Tất cả động vật có
vú đều tiết ra sữa để nuôi con non. Thành phần trong sữa lệ thuộc vào tất cả những
yếu tố, từ nhiệt độ khí hậu cho đến thời gian con non cần bú.
Sữa mẹ của con người,
hoá ra lại có rất nhiều điểm chung với một trong những loài hoang dã nhất ở
Châu Phi.
Chín trong mười cốc
sữa tươi được sản xuất ra trên thế giới đến từ nguồn gia súc nuôi.
Cốc còn lại có nguồn
gốc chủ yếu từ sữa dê, trâu, cừu và lạc đà.
Ít phổ biến hơn, con
người cũng sử dụng sữa từ động vật móng guốc thuần chủng và bán thuần chủng,
như lạc đà Nam Mỹ, nai sừng tấm, lạc đà không bướu, bò xạ hương và bò yak tây tạng.
Tổng cộng, ngành sữa
toàn cầu sản xuất ra khoảng 700 triệu tấn sữa mỗi năm.
Nhưng tất nhiên, còn
có sữa của một loài khác không được liệt kê vào danh sách: sữa của chính con
người.
Theo báo cáo từ
Trung tâm Quốc gia Chống Bệnh mãn tính và Chăm sóc Sức khoẻ (CDC), ít nhất khoảng
3/4 các bậc phụ huynh ở Mỹ trong năm 2013 đã cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
Sữa mẹ đem lại rất
nhiều lợi ích khác nhau, và một trong những chức năng căn bản nhất là nhằm cung
cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết để trẻ sơ sinh phát triển.
Nhưng nếu nhìn từ
góc độ dinh dưỡng thì trong sữa mẹ thực sự có gì?
Sữa mẹ có điểm gì
chung so với sữa bò được sản xuất hàng loạt?
Và sữa của loài động
vật nào có thành phần gần với sữa của người nhất?
Đầy chất béo
Tất cả động vật có
vú đều có khả năng sinh ra sữa, từ động vật có vú đẻ trứng như thú mỏ vịt, đến
các con thú có túi như chuột túi hay chuột túi wallaby, cho đến những loài phổ
biến hơn như thỏ, hổ, hà mã, khỉ và cá heo.
Sữa của hải cẩu đội
mũ có đến 61% là chất béo, và đây là một trong những loại sữa giàu dinh dưỡng
nhất trong tự nhiên.
Nhưng vì mỗi loài lại
có nhu cầu khác nhau và sống trong những môi trường khác nhau, nên sữa của
chúng cũng rất khác nhau.
Hầu hết các loại sữa
có cùng các chất thành phần, nhưng với hàm lượng khác nhau.
Chẳng hạn, loài hải
cẩu đội mũ thường sống trong vùng nước lạnh buốt của Bắc Đại Tây Dương.
Sau khi được sinh
ra, cơ thể hải cẩu non cần phải có ngay một lớp mỡ dày ấm áp để sống sót trong
điều kiện khắc nghiệt khi nó phải tập bơi và săn mồi.
Điều này lý giải
nguyên nhân vì sao sữa hải cẩu đội mũ chứa khoảng 61% chất béo, chỉ có 5%
protein và 1% đường.
Hải cẩu sinh con
trên những nền băng không ổn định để tránh nguy cơ bị gấu Bắc Cực ăn thịt, cho
nên chúng có một chu kỳ rất ngắn để sinh nở và cho con bú.
Trong thời gian chỉ
khoảng bốn ngày, hải cẩu mẹ phải truyền được tới 7kg sữa béo cho con non mỗi
ngày.
Ngược lại, động vật
ăn cỏ trên cạn thông thường không bị áp lực phải cung cấp cho con non nhiều
năng lượng trong thời gian ngắn như vậy.
Thay vào đó, những
con mẹ chăm sóc con non trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, và cũng cung cấp cho
con lượng dinh dưỡng tương tự nhưng theo liều lượng ít hơn.
Chúng cho con non bú
theo nhu cầu của con.
Có lẽ điều này giải
thích được vì sao sữa của hà mã đen chỉ chứa 0,2% chất béo, và vì sao trong sữa
của khỉ đột chỉ có 1,5% là chất béo.
Sữa mẹ giống ngựa vằn
Sữa của người có
thành phần nằm ở khoảng giữa hai loại cực đoan trên, và cũng giống mọi loài
khác, thành phần sữa cho thấy sự đánh đổi giữa nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và nhu
cầu dinh dưỡng của con, tương ứng với quá trình tiến hoá mà loài người trải
qua.
Sữa ngựa vằn có
thành phần và tỷ lệ khá giống với sữa mẹ của người
Trẻ sơ sinh cần được
chăm sóc trong thời gian rất dài sau khi ra đời.
Thời gian này cho
phép mẹ có thể sinh ra nhiều sữa loãng, nhiều nước.
Nếu sữa mẹ có quá
nhiều năng lượng như sữa của hải cẩu đội mũ, người mẹ sẽ không còn đủ năng lượng
để chơi đùa với đứa trẻ quanh nhà.
Vì thế sữa mẹ chỉ có
4% chất béo, 1,3% protein và 7,2% đường lactose. Khoảng 90% còn lại trong thành
phần sữa mẹ chỉ là nước.
Nhà nhân chủng học
Katie Hinde và Launren Milligan giải thích, hoá ra loài ngựa vằn đồng bằng cũng
có loại sữa với thành phần tương tự như sữa của người, với 2,2% chất béo, 1,6%
protein, 7% đường lactose và 89% nước.
Sữa mẹ và sữa ngựa vằn
đều có chung tính chất là nhiều nước và ít năng lượng, và phần lớn năng lượng đến
từ đường lactose hơn là chất béo.
Ngoài ra, loài người
Homo Sapien đã tách ra từ loài ngựa vằn khoảng 95 triệu năm trước trong quá
trình tiến hoá.
Quá trình tiến hoá
có vẻ đã khiến cho loài người có sữa loãng vì sự phát triển rất chậm của trẻ
sơ sinh.
Thế còn ngựa vằn tiến
hoá trong điều kiện môi trường khô và nóng.
Thông qua việc cung
cấp thêm nước cho con non, ngựa vằn mẹ giúp con tận dụng được việc làm mát
thông qua việc toát mồ hôi.
Sữa của chúng ta có
thành phần dinh dưỡng khá giống sữa ngựa vằn, nhưng là kết quả bởi hàng loạt những
thách thức sinh tồn rất khác mà loài người phải đương đầu trong quá trình tiến
hóa, nếu so với ngựa vằn.
Thời gian bú
Để hiểu toàn diện
hơn về sự tiến hoá của sữa, nhà sinh học Amy L Skibiel từ Đại học Auburn đã tập
hợp dữ liệu về thành phần sữa của 130 loài thú có vú khác nhau.
Bà phát hiện ra những
loài có quan hệ thân cận thường có thành phần sữa giống nhau hơn những loài
khác xa nhau, mặc dù con người và ngựa vằn có rất ít điểm giống nhau.
Theo tiến hoá sinh học,
cách dự đoán về thành phần sữa gần đúng nhất là dựa vào thời gian loài đó cần để
cho con bú.
Động vật một cung
bên được cho là loài động vật đầu tiên từ 160 triệu năm trước đã có sữa
Hải cẩu đội mũ cho
con bú chỉ trong bốn ngày, điều đó có nghĩa chúng cần sữa có thật nhiều năng lượng,
trong khi cá heo xám cho con bú đến 18 tháng.
Cùng với đó là chế độ
ăn: động vật có vú ăn thịt như hổ có nhiều chất béo và protein trong sữa hơn,
so với những loài có vú ăn cỏ như hươu cao cổ hay linh dương.
Dĩ nhiên điều này
không có nghĩa là tỷ lệ cao trong thành phần sữa của ngựa vằn không phản ánh
điều kiện khô nóng mà loài này tiến hoá, mà đó chỉ là một ví dụ giúp ta hiểu rộng
hơn về quá trình tiến hoá của động vật có vú.
Sữa có ở tất các các
loài động vật có vú, và có vẻ như đã tồn tại từ khoảng 160 triệu năm trước.
Mặc dù sữa có vai
trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho con non, Hinde và Milligan chỉ
ra có hai thuyết mâu thuẫn nhau về tính chất ban đầu của sữa, vốn chẳng liên
quan gì đến dinh dưỡng.
Theo một giả thiết,
ban đầu sữa được coi như cách thức để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh.
Kháng thể truyền qua
lại giữa mẹ và con có thể cho phép con non được bảo vệ chống lại các tác nhân
gây bệnh mà con mẹ bị nhiễm - các tác nhân gây bệnh này vẫn còn có nguy cơ xảy
ra.
Một thuyết khác cho
rằng ban đầu sữa có vai trò như chất tẩy trứng, một nguyên tố được dùng để giữ
các quả trứng có thể thấm qua với lớp vỏ ẩm như giấy da. Những con thú mỏ vịt
con uống sữa mẹ, nhưng thay vì mút đầu vú mẹ, chúng liếm sữa mẹ từ tuyến mồ hôi
đã biến đổi trên cơ thể mẹ.
Cho dù ban đầu sữa mẹ
được phát triển vì mục đích dinh dưỡng, vì lý do miễn dịch hay làm ẩm, bạn có
thể vẫn cảm ơn một loài có vú ban đầu đẻ trứng đã sống khoảng 160 triệu năm trước
có tên là Động vật một cung bên (Synapsid) đã khởi đầu việc tiết ra sữa, thứ
chất dinh dưỡng ngày nay đã giúp bạn lớn lên to khoẻ, mạnh mẽ.
Và chúng ta cũng phải
cảm ơn tất cả những loại bơ, sữa chua, pho mát và kem mà mình được tận hưởng
trong suốt quá trình lớn lên.
Jason G Goldman
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.