa
ra ngày 07/11/2015 trong một cuộc nói chuyện tại Mỹ, sau tám ngày công du Châu
Á.
Nhân một diễn đàn về
quốc phòng tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở California, ông Ashton
Carter đã xác định rằng mối « quan ngại sâu sắc » của Mỹ về « tốc
độ và quy mô yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông » đã được chia sẻ rộng rãi
trong khu vực.
Một cách cụ thể, Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ nói rõ là ông lo ngại trước đà tăng tốc quân sự hóa trong
khu vực, và khả năng các hoạt động quan sự hóa đó làm tăng nguy cơ tính toán
sai lầm hoặc xung đột giữa các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền.
Trung Cộng đòi hỏi
chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, đối kháng với 4 láng giềng khu vực
là Việt Nam, Philippines Malaysia, và Brunei.
Ngày 28/10/215,
Washington đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi phái khu trực hạm USS Lassen tiến vào
bên trong vùng 12 hải lý quanh Đá Xu Bi (Subi Reef), một hòn đảo nhân tạo mà
Trung Cộng mới bồi đắp tại Trường Sa, trong một hành động được chính quyền Mỹ gọi
tuần tra để bảo vệ quyền tự do hàng hải (tiếng Anh là Freedom of Navigation
Operation – FONOP).
Vào lúc ấy, Trung Cộng đã lên tiếng phản đối Hoa Kỳ và đã cảnh cáo rằng nếu Washington tiếp tục các
hành động bị cho là « khiêu khích », thì chiến tranh có thể nổ ra.
Vào hôm qua, Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ đã tái khẳng định là chiến hạm Lassen đã thực hiện nhiệm vụ « tuần
tra vì quyền tự do hàng hải » để cho thấy là Mỹ phủ nhận các yêu sách quá đáng
của Trung Cộng.
Đối với ông Carter,
« Chúng ta (tức là Hoa Kỳ) vẫn thực hiện các chiến dịch tuần tra này từ trước đến
nay ở khắp nơi trên thế giới. Và chúng ta vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy ».
Nhân chuyến công du
Châu Á vừa kết thúc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã có một cử chỉ biểu tượng khi
ông đã đích thân lên chiếc tàu sân bay
đang hoạt động tại Biển
Đông và từ đó tố cáo rằng chính việc Bắc Kinh bồi đắp đảo tại Trường Sa làm cho
căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Vào hôm qua ông nhắc
lại rằng Trung Quốc là nước đã bồi đắp một diện tích lớn hơn tất cả các nước
khác trong khu vực và trong toàn bộ lịch sử của vùng Biển Đông.
Trọng Nghĩa
Để giải quyết thoả đáng vấn đề thì chỉ có đánh nhau thôi. Lời thật thì mất lòng !
ReplyDelete