Ngày 22/1/2013:
Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đối với Trung Cộng trước
Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines
đối với Biển Tây Philippines”
Ngày 3/6/2014: hạn
cuối cùng Tòa án đưa ra cho Trung Cộng đệ trình Bản phản biện của bị đơn. Trung
Cộng từ trước vẫn duy trì quan điểm không tham gia vào vụ việc và vì thế, cũng
không đệ trình Bản phản biện của bị đơn
Ngày 11/12/2014:
Chính phủ Việt Nam đưa ra Tuyên bố về chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa, đồng
thời yêu cầu Tòa trọng tài “cân nhắc đến lợi ích và quyền lợi pháp lý của Việt
Nam”
Ngày 29/10/2015: Tòa
Trọng tài Thường trực đưa ra “Tuyên bố (Phán quyết) về quyền tài phán và thừa
nhận” đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Cộng. Tòa không bác bỏ quyền
tài phán với bất cứ luận điểm nào trong Bản Tranh tụng của Philippines
Ngày 21-22/3/2016:
Trong một động thái bất ngờ, Đài Loan đưa ra Tuyên bố Amicus curiae về Quan điểm
về chủ quyền của Đài Loan tại Đảo Itu Aba (Ba Bình). Theo đó hòn đảo này có
vùng biển 200 hải lý (bao trùm lên hầu hết các hòn đảo còn lại đang tranh chấp ở
Biển Đông)
Nhắn tin trực tiếp
Tòa quốc tế ra phán
quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Cộng trên Biển
Đông.
“Tòa kết luận không có căn cứ pháp lý để Trung Cộng đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.
"Tòa xác
định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TC và ngư dân của họ, cũng như
những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử
dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng
cứ gì rằng Trung Cộng đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc
quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng
không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Cộng nêu quyền lịch sử với
các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”
Trung Cộng đã ra phản
ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”.
Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước Trung Cộng nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Cộng không chấp nhận, cũng không công nhận.”
Philippe Sands, một
luật sư cho Philippines trong vụ kiện, nói đây là “phán quyết rõ ràng và thống
nhất ủng hộ pháp quyền và chủ quyền của Philippines”.
Trong văn bản 497
trang, các quan tòa nói các tàu chấp pháp Trung Cộng gây rủi ro đụng chạm với
tàu đánh cá Philippines trong vùng biển và việc xây dựng của Trung Cộng gây thiệt
hại vô kể với các rạn san hô.
Nhật Bản tuyên bố
phán quyết của tòa án ở Hague là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp lý, yêu
cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này.
Ngoại trưởng Fumio
Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật Bản đã luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật
pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế
trong giải quyết tranh chấp hàng hải.
"Đường Chín Đoạn"
là gì?
Bắc Kinh tuyên bố
"chủ quyền không thể chối cãi" đối với khoảng trên 85% diện tích Biển
Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển
này.
"Đường Chín Đoạn"
chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển
Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.
"Đường Chín Đoạn"
ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Cộng hồi 1947 với 11 đoạn đứt
quãng, khi lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc thuộc Quốc Dân đảng khi đó
kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới
lần thứ hai.
Khi Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài
Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của
Trung Cộng và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.
Sau đó, đầu thập
niên 1950, hai "đoạn đứt quãng" được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như
một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.
PCA là tổ chức liên
chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông
qua biện pháp trọng tài "và các biện pháp hoà bình khác".
PCA được thành lập
năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ
quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước
khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.
PCA cũng hiện diện
thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn
thế giới.
Trung Quốc cho bay
thử phi cơ dân dụng ở Trường Sa.
Đài Phát thanh
Quốc tế CRI của Trung Quốc, ban Tiếng Việt đăng tin:
"Theo Tân Hoa
xã: Ngày 12/7, Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng một chiếc máy bay
của Trung tâm Hiệu chỉnh bay Hàng không Dân dụng Trung Quốc CE-680 lần
lượt tiến hành bay hiệu chỉnh thành công đối với sân bay mới xây dựng
trên bãi đá Mỹ Tế và Chử Bích thuộc quần đảo Nam Sa. Các dữ liệu
bay hiệu chỉnh lần này cho thấy hai sân bay mới xây dựng đã có đủ
khả năng bảo đảm an toàn bay cho máy bay chở khách hàng không dân
dụng, tạo thuận tiện cho sự đi lại của nhân viên, cứu trợ khẩn cấp,
cứu hộ y tế, v.v tại quần đảo Nam Sa, bên cạnh đó sẽ được coi là sân
bay dự bị mới cho các chuyến bay trên khu vực Nam Hải."
Bình luận về phán
quyết do tòa Trọng tài Thường trực ở Hague đối với vụ Philippines kiện Trung Cộng,
Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng điều này "chứng tỏ rằng thượng tôn pháp luật
được đề cao".
Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói ông "hoan nghênh, đề cao sự công tâm, minh bạch, đúng đắn của phán quyết của hội đồng trọng tài PCA (Tòa Trọng tài Thường trực) đứng ra làm việc hết sức có ý nghĩa này".
Bình luận về sự ảnh
hưởng tới tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng trên Biển Đông, ông Trần Công
Trục cho rằng phán quyết giúp Việt Nam "khẳng định việc Việt Nam vận dụng
và thực thi công ước này [Công ước về Luật biển năm 1982] để xác lập quyền và lợi
ích của mình trong Biển Đông một cách hợp pháp và nó là cơ sở để Việt Nam tiếp
tục đấu tranh để bảo vệ cho các quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Ông nhấn mạnh:
"Cần nhớ rằng tranh chấp trong Biển Đông ngoài tranh chấp vừa có phán quyết
thì còn nhiều loại phức tạp hơn nhiều mà Việt Nam và các nước khác trong khu vực
còn phải tiếp tục cùng nhau giải quyết."
Mỹ ra thông cáo về
phán quyết của tòa ở Hague. Bản tiếng Việt được đăng trên trang web Sứ quán Mỹ ở
Việt Nam:
“Phán quyết ngày hôm
nay của Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Cộng là một đóng góp quan
trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển
Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có bình luận
về các giá trị của vụ kiện, nhưng một số nguyên tắc quan trọng đã được thể hiện
rõ ràng ngay từ đầu vụ kiện này và có giá trị tái khẳng định.
Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.
Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá trình giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Tòa án từ tháng 10 năm ngoái, Tòa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.
Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Cộng và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình.
Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lý của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực.”
Trả lời BBC, tiến sĩ
Lê Hồng Hiệp, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho rằng Việt
Nam sẽ hoan nghênh phán quyết vì nói có thể được xem là “chiến thắng” cũng cho
Việt Nam.
“Phán quyết rõ ràng
giúp củng cố vị thế của Việt Nam trên Biển Đông. Tòa đã quyết định tuyên bố chủ
quyền của Trung Cộng dựa theo đường chín đoạn là vô giá trị, và không cấu trúc
nào ở Trường Sa được có vùng đặc quyền kinh tế. Vì thế Việt Nam có thể bảo vệ
vùng đặc quyền kinh tế của mình tốt hơn trước sự xâm lấn của Trung Cộng, đặc biệt
ở phần phía nam của Biển Đông.
Ở phần phía bắc, nơi
hai nước tranh chấp về Hoàng Sa, tình hình không rõ rệt như thế vì vị thế pháp
lý của các cấu trúc ở Hoàng Sa chưa được xác định. Vì thế phán quyết có thể
khuyến khích Việt Nam mở vụ kiện tương tự, để hy vọng tòa tuyên bố không cấu
trúc nào ở Hoàng Sa được có vùng đặc quyền kinh tế. Như thế sẽ xóa bỏ những chồng
lấn có thể có trong tuyên bố chủ quyền của hai nước quanh Hoàng Sa.
Việt Nam có thể sẽ
chưa mở vụ kiện ngay. Nhưng vị thế đàm phán của Việt Nam với Trung Cộng đã được
tăng lên vì nay Việt Nam đã có sẵn một lựa chọn pháp lý hiểu quả để đối phó với
Trung Cộng nếu nước này tiếp tục gây hấn.”
Vào lúc 11 giờ trưa
ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ra phán quyết chung cuộc vụ
Philippines kiện Trung Cộng về 'Đường Chín Đoạn', hay còn gọi là 'Đường Lưỡi
Bò' trên Biển Đông.
Hồng Nga nói về phán quyết từ Hague
Luật sư trưởng của
chính phủ Philippines Jose Calida sẽ gửi bản tóm tắt phán quyết cho Tổng thống
Philippines Duterte sáng thứ Tư, và một giải thích “toàn diện” trong vòng 5
ngày nữa, theo trang báo Rappler.com.
Lãnh đạo cao nhất của
Trung Cộng, Tập Cận Bình, tuyên bố Trung Cộng không chấp nhận mọi quyết định của
tòa quốc tế về Biển Đông.
Theo Tân Hoa Xã, ông
Tập phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch
Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ở Bắc Kinh ngày 12/7.
Ông Tập được dẫn lời
nói chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông không bị ảnh hưởng vì phán quyết của
tòa tại Hague.
Paul Reicher, luật
sư tư vấn chính cho Philippines từ Washington trả lời BBC News: "Đây
là thắng lợi của nước nhỏ trước nước lớn. Đây là chuyện Trung Quốc
chống lại toàn bộ các nước láng giềng chứ không chỉ Philippines. Các
nước Việt Nam, Indonesia cũng thắng lợi hôm nay về mặt pháp lý."
Bộ Ngoại giao Mỹ ra
tuyên bố nói phán quyết của tòa ở Hague là đóng góp quan trọng cho mục tiêu
chung giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình.
Người phát ngôn ngoại
giao Mỹ John Kirby nói phán quyết có tính ràng buộc với cả hai phía, rằng Mỹ hy
vọng Trung Cộng và Philippines tuân thủ.
Hiện chưa rõ phán
quyết của Toà Trọng tài LHQ có làm thay đổi sinh hoạt của các ngư
dân vùng Scarborough, Philippines hay không. Ba người trong hình ở Masinloc
từng nói việc đánh bắt cá của họ bị Trung Cộng ngăn chặn.
Thứ trưởng Ngoại
giao Trung Cộng Lưu Chấn Dân:
“Vấn đề cốt lõi của
các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Cộng và Philippines tại Nam Hải nằm ở chỗ
Philippines dùng vũ lực xâm chiếm một số đảo và bãi ngầm của Trung Cộng tại Nam
Sa.
“Tuyên bố về chủ quyền
của Philippines là vô căn cứ chiểu theo cả lịch sử lẫn luật quốc tế.
“Trung Cộng luôn nỗ
lực không ngừng nghỉ để giải quyết các tranh chấp với Philippines một cách hòa
bình.”
Báo Washington
Post hôm 12/7 dẫn lời giáo sư Paul Gewirtz, giám đốc Paul Tsai China
Center tại Trường Luật Yale cho hay,hiệu quả của pháp luật của cuộc xung đột Biển
Đông không chắc chắn.
Trong khi phán quyết
đem lại sự đóng góp tích cực đáng kể, luật pháp không thể giải quyết tất cả các
tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là kết luận pháp
lý quan trọng, nhưng sẽ không có giải pháp trước mắt cho cuộc xung đột ở Biển
Đông.
Dù là một bên ký kết
Công ước, Trung Cộng từ chối tham gia vụ kiện và tuyên bố phán quyết là
"vô hiệu".
Việc Trung Cộng bác
phán quyết cho thấy giới hạn thực tế của pháp luật trong bối cảnh này vì tòa Trọng
tài không có quyền hạn thực thi - không có lực lượng chấp pháp để xử phạt.
Một hạn chế cơ bản
là tòa thiếu quyền lực pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn về tranh chấp biên
giới trên biển.
Trước mắt, Hoa Kỳ và
các nước khác cần ủng hộ mạnh mẽ phán quyết của tòa là một quyết định bắt buộc.
Hoa Kỳ cần chỉ trích tuyên bố của Trung Cộng rằng họ sẽ không thực thi phán quyết
của tòa cũng như giám sát hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông.
Foreign Policy hôm
12/7 cho hay, chỉ vài giờ sau khi công bố phán quyết, từ khóa "Biển Hoa
Nam, trọng tài" tràn ngập mạng Weibo của Trung Cộng. Nhiều status bày tỏ sự
tức giận về phán quyết, Hoa Kỳ và Philippines.
Một người dùng mô tả
phán quyết là "giấy thải", nhắc lại bình luận của Cựu Ủy viên quốc vụ
viện Trung Cộng Đới Bỉnh Quốc tại một sự kiện ở Washington DC mới đây.
Một người dùng khác
kêu gọi tẩy chay iPhone 7, có lẽ vì đó là sản phẩm của Apple, một hãng công nghệ
Mỹ.
Các ý kiến khác bày
tỏ sự tức giận với Philippines.
"Liệu nước
Philippines muốn trở thành tỉnh Philippines?", một người dùng Weibo thách
thức.
Một bài viết kêu gọi
"chiến tranh ở Biển Đông bắt đầu đêm nay" có hơn 100.000 lượt view
trên mạng WeChat.
Dân Biểu Liên Bang
Loretta Sanchez (CA-46), Đồng Chủ tịch Nhóm Congressional Caucus on Vietnam và
thành viên cao cấp của Ủy Ban Quân Sự Hạ Viện, ra tuyên bố:
“Tôi hoan nghênh
phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, đã tuyên bố Trung Cộng hoàn toàn không có
cơ sở pháp lý nào để tuyên bố chủ quyền trong khu vực Biển Đông. Đây là một thắng
lợi quan trọng cho người dân Phi Luật Tân cũng như người dân Việt Nam mà chủ
quyền lãnh thổ của họ đã bị liên tục đe dọa khi Trung Cộng hung hăng xâm lấn
các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Thiệt hại về môi
trường và mối quan tâm về an ninh toàn cầu được dính liền với nhau tại Biển
Đông. Khi xây các đảo nhân tạo bằng cách bồi đắp hàng tấn cát sỏi lên bãi san
hô mỏng manh, Trung Cộng đã gây thiệt hại nặng nề đến các bãi san hô quý giá
này và làm giảm lượng cá trong một vùng sống nhờ vào hải sản hơn bất cứ nơi nào
khác trên thế giới.
Trung Cộng đã tiếp tục phát triển và quân sự hóa vùng đất
trong vùng biển Nam Trung Cộng đe dọa an ninh và ổn định khu vực. Có thể sẽ gây
ra nhiều hệ lụy nặng nề cho đời sống kinh tế và ổn định chính trị đối với nhiều
quốc gia trong vùng."
“Với phán quyết này,
tôi kêu gọi Trung Cộng hãy tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh thổ của
Phi Luật Tân, Việt Nam, và các quốc gia ASEAN nói chung. Trung Cộng có trách
nhiệm làm giảm căng thẳng mà họ đã gây ra trong vùng. Pháp luật phải được tuân
thủ - giải quyết các tranh chấp về biển một cách ôn hòa là mối quan tâm tột
cùng cho các chính quyền và xã hội dân sự tại Phi Luật Tân, Việt Nam và các nơi
khác tại Châu Á.”
Báo Wall Street
Journal hôm 12/7 tường thuật, để xoa dịu công chúng dân tộc chủ nghĩa ở Trung
Cộng, Bắc Kinh có khả năng duy trì chiến dịch công kích chống lại phán quyết, Mỹ
và Philippines và duy trì các hoạt động quân sự ở Biển Đông trong những tháng tới,
theo các nhà ngoại giao.
Về lâu dài, phán quyết
có khả năng kéo theo các vụ kiện mới, khiến Bắc Kinh vào thế vi phạm pháp luật
quốc tế.
Phán quyết cũng gây
nguy hiểm cho mục tiêu giành vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình cùng với
Hoa Kỳ trên trường quốc tế.
"Việc coi thường
toàn bộ phán quyết sẽ dễ dẫn đến các cuộc đụng độ và tạo nên áp lực ngoại giao
lớn hơn", trong khi tuân thủ hoàn toàn phán quyết "về cơ bản là không
thể", Shen Dingli, giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Fudan ở Thượng
Hải cho biết.
"Thực tế có khả năng sẽ rơi vào trong hai thái cực
này."
Trong bối cảnh đó,
Việt Nam, một quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, sẽ tìm kiếm mối
quan hệ quốc phòng gần gũi hơn với Hoa Kỳ để làm đối trọng với sức mạnh của Trung
Cộng.
Văn phòng Tổng thống
Đài Loan nói Đài Loan không được tham khảo ý kiến về vụ kiện do Philippines
khởi xướng, mặc dù nước này có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Hầu hết phán quyết của
tòa liên quan tới các tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng, nhưng tòa cũng đồng ý
với quan điểm của Manila là đảo Ba Bình (Philippines gọi là Itu Aba) mà Đài
Loan đang quản lý, chỉ là bãi đá và không phải một hòn đảo. Đảo sẽ bao gồm vùng
đặc quyền kinh tế xung quanh và các quyền khác, nhưng chỉ riêng bãi đá thì
không.
Thông cáo từ văn
phòng Tổng thống Đài Loan nói phán quyết “vi phạm nghiêm trọng đến quyền của
chúng tôi trên hòn đảo.” Người phát ngôn của chính phủ nói Hải quân Đài Loan sẽ
gửi một chiến hạm ra tuần tra ở khu vực này vào thứ Tư 13/7.
Đại sứ Trung Cộng tại
Hoa Kỳ nói phán quyết này sẽ làm gia tăng xung đột và có thể dẫn tới đối đầu.
Ông Thôi Thiên Khải
cũng cáo buộc phiên tòa tại The Hague thiếu tính chuyên nghiệp và việc phán xét
tranh chấp chủ quyền là vượt quá quyền hạn xét xử của tòa này.
Ngoại trưởng
Australia Julie Bishop nói uy tín và tham vọng của Trung Cộng trở thành quốc
gia lãnh đạo thế giới sẽ đối diện khó khăn nếu Bắc Kinh lờ phán quyết.
Bà Bishop kêu gọi tất
cả các bên tôn trọng phán quyết mà bà mô tả là cuối cùng và có giá trị ràng buộc
về pháp lý.
Bà Bishop cũng nói rằng
bà trông đợi phán quyết này được bàn thảo tại các phiên họp của ASEAN và hội
nghị Thượng đỉnh Đông Á vào giữa tháng Bảy.
Nguyễn kc Hậu (Tiến
sỹ Nguyễn Thị Hậu)
"Tòa Trọng tài
Thường trực kết luận rằng không có căn cứ pháp lý nào để Trung Cộng đòi chủ quyền
lịch sử, vượt quá các quyền mà Công ước về Luật Biển cung cấp, tại vùng biển
thuộc phạm vi 'đường chín đoạn'," thông cáo báo chí của PCA viết.
Philippines chính là
chiếc đũa cứng rắn trong bó đũa Đông Nam Á mà Trung Cộng đang bẻ từng chiếc một.
Lang Anh
Facebook Anh Lãng
bình luận: "Chính phán quyết thứ hai về các đảo và bãi đá tại Trường Sa mới
là phần bổ sung quan trọng nhất để giải quyết các tranh chấp trong phiên toà lịch
sử này: PCA tuyên bố xét cả về hoàn cảnh lịch sử lẫn điều kiện tự nhiên, các đảo
và đá tại Trường Sa đều thiếu vắng sự hiện diện thường xuyên, liên tục của đời
sống kinh tế dân sự thông thường.
Việc hiện diện của
các lực lượng công vụ của các quốc gia tranh chấp trên các hòn đảo tại đây
không phải là căn cứ và không tạo cơ sở cho sự hiện diện kinh tế đơn thuần. Do
đó, các đảo này không tạo ra yêu sách về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Đây là một nội dung
hết sức quan trọng của phán quyết. Nó tạo cơ sở cho việc đàm phán chồng lấn
vùng đặc quyền kinh tế của tất cả các quốc gia đang có tranh chấp ở Trường Sa.
Quyền chiếm hữu các đảo và đá của mỗi nước có thể tiếp tục duy trì, nhưng quyền
về vùng đặc quyền kinh tế thì không còn phụ thuộc vào chúng nữa. Đây là lối
thoát cho tất cả các nước trong hoà bình.
Với riêng Việt Nam,
nội dung phán quyết thứ hai này cũng mở ra cơ hội cho việc giải quyết các tranh
chấp tại quần đảo Hoàng Sa.
Một số đảo tại Hoàng
Sa có kích thước lớn (Ví dụ Phú Lâm) và đã được Trung Cộng củng cố và tôn tạo
nhiều thập niên sau khi chiếm đóng sau cuộc chạm súng khốc liệt với hải quân Việt
Nam Cộng Hoà.
Cho đến nay, với các
phương tiện chiến tranh Trung Cộng đưa ra Hoàng Sa, gồm chiến đấu cơ, các hệ thống
phòng không và tên lửa đối hải, cộng với lực lượng hải quân khiến việc tiếp cận
của Việt Nam với Hoàng Sa hầu như vô vọng.
Cùng với đường lưỡi
bò, Trung Cộng dựa vào các yêu sách pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế của
các đảo tạo Hoàng Sa để đòi hỏi rất sâu vào vùng lãnh hải và vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam.
Ngay từ lúc này, Việt
Nam cần nghiên cứu rất kỹ phán quyết 12/07 của PCA và cân nhắc một vụ kiện
tương tự với tình trạng các đảo tại Hoàng Sa. Nếu vô hiệu hoá được quyền yêu
sách lãnh hải của các đảo này thì dù Trung Cộng có tiếp tục duy trì quyền chiếm
đóng Hoàng Sa, nhưng Việt Nam sẽ cải thiện được tình trạng tranh chấp chênh
vênh ở vùng biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam."
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.