Cá voi không bao giờ
rửa tai. Qua nhiều năm, ráy tai trong tai chúng ngày càng dày, và câu chuyện của
cuộc đời chúng được kể qua những lớp acid béo, chất cồn, và cholesterol.
Ráy tai được tìm thấy
trong tai của nhiều loài động vật có vú, trong đó có cả con người chúng ta.
Tuy nhiên, ráy tai của
con người thì lại không thú vị như vậy, nó không nói gì về cuộc sống của chúng
ta, và hầu hết chúng ta đều ngoáy tai thường xuyên.
Thế nhưng đằng sau
chất buồn tẻ này là những kiến thức khoa học thú vị.
Tên gọi chính thức của
ráy tai là cerumen.
Ráy tai được tạo ra
chủ yếu ở phía ngoài của ống tai nhờ sự kết hợp của từ một đến hai nghìn tuyến
nhờn và các tuyến mồ hôi. Ngoài ra còn có sự tham gia của lông, tế bào chết
trên da, và bụi bặm.
Mục tiêu chính của
nó là giữ ẩm (và đây là lý do vì sao son dưỡng môi từng được làm từ ráy tai),
nhưng nó cũng được cho là hữu dụng trong việc ngăn cản côn trùng xâm nhập vào
các hốc phía trong đầu. Một số ý kiến cho rằng ráy tai còn có khả năng kháng
khuẩn.
Ráy tai có chức năng
diệt khuẩn?
Vào năm 1980, các
nhà nghiên cứu Tuu-Jyi Chai và Toby C Chai từ NIH đã thu thập các mẫu ráy tai từ
12 người và trộn tất cả lên trong dung dịch rượu. Sau đó họ hoà thêm một số vi
khuẩn vào dung dịch này.
Chất ráy tai đã tiêu
diệt 99% các vi khuẩn, trong đó có H. influenczae và một biến thể của E.coli gọi
là K-12.
Một số biến thể khác
của E. coli, và Streptococcus và Staphylococcus, thì lại có
khả năng chống cự trước ráy tai tốt hơn, với tỷ lệ sống sót từ 30% đến 80%. Mặc
dù vậy, ráy tai vẫn có tác động lên cả 10 loại vi khuẩn được thử nghiệm.
Các kết quả tương tự
cũng được tìm thấy trong một nghiên cứu vào năm 2011 tại Đức.
Trong thử nghiệm
này, 10 loại chất được tìm thấy trong ráy tai có khả năng ngăn vi khuẩn và nấm
phát triển. Các bệnh nhiễm trùng trong ống tai ngoài, theo các nhà nghiên cứu,
là do hệ thống bảo vệ làm từ ráy tai đã không thể phát huy tác dụng.
Tuy nhiên vào năm
2000, một nghiên cứu tại Đại học La Laguna ở Canary Islands lại chứng minh ngược
lại.
Các nhà nghiên cứu lại
cho rằng nếu thử nghiệm với một biến thể của Staph thì kết quả đạt
được là trung tính, và trong hầu hết các trường hợp họ thấy ráy tai giúp làm vi
khuẩn phát triển, kể cả khuẩn E.coli, một phần bởi vì môi trường nhiều
dinh dưỡng mà nó mang lại.
Đó không phải là
nghiên cứu duy nhất làm người ta nghi ngờ về khả năng diệt khuẩn của ráy tai.
Có một điều có thể
hé mở ra nguyên nhân vì sao các nghiên cứu này lại đưa ra những kết luận khác
nhau.
Nghiên cứu năm 1980
và 2011 sử dụng ráy tai khô, trong khi nghiên cứu năm 2000 sử dụng ráy tai ướt.
Điều này không có
nghĩa sự khác biệt này sẽ quyết định khả năng chống khuẩn của ráy tai, nhưng nó
giúp mang lại một số giả thiết, nhất là khi cả hai loại đều được hình thành từ
cùng các 'nguyên liệu' như nhau.
Khô hay ướt?
Ráy tay khô hay ẩm lại
còn do yếu tố di truyền quyết định, và nó phụ thuộc vào một chữ cái trong một
gene. Gene này có tên gọi là ABCC11, và nếu gene của bạn có chữ A thay vì chữ
G, ráy tai của bạn sẽ khô. Mọi người đa phần có ráy tai ướt.
Các trường hợp này
rõ đến nỗi ráy tai có thể được dùng để suy luận ra hướng di cư của người cổ đại.
Những người có gốc châu Phi hay thường có ráy tai ướt, trong khi người Đông Á
thường có ráy tai khô.
Hai loại ráy tai này
xuất hiện với tỷ lệ cân bằng hơn ở những người sống trên các đảo trong khu vực
Thái Bình Dương, Trung Á và người thiểu số ở châu Á, cũng như người Anh-Điêng
và người Inuit.
Thế nhưng vấn đề lớn
nhất đối với ráy tai, đó là làm sao để loại bỏ nó.
Đó là câu hỏi được đặt
ra từ tận thế kỷ đầu tiên. Trong cuốn sách De Medicina, ông Aulus Cornelius
Celsus, người Ý, đã liệt ra các hợp chất có thể giúp làm sạch ráy tai.
"Nếu nó đóng
thành lớp," ông viết, có lẽ là chỉ loại ráy tai khô, "thì sử dụng dầu
nóng, hoặc một ít soda pha rượu mật ong." Một khi ráy tai đã bị bong ra,
nó sẽ theo nước trôi ra ngoài.
"Thế nhưng nếu
nó bết," ông viết, có lẽ là đề cập tới một dạng ráy tai ướt, "thì
dùng dấm trộn một ít soda, và khi đã mềm đủ thì nó sẽ trôi ra ngoài."
Ông cũng khuyên là
"tai cần được bơm castoreum trộn với dấm, dầu nguyệt quế và nước cốt vỏ củ
cải non, hoặc với nước dưa chuột trộn với lá hoa hồng nghiền nát..."
Ngay cả thời nay,
các bác sỹ cũng có thể sử dụng dầu olive hoặc dầu hạnh để làm mềm ráy tai trước
khi lấy nó ra.
Nên lấy ráy tai ra
như thế nào?
Một số người đã gặp
phải các triệu chứng khá nghiêm trọng liên quan đến ráy tai và điều này buộc
ngành y phải hành động.
Theo một nghiên cứu
vào năm 2004, khoảng 2,3 triệu người Anh đi khám bác sĩ mỗi năm vì các hội chứng
liên quan tới ráy tai và khoảng 4 triệu người được điều trị vì các căn bệnh
liên quan tới ráy tai mỗi năm.
Những người già, trẻ
em, và những người thiểu năng thường là các đối tượng bắt gặp vấn đề liên quan
đến ráy tai nhiều nhất. Nó có thể tác động tới thính giác và làm giảm tự tin,
thậm chí còn gây hoang tưởng nhẹ.
"Một số bệnh
nhân bị thủng màng nhĩ do ráy tai bị tác động," các nhà nghiên cứu viết.
Có thể là do những người này đã tự lấy ráy tai đóng lớp dày đặc.
Trước rủi ro cao của
tăm bông, hầu hết chúng ta, kể cả các bác sĩ lành nghề, đều sử dụng chất làm mềm
trước khi làm sạch. Thế nhưng không có bất cứ quy luật nào trong y học viết rằng
nên sử dụng chất làm mềm hoặc làm sạch ráy tai là điều tốt nhất.
Vào năm 2012, Các
nhà nghiên cứu từ Đại học Y Minnesota Medical School, Anjali Vaidya và Diane J
Madlon-Kay, kết luận rằng các chất làm mềm hoặc làm sạch ráy tai là cần thiết,
nhưng không có chất nào là an toàn hay hiệu quả hơn chất nào.
Mặc dù vậy, việc làm
sạch tai tốt nhất là nên để dành cho những người chuyên nghiệp.
Bất chấp các rủi ro,
nhiều người vẫn tự dùng tăm bông ngoáy tai sau khi tắm, phớt lờ các lời khuyên
can của bác sỹ về nguy cơ tổn thương màng nhĩ. Đôi khi, một trong các đầu tăm
bông có thể bị rơi ra và mắc kẹt trong ống tai.
Một phương thức khác
cũng cần tránh xa đó là đốt cháy sáp nến ở cạnh tai để dùng nhiệt đẩy ráy tai
ra xa khỏi ống tai hơn và dễ lấy ráy tai ra hơn. Nghe tưởng chừng chuyện đâu
đâu, nhưng quả đúng vậy. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy sáp nóng có thể rơi
vào trong tai và gây đau đớn. Bạn đã được cảnh báo trước.
Jason G Goldman
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.