Những bức ảnh có sức sống nhất thường vượt khỏi khung hình và đi vào trí tưởng tượng của chúng ta.
Đó là sức mạnh của bức ảnh chụp một người lính của lực lượng Quân đội Syria Tự do đang đứng gác khi lệnh ngừng bắn quan trọng đầu tiên trong năm năm bắt đầu có hiệu lực.
Cảm xúc mãnh liệt từ bức tranh có được là nhờ vào ảo ảnh không gian ba chiều, khiến người xem tưởng rằng người lính đó đang sắp sửa bước xuyên qua ống kính màn ảnh để đi vào tâm trí họ.
Sự đánh lừa thị giác tinh tế này cũng tương tự như một mẹo quang học được một hoạ sẽ chuyên vẽ tranh minh họa ở xứ Catalan vào thế kỷ 19 sử dụng.
Những nhân vật trong tranh của ông – cũng như người phiến quân được đề cập ở trên – dường như mãi mãi trong tư thế sắp sửa bước qua ngưỡng cửa giữa hai thế giới.
Kết nối giữa hai thế giới
Một trong số những thách thức mà các phóng viên ảnh phải đối mặt là làm sao kết nối sự cách biệt về địa lý và văn hóa vốn chia cắt đối tượng được khắc họa với khán giả cách xa nửa vòng Trái Đất.
Góc nhìn của Ammar El Bushy, nhiếp ảnh gia đã chụp tấm ảnh của người phiến quân chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad này, đã tận dụng một hốc có vị trí hoàn hảo ở lối vào của một đường hầm mà trong đó người lính cúi mình nhìn giống như là đang đi thẳng về hướng máy chụp hình.
Cái hốc trên bức tường đổ nát của một tòa nhà bị ném bom tan tác uốn cong xung quanh hình dáng cái đầu của người lính.
Nó tạo ra một ảo giác khiến ta không thể xác định được rõ là liệu người phiến quân đang đứng ở phía trước hay phía sau phía sau chỗ mở đi vào đường hầm.
Kết quả là một tấm ảnh phá vỡ biên giới giữa những thống khổ của một cuộc chiến đang diễn ra ác liệt ở một nơi xa xôi nào đó không thể hình dung ra và võng mạc của người xem tranh.
Đánh lừa thị giác
Việc nghệ thuật nhiếp ảnh có thể vượt qua ranh giới của thị giác đã định vị nhiếp ảnh trong một truyền thống đánh lừa thẩm mỹ vốn có từ thời Hy Lạp cổ đại và một kỹ thuật mà ngày nay người ta gọi bằng cụm từ tiếng Pháp là trompe-l'œil (tức đánh lừa thị giác).
Escaping Criticism
Các bức ảnh của El Bushy đặc biệt khiến chúng ta nhớ lại tác phẩm của Pere Borrell del Caso, một họa sĩ hiện thực tiên phong trong thế kỷ 19 ở thị trấn Puigcerdà thuộc xứ Catalan.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có tên là Escaping Criticism (tức ‘Thoát khỏi sự Chỉ trích’) vào năm 1874.
Bức tranh khắc họa một cậu bé đang leo lên giữa chừng giống như đang tìm cách lẻn qua khung tranh – đôi mắt của nhân vật mở to ra vẻ kinh ngạc vì lần đầu tiên được nhìn thấy thế giới thực.
Trong bối cảnh sự xuất hiện của bức ảnh về cuộc chiến điêu tàn ở Syria, bức họa đầy mê hoặc của Borrell đưa vào sắc thái của hy vọng hão huyền rằng lệnh ngừng bắn mà phiến quân Syria đang thử bước vào không gì khác hơn là một ảo ảnh tàn nhẫn.
Kelly Grovier
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.