Bộ trang phục kiểu
Mao gắn liền với thời thắt lưng buộc bụng Cách mạng Văn hóa của Trung Cộng và
cũng rất được những nhân vật xấu xa trong phim ảnh phương Tây ưa dùng. Thế
nhưng trong thời hiện đại này, nó lại đang được một số người, trong đó có cả
ông Tập Cận Bình, thích thú. Clarissa Sebag-Montefiore tìm hiểu.
Vào ngày 1/10/1949,
Mao Trạch Đông trong tư thế của người chiến thắng đứng tại Thiên An Môn, Bắc
Kinh, tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trong sự kiện làm
thay đổi cuộc sống của hàng triệu người, 'Lãnh tụ Vĩ đại' mặc một chiếc áo
đại cán cài kín cổ và chiếc quần rộng.
Bộ trang phục sau
đó nhanh chóng được cả thế giới biết đến với tên gọi 'bộ đồ Mao'.
Bộ đồ trở nên nổi
tiếng thông qua mối quan hệ của nó với Chủ tịch, với cộng sản Trung Cộng, và
với cả những người dân nước này, những người rốt cuộc đều mặc nó.
Thế nhưng bộ đồ
Trung Sơn (cách người ta gọi nó tại Trung Cộng) lần đầu tiên được dùng là do
nhà cách mạng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, tức Tôn Trung
Sơn, người đã lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn
Thanh và khai sinh nước Trung Hoa Dân Quốc.
Đây là sự thay thế
cho cả cách ăn mặc theo kiểu doanh nhân phương Tây lẫn đồ Mãn Thanh được trang
trí cầu kỳ, lãng phí.
Tương phản với hai
loại đồ trên, bộ đồ Mao rất tiện lợi, được thiết kế nhằm thể hiện một nước Trung
Cộng mới, tự tin.
Với sự pha trộn giữa
các nét Tây và Đông, bộ đồ thích hợp cho cả đàn ông lẫn phụ nữ; hầu hết chúng
được may bằng màu xanh dương, xanh lá hoặc xám xỉn.
Cả Mao Trạch Đông và
Chu Ân Lai đều chọn mặc bộ đồ Tôn Trung Sơn vì kiểu dáng đơn giản
Gắn trên bộ đồ là
các biểu tượng đầy ẩn ý.
Bốn túi to trên áo
được cho là để nhấn mạnh Tứ Nguyên tắc Căn bản trong bộ sách kinh điển của Trung
Cộng, Kinh Dịch: lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
Việc Mao chọn mặc
bộ đồ Tôn Trung Sơn ưa thích, người được tôn sùng như người cha lập quốc của
nước Trung Hoa hiện đại, có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Như Valery Garrett
viết trong cuốn sách Chinese Dress: From the Qing Dynasty to the Present (Trang
phục Trung Hoa: Từ triều nhà Thanh tới thời nay), thì kiểu mặc này "mang
ý nghĩa quyền lực rộng lớn" và "được coi như bằng chứng về việc
[Mao] thừa kế ảnh hưởng quyền lực từ Tôn".
Vào lúc cơn điên loạn
Cách mạng Văn hóa phủ bóng xuống Trung Cộng, hồi 1966, bộ đồ Mao - với ý nghĩa
như biểu tượng quốc gia - là một trong số ít những kiểu trang phục được chấp
nhận tại Trung Cộng.
Đó là thời mà kiểu
ăn mặc "tư sản" có thể khiến người mặc bị tấn công trên đường phố,
hoặc thậm chí có thể rơi vào tình huống tệ hơn nữa.
Các món đồ bị coi là
suy đồi, trụy lạc, như đồ trang sức, đồ trang điểm, giày cao gót... đều bị cấm.
Garrett viết: "Để an toàn thì đơn giản nhất nên mặc bộ đồ Mao."
Cuộc cách mạng
trong ngành may mặc
Tất cả mọi người,
đàn ông cũng như phụ nữ, đều ăn mặc theo lối càng kín đáo, càng vô giới và càng
tiện lợi cho việc lao động sản xuất thì càng tốt.
Nhất là với phụ nữ,
bộ đồ như thể hiện cuộc chiến 'cách mạng trường kỳ' của Mao - điều đó được
coi là quan trọng hơn hẳn so với những mối quan tâm tầm thường về diện mạo bên
ngoài.
Thời Cách mạng Văn
hóa, bộ đồ Mao là một trong số ít các mẫu quần áo được chấp nhận – nó cũng
là đồng phục của lực lượng Hồng vệ binh
Đó là "một bộ
đồ được may rất thiết thực cho việc đẩy mạnh công cuộc cách mạng," theo
Amy Barnes, tác giả của cuốn sách Museum Representation of Maoist China: From
Cultural Revolution to Commie Kitsch (Bảo tàng Đại diện cho Chủ nghĩa Mao Trung
Cộng: Từ Cách mạng Văn hóa đến Sự hào nhoáng bên ngoài của người cộng sản).
"Bộ đồ nhằm để
nói rằng tôi từ chối thói tư sản và những ý niệm phương Tây về vẻ đẹp và cách
ăn mặc thời trang. Nhằm thể hiện tính đồng nhất. Nhằm thể hiện sự phù hợp."
Bộ đồ Mao cũng được
cho là để nhằm xóa nhòa giai cấp.
Trên thực tế, những
cách cắt may khác nhau sẽ thể hiện vị thế của người mặc.
Trong thời đầu thập
niên 1950, lương bổng được thay thế bằng tem phiếu.
Giới công nhân viên
chức quèn phải may bộ đồ Mao bằng thứ vải xám gây ngứa ngáy, tầng lớp trung
lưu được dùng vải pha nilon, còn quan chức cao cấp thì mặc đồ vải len sang trọng.
Áo có nhiều túi hơn cũng cho thấy vị trí, đẳng cấp chính trị cao hơn của chủ nhân
bộ đồ.
Sau khi Mao qua đời
hồi 1976, tầm ảnh hưởng của bộ trang phục dần nhạt đi.
Việc mở cửa và cải
cách ở Trung Cộng tác động tới nhu cầu lựa chọn cho cuộc sống hàng ngày, từ
việc làm cho tới quần áo, trang phục.
Thế nhưng bộ trang
phục vẫn tạo ra sức tưởng tượng phong phú.
'Trung Cộng: Thông
qua lăng kính (China: Through the Looking Glass)' là một triển lãm mới đây mở
tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan ở New York.
Tại triển lãm này,
những tưởng tượng phong phú của phương Tây về Trung Cộng được thể hiện qua những
bộ trang phục.
Trong số những thứ
được trưng bày có bộ quần áo cải tiến từ mẫu trang phục Mao hay mặc.
Lãnh tụ TQ Đặng Tiểu
Bình (phải) cũng ưa dùng bộ đồ đại cán
Chiếc áo đại cán là
"biểu tượng đàn ông cuối cùng về Trung Cộng", người hướng dẫn trong
triển lãm, Andrew Bolton nói với tờ Washington Post. "Rốt cuộc thì không
mẫu quần áo nào khác thể hiện rõ rệt hơn về Trung Cộng cho phương Tây thấy."
Những hình ảnh về từng
đám đông khổng lồ các "Hồng vệ binh với Mao tuyển trong tay tiến tới một
tương lai to đẹp hơn, với mặt trời [mọc] phía sau" đã trở thành hình ảnh
mang tính biểu tượng, Harriet Evans, giáo sư ngành nghiên cứu văn hóa Trung Cộng
tại Đại học Westminster, nói.
Và bởi những hình ảnh
đó lan ra nước ngoài, kiểu đồ đại cán đã lan ra theo, xâm nhập vào trí tưởng
tượng phương Tây.
Những kẻ mộng mơ và
những tay gian ác
Ngày nay, không mấy
ai trong giới trẻ Trung Cộng mặc bộ đồ đại cán.
Thế nhưng người
phương Tây qua năm tháng lại dần cải tiến nó này thành thứ của mình.
Hồi thập niên
1960-70, khi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản còn đang trong thời sôi nổi,
các học giả tả khuynh thường thích mặc kiểu đô này nhằm tỏ rõ khuynh hướng
chính trị của mình.
Trước khi những nỗi
kinh hoàng ghê rợn của thời Mao được phơi bày, bộ trang phục như một ẩn ý nhắc
tới một xã hội không tưởng vô cùng lý tưởng, nơi mọi người đều bình đẳng như
nhau.
Trong một bộ phim
về chàng điệp viên James Bond, kẻ tàn ác, sa đọa Ernst Stavro Blofeld với tham
vọng thống trị thế giới đã xuất hiện trong chiếc áo vải kaki may kiểu cài cổ Trung
Cộng, dựa trên mẫu áo đại cán của Mao.
Chủ tịch Tập Cận
Bình của Trung Cộng thường chọn mặc bộ đồ Mao đã cách điệu khi xuất hiện
trong các dịp quan trọng.
Franz Oberhauser (do
Christoph Waltz thủ vai) cũng mặc thứ na ná thế trong phim Bond mới ra, phim
Spectre.
Trong cả hai phim,
bộ trang phục đều được mặc bởi kẻ xấu, nơi mà sức mạnh quyền lực rất dễ biến
thành một thứ lạm quyền.
Các nhà thiết kế thời
trang phương Tây cũng từng cho ra những thiết kế mô phỏng theo bộ đại cán.
Hồi 1999, John
Galliano đã thiết kế lại bộ trang phục Mao cho bộ sưu tập xuân - hè Dior của
mình, và ông chế giễu nguồn gốc vô sản của bộ đại cán bằng cách may bằng vải lụa
xanh sang trọng với nẹp viền sa-tanh đỏ.
Năm 1994, David
Tang, người sáng lập ra nhãn thời trang Shanghai Tang, đã cho ra những bộ
trang phục Mao cầu kỳ, ngọt ngào với chất lụa và nhung màu hồng, xanh.
Vải cứng, quyền lực
mềm
Dưới bất kỳ hình thức
nào, bộ trang phục Mao cũng đều thể hiện một sức mạnh mềm của giới lãnh đạo
Đảng Cộng sản Trung Cộng khi ra nước ngoài, và là niềm hãnh diện quốc gia khi
ở trong nước.
Đó là điều không thể
không nhận thấy.
Ông Tập Cận Bình
xuất hiện trong bộ đồ Mao cách điệu trong bữa quốc yến do Nữ Hoàng đãi tại
Điện Buckingham trong chuyến công du tới Anh hồi tháng 10/2015
Các thành viên cao cấp
nhất trong Đảng Cộng sản ngày nay đã quay trở lại với kiểu ăn mặc phương Tây,
thắt cà-vạt và giữ cho mái tóc luôn được nhuộm đen bóng.
Trong lúc đó, Chủ tịch
Tập Cận Bình là người ưa chọn phong cách khiêm tốn, lấy sự khiêm tốn làm dấu ấn
riêng của mình.
Theo tờ The New
Yorker, "quyết định quan trọng" này có ý nghĩa về sự tiết kiệm một
cách lành mạnh, rất quan trọng cho chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập đang
đi đầu.
Ông Tập hồi năm
ngoái khi dự bữa ăn tối với hoàng gia Hà Lan đã mặc bộ đại cán kiểu Mao màu
đen rất trang nhã, khiến cho tờ Trung Hoa Nhật báo nhiệt thành chạy dòng tít:
"Thời trang Trung Sơn đang trở lại".
Sự lựa chọn này, tờ
báo viết, cho thấy việc nhà lãnh đạo "tin vào văn hóa Trung Cộng".
Tháng Chín vừa rồi,
trong cuộc diễu binh lớn, ông Tập đã xuất hiện trong một bộ trang phục Mao
màu đen.
Điều đó đã ghi nhận
như một tín hiệu, theo Evans, về "quyền lực quốc gia, niềm kiêu hãnh dân
tộc, và tinh thần dân tộc".
Liệu các nhà thiết
kế thời trang phương Tây có tiếp tục được tạo cảm hứng từ bộ đồ Mao hay không
là điều còn phải chờ xem.
Nhưng tại Trung Cộng,
một quốc gia đến nay vẫn chưa chính thức lên án Mao và nơi Đảng Cộng sản vẫn
đang nắm quyền, thì bộ đồ đại cán sẽ không dễ gì biến mất trong ngày một ngày
hai.
Clarissa
Sebag-Montefiore
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.