Những bọt khí tạo ra
trong trong bụng được hấp thụ trong máu và được thải ra theo đường hơi thở.
Khí hơi ở trong ruột
không phải chỉ là một điều làm ta bối rối, nó có thể là một dấu hiệu quan trọng
của sức khỏe.
Tôi không thích nói
điều này, nhưng các bác sĩ lại trăn trở về vấn đề đầy hơi. Vào lúc này họ hiểu
biết rất ít lý do tạo ra bọt khí hơi trong ruột.
“Thứ hơi ra khỏi hậu
môn chỉ cho chúng ta biết về đoạn 20 cm cuối cùng của ruột,” Peter Gibson ở Đại
học Monash, bang Victoria, Úc, nói.
Gibson muốn biết cái
gì xảy ra ở 130cm trước đó của đường tiêu hóa để dẫn đến tiếng nổ cuối cùng đó.
Quá trình tiêu hóa
phụ thuộc vào những tương tác tinh tế giữa gene, chế độ ăn, sự chuyển hóa và vô
vàn vi sinh vật sống trong cơ thể chúng ta mà mỗi loại để lại những sản phẩm phụ
khí hơi.
Do vậy, một sự thay
đổi khá lớn trong thành phần trung tiện (rắm) có thể là dấu hiệu của các bệnh
quan trọng ảnh hưởng đến bộ phận nào đó trong quá trình này.
“Chúng ta hiện chỉ
biết ít và cục bộ vấn đề này nhưng rất khó để biết bản chất vấn đề,”
Gibson
nói. Nhằm mục đích trên, đội ngũ của ông đang tìm cách thăm dò dọc theo đường
ruột, đo khí hơi ở từng giai đoạn tiêu hóa.
Cho đến nay điều ít ỏi
quý giá chúng ta biết là sự đầy hơi là một chủ đề phong phú để nghiên cứu.
Thí dụ như việc tạo
ra quá nhiều khí hydro và mê-tan có thể là do đường ruột đã có vấn đề trong hấp
thụ hydrat các-bon và cho phép tinh bột và đường lên men trong ruột.
Quá nhiều khí mê-tan
cũng có thể làm gián đoạn sự dịch chuyển của ruột và đó có thể là nguyên nhân
gây táo bón với người có hội chứng ruột mẫn cảm.
Đáng tiếc là chúng
ta không rõ khí mê-tan đã phát ra ở đúng chỗ nào. “Theo lý thuyết thì nó được sản
sinh ở phần cuối của ruột già, nhưng chúng ta không biết cụ thể,” Gibson nói.
Sulfit hydro là hóa
chất làm cho trung tiện của chúng ta có mùi đầy đủ của trứng thối.
Ngoài sự khó chịu nó
có thể gây ra ở nơi hẹp thì với mức độ cao và thường xuyên của khí hơi là dấu
hiệu của màng ruột bị hư tổn, bệnh viêm ruột hoặc thậm chí ung thư trực tràng.
“Đó là một thí dụ của
việc khí hơi có thể mang vô cùng nhiều thông tin,” Gibson nói. Cho đến nay, kỹ
thuật đo mức đầy hơi có phần nào không trực tiếp.
Điều lạ là phương
pháp lựa chọn thông dụng nhất đến nay là thử hơi thở miệng. Do một số khí hơi bị
máu hấp thụ rồi thải ra vào phổi nên có thể tìm thấy dấu hiệu của việc đầy hơi
qua hơi thở đường miệng.
Sự đầy hơi là một vấn
đề y tế nghiêm trọng, không phải để mang ra ngửi
Không may là điều
này không cho ta biết là khí hơi đã bắt nguồn từ đâu.
Dù thế nào, số đo được
có thể bị sai lệch bởi những yếu tố của mùi cơ thể, như khí hơi tạo ra bởi vi
khuẩn kẽ răng.
Một cách lựa chọn nữa
là làm lên men mẫu phân, khí hơi tạo ra sẽ giống sự đầy hơi của chúng ta, tuy
nhiên nó không thể cho biết sự trục trặc xẩy ra ở giai đoạn đầu của việc tiêu
hóa.
Đội ngũ của Gibson
nghĩ rằng họ đã tìm ra lời giải bằng cách dùng một cảm biến rất nhỏ có thể nuốt
như một viên thuốc nhộng.
Khi nó đi qua cơ thể,
con nhộng sẽ lấy mẫu theo quãng cách đều đặn và tiếp sóng tới máy tính bảng; Nó
cũng sẽ đo các thông số như nhiệt độ xung quanh và độ chua là thông tin sau này
cho biết vị trí của nó trong đường ruột.
Điều này là đặc biệt
quan trọng vào cuối chuyến chu du của nó.
“Bạn muốn biết nó đã
được thải ra ngoài chưa, nhưng bạn sẽ không biết bởi vì nó lẫn trong phân,”
Gibson nói.
Tuy nhiên cảm biến
nhiệt độ sẽ thông báo tức thời. “Khi nhiệt độ giảm là lúc nó đã ra ngoài rồi.”
Bằng cách này, một
bác sĩ có thể thu thập những số liệu theo thời gian thực tế ở từng giai đoạn của
chuyến đi của con nhộng. Cho đến nay, đội ngũ nghiên cứu đã thử nghiệm một
nguyên mẫu với một vài con lợn và hy vọng sẽ thử với người trong vài tháng tới.
Một khi cảm biến thể
hiện là an toàn và hiệu quả thì ông sẽ lập kế hoạch làm một bộ dữ liệu thống kê
các khí hơi tương ứng với các bệnh khác nhau và lối sống khác nhau. Căn cứ vào
đây ta có thể thấy những tác động trực tiếp của các cách điều trị khác nhau đối
với một số bệnh liên quan.
Vì khí mê-tan được
cho là có liên quan đến táo bón nên Gibson hy vọng biết được nó tạo ra ở đâu và
khi nào.
“Điều chúng ta muốn
là làm giảm việc sinh ra mê-tan (như thay đổi chế độ ăn hoặc dùng thuốc giảm
táo bón), đây là vấn đề lớn trên thế giới,” ông nói. “Nhưng chúng ta không thể
biết được chừng nào chúng ta đo được nó.”
Gibson chắc chắn
không thể bị chê trách vì sự hăng say trong chủ đề này. “Việc này rất lý thú,
càng đi sâu ta lại càng thấy tiềm năng của nó,” ông nói. Hãy hy vọng rằng thử
nghiệm của ông cho ra được kết quả mong muốn, và sự phấn chấn không phải hóa ra
chỉ là một ít hơi ấm.
David Robson
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.