Pages

Wednesday, December 23, 2015

Tranh Giáng Sinh của miền Nam Việt Nam

reasons real by end land
Nói đến mỹ thuật miền Nam Việt Nam trong giai đoạn trước 1975, chúng ta nhớ tới những tên tuổi như Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Nguyễn Siên, Văn Đen, Nguyễn Anh, Tú Duyên, Lưu Đình Khải, Đinh Cường, Tạ Tỵ, Nguyễn Phước, Trịnh Cung, Nguyên Khai..v..v.., Chúng ta cũng không nên quên nhắc đến một trong những mảng mỹ thuật đặc sắc miền Nam, đó là mảng mỹ thuật của Thiên Chúa Giáo mà người ta quen gọi là Công Giáo. Nhân kỷ niệm ngày Lễ Giáng Sinh, tôi xin giới thiệu cùng độc giả vài hoạ phẩm có nội dung liên quan đến ngày chào mừng Đấng Chirst mà người Việt mình hay gọi là Chúa Giê-su, ra đời.

image
Theo Wikipedia và các sách Phúc Âm, Chúa Giê-su là người Do Thái, sinh ra tại Belem, gần Jesusalem. Giê-su là con của Maria và Guise. Khi Giêsu sinh ra, các mục đồng được thiên sứ báo tin đã đến thờ lạy và mấy nhà thông thái (còn gọi là mấy nhà chiêm tinh hay mấy đạo sĩ, hoặc ba vua) từ phương Đông xa xôi, được dẫn dắt bởi một ngôi sao lạ, đã tìm đến để tôn thờ Giêsu. Hầu hết các tác phẩm hoạ, tạc hình Chúa Giê-su đều miêu tả ông là người da trắng, tóc và râu đều dài như nguyên gốc người Do Thái. Tuy nhiên, khi đạo Thiên Chúa Giáo truyền đi xa vào các quốc gia từ Âu sang Á, chân dung Chúa Giê-su, Maria và Guise, được các hoạ sĩ điạ phương đó “Dân tộc hoá”. 

image
Nghĩa là các nghệ sĩ cố tình mang những đặc điểm sắc thái văn hoá của điạ phương, xứ sở mình vào tranh, tượng tôn giáo. Để những hình ảnh các vị thánh linh gần gụi hơn với cư dân bản địa, họ vẽ tranh, nặn tượng, mô phỏng lại địa điểm, không gian, nhân vật, phục sức hay toàn bộ nội dung bức tranh, thuần theo phong cách địa phương.

Tỷ dụ bức tượng đấng Ki-tô (Giê-su) chịu tội đóng đinh ở Panama, Guatemala, và Peru được điêu khắc hay tạo tác có màu da đen. Hay bức tranh hoạ lại bữa ăn cuối của chúa Giê-su, “Tiệc ly”,  “The Last Supper” ở nhà thờ Cathedral tại Cusco, được các hoạ sĩ Peru, điểm thêm một khay lớn có hình con chuột lang nướng (The guinue roast) ngay chính giữa bàn tiệc. Chuột lang nướng là một đặc sản rất được ưa thích của người Peru.

image
Ở Việt Nam, ngoài những tranh và tượng miêu tả hình ảnh Chúa Giê-su theo nguyên gốc, một số hoạ sĩ cũng đã theo đuổi phong cách “Dân tộc hoá”. Trong Nam, trước năm 1975, hoạ sĩ đã vẽ tranh và bỏ cả đời mình cho nghệ thuật tranh Công Giáo phải kể là Nguyễn Anh. Họa sĩ Nguyễn Anh tên thật là Nguyễn Văn Anh, sinh năm 1914 tại Sài Gòn, tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, năm 1935. Ông  tu nghiệp tại trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris (Atelier Jean Dupas) trong khoảng thời gian từ 1947 đến 1950 và là giáo sư trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn từ 1962 đến 1967. Ông đảm nhiệm chức vụ giám đốc trường này năm 1967-1968 và đã có nhiều triển lãm trong nước cũng như quốc tế v.v…Ông đã dự buổi triển lãm Mỹ thuật tôn giáo tại La Mã năm 1950.

Trong bộ sưu tập tranh Công Giáo của cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp, có 4 bức tranh cùng chủ đề Giáng Sinh của hoạ sĩ Nguyễn Anh. Dưới đây là hai bức tôi tạm đặt tên là Giáng Sinh 1 và Giáng Sinh 2. 


image
Nguyễn Anh, bột màu
Phần lớn tranh ông thuộc thế giới sắc màu của phái Ấn Tượng nhưng trong bức này bố cục và nội dung lại ngiêng về nét đẹp tâm linh của thần thánh, mờ ảo của tưởng tượng. Nó mang vẻ đẹp của chủ nghĩa Tượng Trưng. Ông đã miêu tả hình ảnh người mẹ(Maria) ôm con(Giê-su) đầy thiết tha và mẫn cảm. Tư thế ngồi vòng cung của bà đã ôm trọn được đứa bé như một chở che, bảo bọc. Mẹ "Maria" trong tà áo dài và mớ tóc búi(của phụ nữ miền Nam) thả lỏng trông đằm thắm, dịu dàng biết bao nhiêu. Nét nhìn của bà xuống đứa con là đại dương của bao la và lòng hy sinh cao cả. Không gian chung quanh hai nhân vật chính là hoa, chim và thiên thần.

Những đốm trắng nở ra khi mờ khi tỏ trên nền đen tôn vinh hình ảnh hai mẹ con nổi bật với hai vầng hào quang rạng rỡ. Họa phẩm đã lột tả được góc tối sâu kín của tâm linh và cảm xúc. Nó không những là một tặng phẩm thiêng liêng, quý giá của ngày Chúa Giê Su chào đời mà còn gần gụi hơn với hình ảnh tình mẫu tử cao quý của nhân gian thường tục. Bức tranh quả đã đưa được phần dân tộc hoá thần thánh lên một bậc cao.

Phần lớn tranh ông thuộc thế giới sắc màu của phái Ấn Tượng nhưng trong bức này bố cục và nội dung lại ngiêng về nét đẹp tâm linh của thần thánh, mờ ảo của tưởng tượng. Nó mang vẻ đẹp của chủ nghĩa Tượng Trưng. Ông đã miêu tả hình ảnh người mẹ(Maria) ôm con(Giê-su) đầy thiết tha và mẫn cảm. Tư thế ngồi vòng cung của bà đã ôm trọn được đứa bé như một chở che, bảo bọc. Mẹ "Maria" trong tà áo dài và mớ tóc búi(của phụ nữ miền Nam) thả lỏng trông đằm thắm, dịu dàng biết bao nhiêu. Nét nhìn của bà xuống đứa con là đại dương của bao la và lòng hy sinh cao cả.

Không gian chung quanh hai nhân vật chính là hoa, chim và thiên thần. Những đốm trắng nở ra khi mờ khi tỏ trên nền đen tôn vinh hình ảnh hai mẹ con nổi bật với hai vầng hào quang rạng rỡ. Họa phẩm đã lột tả được góc tối sâu kín của tâm linh và cảm xúc. Nó không những là một tặng phẩm thiêng liêng, quý giá của ngày Chúa Giê Su chào đời mà còn gần gụi hơn với hình ảnh tình mẫu tử cao quý của nhân gian thường tục. Bức tranh quả đã đưa được phần dân tộc hoá thần thánh lên một bậc cao.

image
Nguyễn Anh, sơn dầu
Khung cảnh nơi Chúa Giê-su chào đời là khoảng đất trống giữa vườn cây cạnh một ngôi nhà tranh trong một đêm trăng của miền Nam nhiệt đới. Kỹ thuật dùng màu tương phản tạo ánh trăng soi rõ thân cây và hoa lá của ông, trông như những bụi cây ngày nay có giăng đèn Giáng Sinh vậy. Tất cả các nhân vật trong tranh cùng 3 nhân vật chính là Đức Cha, Đức Mẹ và Chúa Giê-su trên đầu có hào quang, đều trang phục quần và áo bà ba. Hai con trâu tề tựu bên cạnh là hình ảnh của một thôn quê Việt Nam đặc thù. Các thiên thần chơi sáo, đàn tranh và tỳ bà trong khoảng không gian vàng sáng của hào quang rạng chiếu. Một thiếu phụ đầu đội nón lá, quang gánh, đứng gần đấy tượng trưng cho thành phần dân nghèo của giai cấp cùng đinh trong xã hội. Xa xa là những cụm khoai môn mọc lưa thưa. Thật là một cảnh quang ban đêm của miền Nam hiền hoà và đầm ấm.

Hình ảnh thiêng liêng của đêm thánh cũng được hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí, là một người ngoại đạo, vẽ lại trong tác phẩm “Giáng Sinh”. Hiện hoạ phẩm này được lưu giữ tại Dòng Mai Khôi đường Tú Xương, Sài Gòn. Ban đầu bức tranh được đặt tại một nhà thờ của dòng Đa Minh ở Hà Nội. Năm 1954, nhà thờ chuyển vào Sài Gòn. Cùng thời kỳ đó, bức tranh của Nguyễn Gia Trí được mang qua Pháp, đến năm 1960 mới trở về với nhà thờ Mai Khôi. Lúc ở Sài Gòn, chính Nguyễn Gia Trí có qua sửa sang lại bức tranh này. Đây là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Gia Trí, và có thể xem là tuyệt tác hàng đầu của nghệ thuật Công giáo Việt Nam.

Nguyễn Gia Trí quê ở xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Năm 1936, ông tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương.Từ năm 1954, ông di cư vào Nam. Ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là "người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam". Ông Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi tiếng đi đầu trong việc tạo ra một khuynh hướng nghệ thuật mới cho Việt Nam, với những đường nét vẽ thanh lịch và những tư tưởng mới về nghệ thuật sơn mài. Ông phối hợp lối in khắc với những phương thức sơn mài mới, đồng thời áp dụng các nguyên tắc cấu trúc tranh vẽ phương Tây, để tạo những bức họa hiện đại mang đầy tính chất dân tộc. Những tác phẩm của ông có thể tìm thấy trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố HCM

image
"Giáng Sinh"- Nguyễn Gia Trí, sơn mài, 1,3m X 2,37m (1941)

Giống các bức tranh thờ bộ ba khác của Tây Phương, bức “Giáng Sinh” gồm ba bức sơn mài ghép lại. Hàng chữ La Tinh“Hodie pax vera de coelo descendit” trên đầu bức giữa nổi bật lên, tạo cho bức tranh một vẻ vừa Âu vừa Á. Nó có nghĩa là “Hôm nay hòa bình chân thật đã từ trời ngự xuống”. Hoạ phẩm có màu sắc rất đẹp nhưng thật tiếc, khi chụp hình, các màu vàng, son bị mờ đi. Hiện tranh đang trong tình trạng bị hư hỏng.

Bên góc trái bức tranh, ba thiên thần có cánh, mặc áo dài cầm sáo, đàn, đạp mây mà tớ,i tạo cho bức tranh một vẻ sinh động, nhưng lại có vẻ phiêu hốt như các tiên cô trong tranh cổ xưa phương Đông. Mây được vẽ theo motif mây của tranh Tàu, Nhật xưa. Tại trung tâm bức tranh, Thánh Cha Guise và Đức Mẹ Maria phục sức áo dài, đội khăn, quỳ lạy trông hệt như những tín đồ công giáo người Bắc nghèo khổ chúng ta thường thấy trong các thánh đường Công Giáo ngoài Bắc. Bên cạnh đó là một con trâu trắng. Tôi thắc mắc, tại sao lại là trâu trắng mà không phải trâu đen?.

Chắc có lẽ theo phong tục, lệ làng ngày xưa, trâu trắng thường được dùng để hiến tế trong các dịp cúng lễ thiêng liêng nên họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã vẽ trâu trắng thay vì trâu đen thường thấy. Hình ảnh ba người cùng khổ xuất hiện bên tay phải của bức thứ ba là một hình ảnh khác biệt trong bức hoạ đêm Giáng Sinh này của ông. Thay vì ba vua, thì ba nhân vật tượng trưng cho ba trạng thái tinh thần của chúng sinh được ông thế vào như một sáng tạo đầy ý nghĩa. Người đội khăn đang quỳ chắp tay hướng về Chúa Hài Đồng là người có niềm tin tôn giáo. Người nhìn thẳng ra ngoài với khuôn mặt vô cảm chính là kẻ bàng quang và người đang gối đầu ngủ say tức là người đang chìm đắm trong u mê chưa tỉnh. Tất cả tượng trưng cho nếp sống tinh thần của nhân loại.

Họa sĩ Tú Duyên tên thật là Nguyễn Văn Duyến, sinh năm 1915 tại làng cổ Bát Tràng, Bắc Ninh. Ông từng theo học Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (năm 1935). Năm 1939 gia đình ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống. HS Tú Duyên cộng tác minh họa cho nhiều báo Sài Gòn. Năm 1942 ông khai sinh kỹ thuật Thủ Ấn Họa độc đáo có một không hai của Việt Nam (Thủ Ấn Họa của HS Tú Duyên là dùng ngón tay, lòng bàn tay, cạnh tay… vẽ trực tiếp trên lụa). Sáng tác của HS Tú Duyên phần lớn là tranh mộc bản trên lụa, nội dung chủ yếu dựa trên cảm hứng tranh Đông Hồ, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, và kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam. Ông từng giảng dạy tại Trường Mỹ thuật Gia Định. Hiện Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đang giữ bộ sưu tập 9 tranh thủ ấn họa trên lụa và 52 bản khắc gỗ của HS Tú Duyên.

image
Đêm Thánh vô cùng-Tú Duyên, tranh lụa (1968)
Khác với bố cục của các bức tranh tả cảnh đêm Giáng Sinh khác, trong khung hình chữ nhật của bức tranh này, các nhân vật được dàn trải ra dầy đặc tựa như một bức tranh Đông Hồ “Đám cưới chuột” ngày xưa. Đức mẹ Maria mang dáng vẻ và trang phục áo tứ thân, vấn tóc, choàng khăn của người phụ nữ miền Bắc. Đức cha Guise lại giống một ông lão, tóc búi, râu chòm, dài lê thê.

Các hình ảnh thiên thần, người dân cùng mục đồng thổi sáo bên trâu bò đã lộ ra vẻ mộc mạc chân chất của đồng quê miền Bắc. Kể cả 3 vua với hào quang cũng là 3 ông lão với áo dài khăn đống, dâng nến, dâng quà. Xa xa là nhánh tre trúc, một thứ cây mọc khắp nơi ở đất nước Việt Nam. Theo tôi,  “Đêm Thánh vô cùng” của Tú Duyên có một nét tưng bừng rực rỡ của đêm nhộn nhịp lễ hội hơn là một đêm an lành, sâu thẳm.

Sau năm 1975, một hoạ sĩ có chân trong nhóm Hội Hoạ Sĩ Trẻ (1966) của miền Nam là họa sĩ Nguyễn Phước đã có vài hoạ phẩm công giáo được cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp sưu tập.

Hoạ sĩ Nguyễn Phước sinh năm 1943 tại Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định và Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật, Sài Gòn. Ông đã có nhiều buổi triển lãm trong nước cũng như quốc tế.

image
Hiển linh-Nguyễn Phước, sơn dầu(1988)
Màu sắc bức tranh nhuốm vẻ hoàng hôn của một buổi chiều sắp bước vào đêm, tiết lộ thời gian của bức tranh. Có lẽ vì yêu màu mạnh của lửa, mặt trời, nên sắc đỏ dù có lợt đi, bức “Hiển Linh” của ông vẫn bàng bạc những mảng màu nâu, cam, đỏ huyền bí của một ráng chiều sắp tắt. Màu áo dài xanh của Đức Mẹ Maria dịu dàng dưới vòng hào quang nâu nhạt trên vầng tóc búi đen, làm nổi bật điểm trung tâm của bức họa.

Chiếc lu nước cạnh chõng tre bên căn chòi tranh cùng em bé mục đồng thổi sáo đã cân bằng vòng xoay bố cục các nhân vật của bức tranh. Ba vua trang phục rất đẹp dâng kính trà và châu báu. Xa xa hình bóng đen nhạt của hai bà cháu và con trâu trong tư thế đang đi tới làm bức tranh sống động hẳn lên. Bối cảnh bụi khoai, bụi chuối, hoa, lá, đây đó mang về cho hoạ phẩm một sự sống của thiên nhiên. Tôi thích nhất màu sắc hài hoà, dịu nhẹ, êm ả của bức tranh chiều này.

Chúng ta đã thấy được những nét đẹp của các bức tranh Giáng Sinh thuần văn hoá Á Đông đặc trưng của miền Nam Việt Nam ngày trước. Những hoạ phẩm này là các tác phẩm chọn lọc và tiêu biểu cho một phần diện mạo văn hoá đa tôn giáo của mỹ thuật miền Nam Việt Nam đang bị bỏ quên ở trong nước. Tất cả đều nằm trong bộ sưu tập nghệ thuật của cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp mà ít ai biết đến. Với một lòng yêu mê nghệ thuật, tôi mong mỏi sự giới thiệu vài bức tranh tiêu biểu quí hiếm của nghệ thuật Công Giáo miền Nam đến các bạn đọc như một món quà Giáng Sinh đặc biệt năm nay. Chúc các bạn một Giáng Sinh an lành, đầy ơn phước.

(trích một phần trong bài Tranh Giáng Sinh của miền Nam Việt Nam của Trịnh Thanh Thủy trong Thế giới nghệ sĩ số 45)



Trịnh Thanh Thủy


Tài liệu tham khảo
Wikipedia cho phần tiểu sử các hoạ sĩ
Về bộ sưu tập nghệ thuật của cố linh mục Đa Minh Trần Thái Hiệp của Nguyên Hưng

page noel

Vấn nạn không nhà
Nước Nga vẫn còn là đại cường?
Như thế nào là vẻ đẹp hoàn mỹ?
Ở những nơi ăn thịt chuột
Hà Nội: Văn hóa côn đồ
Vì sao dự luật về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam b...
Nhạc Việt Khang: ‘Anh’ và ‘Tôi’ và quê hương
Việt Khang: Sức mạnh một bài hát, một bản án
Ngư dân TC phá san hô ở Biển Đông
Tới miền đất cô liêu nhất thế giới
Vấn đề dạy môn Lịch sử ở Việt Nam
Mê súng đạn là vấn nạn của nước Mỹ
Kỹ thuật chụp ảnh cho web
Mì chính có độc hại như người ta tưởng?
Tại sao con người lại hôn nhau?
Trung Cộng: Ván bài lật ngửa
Cựu CEO Saigon National Bank ở Westminster bị bắt
Xứ Đài, bến đục hay trong?
R.I.P: Teresa Nguyễn Thanh Tín
Những kỳ quan cổ đại ít người biết

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.