Ở nhiều nơi, luật về
sức khoẻ cộng đồng được áp dụng để đảm bảo những người làm việc trong ngành
công nghiệp thực phẩm phải giữ gìn tay luôn sạch sẽ.
Tuy nhiên, bất kể có
chà xát cọ rửa kỹ đến đâu thì ta vẫn không thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn khỏi
bàn tay.
Có lẽ ta đều biết rửa
tay là một trong những cách tốt nhất để tránh lây lan vi khuẩn.
Lý do không thể khử
trùng hoàn toàn dẫn đến việc bác sĩ và y tá thường đeo găng tay khi làm việc với
bệnh nhân.
Gần 100 trăm trước,
các bác sĩ làm thí nghiệm và nhận ra là vi khuẩn sẽ luôn xuất hiện kể cả sau
khi đã rửa tay nhiều lần.
Thế nhưng mãi đến thập
niên 1970, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu xác định được nguyên do khiến các vi
khuẩn trú ngụ trên bàn tay lại cứng đầu đến vậy.
Hoá ra nếu bọc kín
các đầu ngón tay thì bàn tay có thể sạch sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, nơi có đầy vi
khuẩn lại không phải là các ngón tay, mà chính là ở móng tay.
Lớp sừng mỏng manh,
có cùng thành phần cấu tạo như sừng tê giác hay sừng hươu, là nơi chứa hàng loạt
các loại vi khuẩn.
Các nghiên cứu chỉ
ra móng tay giả có thể là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn hơn móng tay tự nhiên.
Mãi đến cuối thập
niên 1980, các nhà khoa học mới bắt đầu tìm hiểu chỗ dưới móng tay chúng ta để
tìm xem những kẻ đang trú ngụ ở đó là ai.
Trong một nghiên cứu
năm 1988, ba nhà nghiên cứu từ Khoa Da liễu Đại học Pennsylvania đã lấy mẫu vi
khuẩn từ bàn tay của 26 tình nguyện viên tham gia thí nghiệm, tất cả đều là
nhân viên khoa Y của trường nhưng không tiếp xúc với bệnh nhân.
Họ nhận ra bên dưới
móng tay, còn được gọi là vùng dưới móng, là một “khu vực quan trọng” cho vi
khuẩn cư ngụ.
Các phần khác của
tay người tham gia thí nghiệm có hàng trăm hoặc hàng ngàn các loại vi khuẩn,
trong khi vùng dưới móng lại chứa đến hàng trăm ngàn loại vi khuẩn dưới mỗi
móng tay.
Móng tay có các loại
vi khuẩn giống với các phần khác trên cả bàn tay, chỉ khác một điểm là số lượng
rất nhiều.
Các nhà nghiên cứu
đưa ra lý do có thể vì khoảng không gian giữa da và móng tay tạo thành môi trường
hoàn hảo cho các loại sinh vật đó tăng trưởng và sinh sôi nảy nở, nhờ được móng
tay bảo vệ và nhờ sự ẩm ướt tại khu vực này.
Phát hiện ban đầu
cho thấy việc kiên trì cọ rửa tay cũng không làm sạch hoàn toàn, và theo kết quả
nghiên cứu thì “có số lượng đáng kể các vi khuẩn trong khu vực dưới móng, cho
thấy khu vực này là nơi các chất tẩy rửa diệt khuẩn có thể không xâm nhập được
nếu chỉ áp dụng quy trình rửa tay thông thường,” họ viết.
Vấn đề ở đây là những
phương tiện tốt nhất, đơn giản nhất mà chúng ta có thể áp dụng nhằm ngăn chặn
nguy cơ lây lan bệnh tật, tức là việc rửa tay, lại hoàn toàn vô tác dụng đối với
khoảng không bên dưới móng tay.
Sơn móng tay có làm
dính thêm vi khuẩn?
Một lĩnh vực nghiên
cứu hẹp nhưng phát triển mạnh đang tiếp tục thăm dò tính chất tự nhiên của những
dạng vi sinh sống dưới móng tay các y tá, gồm cả móng tự nhiên lẫn móng nhân tạo,
và móng có dùng sơn.
Mỗi móng tay là nơi
trú ẩn của hàng trăm ngàn vi khuẩn
Năm 1989, chỉ một
năm sau nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, một nhóm y tá viết, “mặc dù còn
nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về sự an toàn và tính thực tế của móng tay
nhân tạo, nhiều nhân viên y tế không thể cưỡng lại xu hướng thời trang và giờ
cũng làm móng và sử dụng móng giả.”
Các nhà nghiên cứu
muốn tìm hiểu xem ở nhóm 56 y tá có làm móng nhân tạo, thường dài hơn móng tay
tự nhiên và thường luôn có sơn móng tay, thì liệu có nhiều vi khuẩn trên ngón
tay hơn so với nhóm 56 y tá để móng tay tự nhiên hay không.
Họ cũng muốn xem xét
liệu việc rửa tay có tác dụng tích cực hơn với móng tay nhân tạo hay không.
Họ phát hiện ra rằng
các y tá làm móng nhân tạo có nhiều vi khuẩn hơn trên đầu ngón tay so với những
người để móng tự nhiên, cả trước và sau khi rửa tay.
Điều này không có
nghĩa là họ truyền nhiều vi khuẩn hơn sang bệnh nhân, chắc chắn vậy, mà chỉ là
vi khuẩn sống trên đầu ngón tay họ rất nhiều.
Tuy nhiên, người ta
áp dụng phép phỏng đoán để cho nói rằng nếu có nhiều vi khuẩn hơn thì ít nhất
nó cũng tăng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm hơn.
Các nghiên cứu tương
tự vào năm 2000 và 2002 cho ra kết quả tương tự.
Nhưng sau đó, các
nhà nghiên cứu có bằng chứng cho thấy những người có móng tay nhân tạo luôn ít
rửa tay hơn, và do đó vấn đề lại trở nên phức tạp thêm. Họ cũng nhận ra là móng
tay nhân tạo dễ làm rách găng tay y tế hơn.
Móng tự nhiên có sử
dụng sơn móng tay lại là một trường hợp khác.
Người ta lo rằng lớp
sơn móng tay khi nứt vỡ có thể tạo thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn.
Vào năm 1993, các y
tá từ Bệnh viện John Hopkins ở Baltimore xem xét móng tay của 26 phụ nữ trưởng
thành đang làm việc tại bệnh viện nhưng không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
Tất cả đều để móng tay cắt ngắn, được theo dõi ngay trước khi sơn móng và sau
khi sơn móng bốn ngày.
Rửa tay sạch chưa đủ,
bạn còn cần phải làm sạch cả móng tay nữa
Sơn móng tay trên
móng tự nhiên có vẻ như không tác động đến sự gia tăng vi khuẩn trên hệ sinh
thái vi sinh theo cách mà lớp sơn này tác động trên các móng nhân tạo.
Tuy nhiên, “để móng
tay ngắn và sạch có lẽ quan trọng hơn là có sơn móng tay hay không,” các nhà
nghiên cứu kết luận.
Một nghiên cứu tiến
hành trong năm tiếp theo đem lại kết quả tương tự. Các móng tay có phủ lớp sơn
móng khi vừa sơn thì hoàn toàn an toàn, nhưng sau bốn ngày sẽ có nhiều vi khuẩn
hơn so với việc không sơn móng.
Khoảng hai đến ba
triệu người chết vì bệnh tiêu chảy mỗi năm. Người ta tin rằng việc rửa tay bằng
xà phòng có thể cứu sống được khoảng một triệu người trong số đó. Có lẽ thế thật.
Nhưng bên cạnh việc
rửa tay thì việc tốt nhất rõ ràng là việc chú ý đặc biệt đến vùng dưới móng tay
khi rửa tay, và để ngón tay ít vi khuẩn nhất, bạn hãy cắt móng tay ngắn và giữ
móng sạch sẽ.
Liệu những thông tin
trên có khiến bạn ngập ngừng trước khi định cắn móng tay không?
Jason G Goldman
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.