Pages

Wednesday, August 31, 2016

Họ đã làm được gì cho đất nước?

image
Phát biểu tại cuộc họp báo đầu tiên sau khi được bầu làm chủ tịch Quốc hội khoá 14 vào ngày 23 tháng 7, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một mặt, ca tụng các thành tựu của đảng Cộng sản Việt Nam, mặt khác, phê phán các tổ chức xã hội dân sự và những người thường xuyên phản biện lại các chính sách của đảng và nhà nước. Bà nói:

“Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình.”

image
Phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân rất giống với các luận điệu thường nghe của các dư luận viên của đảng. Trên các mạng lưới truyền thông xã hội, đặc biệt facebook, để chống chế lại những sự phê phán đối với các chính sách sai lầm cũng như những việc làm sai trái của giới lãnh đạo Việt Nam, các dư luận viên cũng thường nói: Các người chỉ biết nói suông chứ đã thực sự làm được điều gì cho đất nước?

Sự giống nhau trong các lời phát biểu trên cho thấy hai điều: Một, đó là quan điểm chung của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay; và hai, quan điểm ấy chỉ là một sự nguỵ biện vừa sai lầm vừa hời hợt. Sai lầm một cách hời hợt.

stupid brain dumb the wiz the wiz live
Trong một chế độ dân chủ, khi người dân được quyền tự do phản biện và hành động, người ta có thể khuyên, giống như lời khuyên của Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trước đây, 

submission politics 1960s jfk presidential debate
“đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn mà hãy tự hỏi bạn đã làm được gì cho đất nước”. 

Nhưng dưới một chế độ độc tài thì khác. Ở Việt Nam hiện nay, việc hình thành các tổ chức xã hội dân sự bị cấm đoán. Một số tổ chức xã hội dân sự được ra đời một cách tự phát thì bị ngăn chặn mọi hoạt động, ngay cả những hoạt động được thừa nhận trong hiến pháp: biểu tình, dù là biểu tình với một lý do hoàn toàn chính đáng là chống lại các việc gây hấn ngang ngược của Trung Cộng. Xuống đường biểu tình: bị bắt. Thậm chí chỉ lên tiếng phản biện lại chính phủ cũng bị trù dập.

image

Trong hoàn cảnh như thế, hỏi những người yêu nước đã làm được gì cho đất nước cũng giống như việc trói chân trói tay một người rồi trách mắng là họ không làm được điều gì cả.

Trong lúc chính quyền Việt Nam tìm mọi cách để phủ nhận ý nghĩa của các tổ chức xã hội dân sự, hầu hết các nhà nghiên cứu về chính trị học trên thế giới đều cho xã hội dân sự là một trong những nền tảng chính của dân chủ. Với họ, xã hội dân sự còn quan trọng hơn cả thể chế.

Có nhiều nước có thể chế dân chủ, nghĩa là có bầu cử tự do và có tam quyền phân lập nhưng vẫn không có dân chủ hoặc nếu có, tính chất dân chủ ấy cũng rất bấp bênh. Kinh nghiệm tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi sau cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập vào năm 2011 là ví dụ. Sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, dân chúng được tự do bầu cử, nhưng các chính phủ mới được dựng lên từ các cuộc bầu cử ấy không hẳn là dân chủ thật.

image
Lý do? Có nhiều, nhưng lý do quan trọng nhất là ở đó chưa có các tổ chức xã hội dân sự, hoặc có, chỉ có một cách èo uột. Sự khác nhau trong tiến trình dân chủ hoá tại các quốc gia Đông Âu sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ cũng vậy: ở đâu xã hội dân sự mạnh, ở đó dân chủ được xây dựng vững chắc, ngược lại, ở đâu xã hội dân sự còn manh nha và rời rạc, ở đó, nguy cơ quay lại độc tài rất cao.

Được hiểu là một tập hợp tự nguyện của một số công dân nhắm đến việc phục vụ cho một lý tưởng chung, xã hội dân sự có tác dụng củng cố ba đặc điểm vốn được xem là nền tảng của mọi tiến trình dân chủ hoá: ý thức về quyền của mỗi cá nhân; ý thức về trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể; và ý thức về sự hợp tác giữa các cá nhân với nhau vì một mục đích chung của cả tập thể. Không thể có dân chủ nếu không có ba loại ý thức ấy.

image
May, mặc dù bị chính phủ cấm đoán, các tổ chức xã hội dân sự đang dần dần hình thành tại Việt Nam. Họ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình với những mục tiêu khác nhau tại Việt Nam, từ việc chống Trung Cộng đến việc bảo vệ cây xanh tại Hà Nội cũng như việc yêu cầu sự minh bạch trong vấn đề môi trường ở miền Trung. Tuy nhiên, việc làm đáng kể nhất của họ, cho đến nay, là lên tiếng phản biện lại các chính sách của nhà cầm quyền. Trên các mạng lưới truyền thông xã hội, nhiều người trong họ không ngừng phát hiện những sai trái trong phát biểu cũng như hành động của chính phủ.

10 phát ngôn cà chớn nhất Việt Nam CS
Lãnh đạo đảng phát ngôn đần độn

Những sự phản biện của họ có hiệu quả hay không?

Tôi nghĩ là có.

Trước đây, mỗi lần nhắc đến hiện tượng ngư dân Việt Nam bị các tàu hải giám của Trung Cộng đâm chìm hay cướp bóc, truyền thông Việt Nam chỉ dám dùng chữ “tàu lạ”. Chữ “tàu lạ” ấy bị mỉa mai và phê phán gay gắt chủ yếu trên các mạng lưới truyền thông xã hội vốn được xem là thuộc “lề trái”. Sự mỉa mai và phê phán ấy khiến nhà cầm quyền chột dạ. Gần đây, mỗi lần nhắc đến các sự cố tương tự, báo chí chính thống đều nhất loạt gọi đích danh Trung Cộng. Sự thay đổi ấy sẽ không thể có nếu không có sự đóng góp của những người phản biện.

image
Mới đây, vào ngày 8 tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn tuỳ tùng ghé thăm khu Phố cổ Hội An. Chuyến viếng thăm sẽ không có điều gì đáng nói nếu đoàn xe hơi của phái đoàn do ông dẫn đầu không chạy vào con đường đi bộ dành cho du khách. Không có tờ báo chính thống nào ở Việt Nam đề cập đến chi tiết ấy. Nhưng nó không thoát khỏi mắt của dân chúng. Nhiều người chụp hình đoàn xe và đưa lên facebook.

image
Các bức hình ấy được phát tán nhanh chóng và thu hút sự chú ý của quần chúng, làm rộ lên những sự phê phán gay gắt đối với việc lộng quyền của thủ tướng. Cuối cùng, chưa tới mười ngày sau, trong cuộc hội nghị về công tác cải cách hành chính, ông Nguyễn Xuân Phúc công khai xin lỗi; sau đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng công khai xin lỗi về việc để đoàn xe của thủ tướng đi vào khu phố cổ.

image
Những lời xin lỗi ấy không thể có nếu không có những sự phê phán của quần chúng trên các phương tiện truyền thông xã hội.

image
Nhìn từ góc độ ấy, những người “chỉ biết nói”, theo lời của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đã có đóng góp, dù nhỏ, vào tiến trình dân chủ hóa cũng như việc xây dựng đất nước. Chính họ, chứ không phải ai khác, là những kẻ gieo mầm dân chủ cho Việt Nam.



Nguyễn Hưng Quốc

real housewives stupid real housewives of orange county rhoc vicki gunvalson

3000 từ tiếng Anh bằng thơ lục bát
Một số thuật ngữ phi hành đoàn nói lóng trên máy b...
Làm sao ngủ ít mà vẫn làm xong việc?
Ông chủ Facebook tặng quà Đức Giáo Hoàng
Hướng dẫn dùng tiếng nói để đánh máy
Những hình ảnh đánh lừa thị giác
Boba gây béo phì và tiểu đường?
Văng tục nhiều giúp dễ thăng chức?
Phép lạ vĩ đại không ai có thể chối cãi
Bức hình Ðức Mẹ Guadalupe, một thách đố đối với kh...
Senior Discounts
Bàn về hai chữ ‘sống hèn’
Giáo phận Vinh biểu tình đòi ‘Formosa cút khỏi Việ...
Máy lọc nước Reverse Osmosis
Làm sao xong bài thi nhập quốc tịch Mỹ?
Tin Công Giáo thế giới
Sữa người rất giống sữa ngựa vằn?
Đài truyền hình PTS vừa công chiếu một video phóng...
Xâm nhập thế giới mại dâm ở Sài Gòn
Những món ăn 'ghê rợn' trên thế giới

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.