Saturday, July 9, 2016

Những biển báo cảnh cáo người Việt ăn cắp ở Nhật...

image
Theo Trí Thức Trẻ – Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian gần đây.

image
Mới đây trên cộng đồng người Việt Nam tại Nhật nổi lên một câu chuyện, đó là 3 em sinh viên cùng sống với nhau trong một căn hộ. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như một ngày nọ, hai em sinh viên trở về nhà và phát hiện ra bạn của mình biến mất, cùng rất nhiều tiền bạc và đồ đạc quý giá trong nhà đã “không cánh mà bay”.

Hai em cố gắng liên lạc với bạn đó qua điện thoại, qua tin nhắn Facebook nhưng bạn đều không hồi âm và cuối cùng bạn chặn luôn cả số điện thoại cũng như tài khoản Facebook của hai em.

Ba em từng cùng quê với nhau, chơi thân nhau và cùng lên kế hoạch rủ nhau đi du học Nhật, và kết quả cuối cùng của tình thân đó là hành vi ăn cắp. Số tiền ăn cắp không phải quá lớn, chỉ khoảng 100 nghìn yên, nhưng để kiếm được số tiền đó là cả nửa tháng đi làm mưa nắng sớm tối của các em.

image
Cửa hàng tiện lợi 7-Eleven gần ga Chiba tỉnh Chiba một ngày tháng 6/2016. Ông chủ Toyoumi Takeda cảm thấy rất bực mình. Theo quy định của hãng, tất cả đồ ăn thừa trong ngày như bánh, cơm chỉ có thể cho nhân viên ăn tại quầy mà không được phép mang về. Đồ ăn còn thừa sẽ bị buộc phải đi tiêu hủy.

Thế nhưng, những ngày gần đây, không hiểu ai đó đã lấy bánh và cơm hộp mà mỗi ngày ông Toyoumi lại thấy hao hụt đến hơn 20 hộp bánh và cơm các loại. Không muốn làm nhân viên của mình mất mặt, ông đã nhắc chung các nhân viên về việc không được phép lấy đồ thừa của cửa hàng. Ngay cả khi đã nhắc như vậy, đồ vẫn tiếp tục bị lấy mất, nhưng hỏi thì không ai nhận trách nhiệm.

Cực chẳng đã, ông chủ người Nhật đành phải mở camera theo dõi thì phát hiện ra thủ phạm chính là một cô nhân viên người Việt Nam. Trước đó, cô nhân viên này đã được chiếu cố vào làm vì tiếng Nhật của cô rất kém. Ông chủ cuối cùng đành phải chọn cách nói chuyện riêng với cô để cảnh cáo cô không được tiếp tục ăn cắp, nếu không ông sẽ đuổi việc.

Ngay chính trong cuộc nói chuyện này, cô cũng khiến ông cảm thấy khó chịu vì cô khăng khăng nói là cô từng làm ở nhiều cửa hàng tiện lợi khác, nhân viên vẫn được mang đồ ăn thừa về nhà. Ông chủ cảm thấy thực sự mệt mỏi và cho cô gái lựa chọn cuối cùng, đó là nếu một lần nữa cô bị bắt gặp ăn cắp đồ ăn thừa, cô sẽ bị đuổi việc.

image
Tỉnh Saitama ngoại thành Tokyo là một lựa chọn tốt cho những người thu nhập thấp đang làm việc tại Tokyo, trong đó có nhiều sinh viên và người lao động Việt Nam. Giá thuê nhà tại Saitama chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 so với nội vùng Tokyo. Chính vì thế, có nhiều thời điểm trên các chuyến tàu từ Tokyo về Saitama, người ta ngỡ như mình đang sống ở Việt Nam vì xung quanh có quá nhiều người Việt.

Nhưng đi cùng với đó là những câu chuyện đáng buồn. Cách đây khoảng 2 năm, đi khắp Saitama không bao giờ có những biển hiệu cảnh cáo hành vi ăn cắp. Nhưng thời gian qua đi, khi người Việt đến Saitama sống ngày một đông, thì biển hiệu cảnh báo về hành vi ăn cắp ngày một nhiều hơn.

Ở trong nước, người tiêu dùng thích sữa bột Nhật, thích tảo Nhật, thích tỏi đen Nhật, thích đồ Uniqlo. Những kẻ ăn cắp bên này đáp ứng đúng các yêu cầu đó và cũng chính vì thế mà các biển cảnh cáo ăn cắp cũng xuất hiện ở chính những quầy chuyên bán các sản phẩm trên.

image
Hành vi ăn cắp không chỉ dừng lại ở phương diện lẻ tẻ mà hình thành hẳn các băng nhóm chuyên trộm cắp, đi ăn cắp cùng đồng bọn lái ô tô để tẩu thoát cho nhanh, ăn cắp theo đơn đặt hàng. Bởi vậy nên trong rất nhiều vụ bắt giữ gần đây, cảnh sát Nhật tìm được những bản danh sách dài dằng dặc những món hàng được phía Việt Nam đặt hàng, những người Việt bên này nhận đơn rồi ăn cắp để gửi về Việt Nam.

Tuy nhiên không ít người đã sống lâu năm tại Nhật hoài nghi về mối liên hệ giữa các băng nhóm ăn cắp người Việt và đằng sau đó là người Nhật cầm đầu. Trên thực tế, những kẻ thực sự đi ăn cắp là người nước ngoài sẽ bị xử tù rất nặng hoặc trục xuất, thì pháp luật Nhật lại không trừng phạt những người Nhật đứng sau.

Nhiều người cho biết họ từng chứng khiến nhiều vụ việc trong đó người Nhật lái xe chở người Việt đến các siêu thị ăn cắp hàng. Sau đó người Việt được trả công kha khá còn người Nhật ôm hàng đi bán thanh lý. Việc đó không phải mới, thậm chí đã diễn ra suốt nhiều năm, người Nhật lái xe đưa người Việt đi ăn trộm phụ tùng ô tô, tivi, gạo.

Sau đó người Nhật mua lại từ người Việt bằng đơn vị tính theo cân rồi mang đi tiêu thụ. Cần chú ý rằng, các hàng hóa trên không hề được người Việt tại Việt Nam ưa chuộng vì cồng kềnh, phí vận chuyển cao.

Sẽ là hoàn toàn sai lầm nếu cho rằng người Nhật nào cũng chỉ muốn tiêu thụ hàng hóa có nguồn gốc. Bởi nếu như vậy, các hành vi ăn cắp sẽ không diễn ra trên phạm vi rộng và số lượng nhiều như chúng ta chứng kiến cho đến hiện tại.

image
Hay như vụ việc 6 người Việt ăn trộm dưa ở tỉnh Chiba mới đây. Với 6 người ăn trộm 110 quả dưa hấu gần đến ngày thu hoạch, chắc chắn ai cũng hiểu họ ăn trộm không phải vì thiếu ăn mà chắc chắn sẽ có hành vi khác đằng sau số lượng dưa lấy lớn đến như vậy.

Người Việt trong nước cũng không bao giờ tiêu thụ dưa hấu Nhật vì đường xa không bảo quản được, chi phí về đến Việt Nam quá lớn. Giá vận chuyển đường hàng không từ Nhật về Việt Nam hiện rơi vào khoảng 220 nghìn đồng/kg mà đa phần không nhận vận chuyển hàng tươi sống, hoa quả cũng rất hạn chế.

Thông thường ở Nhật, nếu không phải là người Nhật sẽ không bao giờ có thể đưa hàng trực tiếp vào chợ hay các hợp tác xã để bán. Chính vì vậy, những lo ngại về khả năng người Việt bị một số người Nhật xấu xúi giục ăn cắp để họ có nông sản rẻ mang đi kinh doanh kiếm lời không phải không có cơ sở.

Người Việt ở Nhật cần luôn nhớ một điều rằng, pháp luật Nhật chỉ bảo vệ cho người Nhật và với bất kỳ hành vi sai trái nào bị phát hiện, nó đồng nghĩa với việc tương lai của các bạn sẽ chấm dứt, thậm chí các bạn có thể bị cấm quay lại Nhật vĩnh viễn.

image
Việc các bạn ăn cắp, phạm tội không chỉ ảnh hưởng đến riêng các bạn, mà còn khiến đường sang Nhật của rất nhiều người thế hệ sau trở nên hẹp hơn. Đại diện nhiều trường đại học có tiếng cũng như công ty tuyển dụng ở Nhật cho biết, họ đã thắt chặt chính sách hơn đối với du học sinh Việt Nam sau quá nhiều vụ việc rắc rối mà người Việt gây ra trong thời gian gần đây.

Thật khủng khiếp với con số thống kê:

Cứ 5 kẻ cắp ở Nhật thì 1 là người Việt Nam?

Người ta không khỏi thấy “kinh dị” khi rất nhiều thanh niên Việt Nam sang Nhật trở về hả hê khoe với nhau về thành tích ăn cắp mà không bị bắt ở Nhật. Và ở Nhật, số lượng các biển cảnh báo người Việt không được ăn cắp cứ ngày một nhiều hơn.

image

Tai tiếng người Việt trên đất Nhật

Mới đây, trên một diễn đàn của người Việt Nam tại Nhật đã nổi lên một câu chuyện như sau được kể lại cho một người giữ vai trò phiên dịch cho buổi xét hỏi đó: “Khoảng 8h30 tối ngày 2/5, tại Osaka lại xảy ra vụ ăn trộm do người Việt Nam. Mình có làm ở đó lúc ý, người ta gọi mình lên phiên dịch hộ nên mình mới biết được, thực ra là bạn đó có biết tiếng chứ không phải không biết gì cả nhưng cố tình giả vờ không biết”

“Có hai người đi cùng với nhau nhưng chỉ bắt được một người. Lúc vào cửa hàng, hai người lấy đồ bỏ vào balo, nhân viên tình cờ bắt được có nhắc họ bỏ đồ vào giỏ hàng để sau còn thanh toán nhưng hai người đó không làm theo. Hai người đó cứ thế tiếp tục và nhân viên gọi thì hai người đó chạy, 1 người chạy thoát còn 1 người bị bắt.”

“Sau đó khi mình lên phiên dịch thì được biết là họ đã ăn trộm mỹ phẩm với giá 10 man, người chạy thoát cầm theo hết cả đồ, giá trị có thể hơn. Cảnh sát bắt người đó xuống rút tiền để đền thì thấy trong tài khoản có 13 man…”

“Cảnh sát lấy điện thoại của bạn đó xem ảnh, thì thấy toàn đồ mỹ phẩm và những đồ bạn đó vừa lấy, rồi còn thấy một tờ giấy tính toán tiền có ghi tên sản phẩm vừa lấy rồi có một cái ảnh chụp gửi đồ lên Tokyo… Mình hỏi bạn ý nói thật đi, đã lấy trộm mấy lần rồi, bạn ý bảo ăn trộm 2 lần rồi, lần trước cũng ở đây… Người Nhật hỏi mình tại sao Việt Nam mày ăn trộm lắm thế, mình chẳng biết trả lời làm sao, chỉ biết cúi đầu im lặng”

Khi dòng trạng thái về câu chuyện trên được đưa ra, hàng trăm người Việt Nam ở Nhật đã vào bình luận, phần đông những bình luận là chỉ trích những kẻ ăn cắp và kêu gọi nhiều người Việt xấu xí hãy dừng việc bôi nhọ hình ảnh người Việt và đất nước trong mắt bạn bè quốc tế bằng những hành động xấu hổ này.

image
Tuy nhiên, cũng không khỏi choáng váng khi cũng khá nhiều người khác vào bình luận thể hiện sự ủng hộ đối với hành vi ăn cắp, rằng việc ai đó ăn cắp cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cộng đồng và những bạn chỉ trích hành vi ăn cắp cũng không phải hay ho gì hơn.

Đến mức độ này, có lẽ cũng không khó để hiểu với cách nghĩ như vậy nên số lượng người Việt ăn cắp cứ nhiều lên theo thời gian.

Truyền thông Nhật đã đưa tin nhan nhản về những vụ việc người Việt Nam ăn cắp tại Nhật, thế nhưng mức độ của vấn nạn ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật đã đến mức mà cuối năm 2014, Japan Today phải dành riêng cả một bài báo dài đăng trên trang nhất để nói về vấn đề này.

Trong năm 2013, các cửa hàng Uniqlo tại vùng Tokai đã bắt được nhiều người Việt ăn trộm đến hơn 100 lần. Sau nhiều lần canh chừng, cảnh sát đã bắt được toàn bộ nhóm người trên.

image
Đầu năm 2014, cảnh sát Nhật đã bắt giữ một tiếp viên hàng không người Việt Nam vì tiêu thụ hàng ăn cắp. Cũng trong tháng 12/2014, một người Việt Nam tại tỉnh Gifu bị bắt vì ăn trộm dê thí nghiệm để xẻ thịt ăn.

Japan Today trích dẫn số liệu từ cảnh sát Nhật cho thấy chỉ riêng trong nửa đầu năm 2014, số lượng tội phạm người nước ngoài tại Nhật tăng hơn 10%, tức là tương đương với khoảng 5000 vụ việc.

Thế nhưng khi mà ở Nhật có người đến từ hàng chục quốc gia đang cùng sinh sống, học tập, làm việc thì số lượng người trộm cắp mang quốc tịch Việt Nam “vinh dự” chiếm đến hơn 20%.

Người Việt Nam đứng thứ 2 trong các cộng đồng người nước ngoài tại Nhật, nhưng không phải với thành tích công việc mà với hành vi ăn cắp.

Những con số trên chỉ cho thấy những trường hợp đã bị bắt, còn rất nhiều trường hợp khác vẫn thoát được, ngày ngày rao bán và tiếp tục ăn cắp gửi hàng hóa về Việt Nam.

Khi ăn cắp được coi là một nghề kiếm sống

image
Thực sự đáng trách khi mà trong khi nhiều người trẻ Việt Nam tại Nhật ăn cắp ăn trộm vì họ mất việc làm và phải sống cuộc sống quá cùng cực, gia đình phải vay nợ cho các em đi, thì có rất nhiều người trẻ ăn cắp đơn giản chỉ vì… họ thích thế.

Chẳng thế mà mới đây đã có vụ việc nữ sinh Việt Nam có trong ví đến 80 nghìn yên (khoảng hơn 16 triệu đồng Việt Nam) nhưng vẫn vào siêu thị ăn trộm thịt lợn để nấu ăn cho bạn trai.

Đó là chưa kể đến việc đối với nhiều thanh niên Việt Nam sức dài vai rộng có công ăn việc làm ăn tại Nhật hẳn hoi nhưng đương nhiên coi việc ăn cắp như một nghề kiếm sống, và chừng nào chưa bị cảnh sát Nhật tóm cổ thì họ vẫn rất nhơn nhơn coi thường pháp luật.

image
Trên các diễn đàn của người Việt Nam tại Nhật, có lẽ không ngày nào người ta không thấy hàng loạt những tin rao bán hàng ăn cắp. Tất nhiên, không ai dám nói đó là hàng ăn cắp, nhưng ai cũng hiểu điều đó. Phóng viên chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc và thử mua hàng của những người đó và kết quả không khỏi gây nhiều ngạc nhiên.

Diệp Vũ /Vneconomy 25/03/2016 – 5 du khách Việt Nam đã bị nhà chức trách Singapore phạt tù vì đánh cắp số quần áo trị giá hơn 17.000 Đô la Singapore, tại các cửa hiệu H&M và Zara ở đảo quốc này, trong vòng chưa đầy 48 giờ đồng hồ.

image
Theo trang Channel News Asia, trong số 5 người trên, có 4 người lĩnh án 28 tháng tù mỗi người. Người còn lại giữ vai trò chủ mưu bị kết án 31 tháng.

Nhóm người này nhập cảnh vào Singapore từ Malaysia vào hôm 27/1/2016. Ngày hôm sau, họ bắt đầu ăn cắp đồ tại trung tâm thương mại ION Orchard.

Người bị cho giữ vai trò đứng đầu trong vụ ăn cắp là Dinh Ngoc Luan, 27 tuổi. Luan dự định sẽ mang số quần áo đánh cắp được về Việt Nam để bán.

image
Channel News Asia mô tả, tại ION Orchard, Hoang Dinh Cong sẽ đứng chờ sẵn tại một chỗ được xác định từ trước, tay cầm một va-li. Trong khi đó, những đồng phạm còn lại gồm Nguyen Quoc Hung, Nguyen Thi Luong và Dang Bich Thao sẽ vào một cửa hiệu cùng với Luan. Tất cả những người này cùng mang theo túi giấy màu nâu để đựng quần áo ăn cắp.

Những chiếc túi giấy này sau đó được nhà chức trách phát hiện được lót bằng vật liệu đặc biệt. Việc lót túi như vậy được cho là lý do tại sao hệ thống cảnh báo an ninh không phát hiện được món đồ bị đánh cắp khỏi cửa hiệu.

Sau mỗi “chặng”, những người này chuyển số đồ “thu hoạch” được từ túi giấy sang va-li hành lý mà Cong cầm. Tiếp đó, họ nhằm vào một cửa hiệu khác.

Ba trong số những người này đã bị cảnh sát tuần tra trung tâm thương mại phát hiện với tang vật ăn cắp trên tay. Ngay sau đó, họ đã bị bắt. Hai người còn lại tẩu thoát, nhưng cuối cùng cũng sa lưới cảnh sát khi tìm cách xuất cảnh khỏi Singapore thông qua cửa khẩu Woodlands.

image
Phó công tố viên Singapore Sivabalan Thanabal cho biết nhóm người Việt này đã tới Singapore “với mục đích rõ ràng là ăn cắp”, lợi dùng lòng hiếu khách của nước này. Ông thúc giục tòa án đưa ra án phạt thích đáng để “ngăn những nhóm có tư tưởng tương tự nhằm vào Singapore”.

image
Vị Phó công tố viên cũng nói chiến dịch ăn cắp của nhóm người Việt trên đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Chỉ trong vòng chưa đầy 48 giờ đồng hồ sau khi tới Singapore, nhóm này đã đánh cắp được một lượng quần áo trị giá tới 17.380 Đô la Singapore.

Với tội danh ăn cắp, 5 người này có thể chịu án tù lên tới 7 năm và bị phạt tiền.



Ngọc Thanh

mcdonalds thief stealing hamburglar

Thư gửi Sơ vừa mới qua đời với nụ cười thật tươi!
Huế Xưa & Cầu Trường Tiền
Geneva: thành phố quốc tế
Đất nước của những thằng hèn
Một người gốc Việt trộm hơn 6.200 thẻ tín dụng để ...
Vụ Formasa: lập lờ đánh lận con đen
Tuyệt chiêu nghỉ hưu sớm mà vẫn có tiền
Diễn biến sự kiện liên quan tới vụ cá chết
Báo nước ngoài nói gì về lỗi của Formosa ?
Lãnh đạo ngố & Cán ngố
Chẳng ai biết bạn bè nghĩ gì về mình?
Nước máy ở Mỹ an toàn?
Hoài niệm xe đò
Những con số bị coi là 'cấm kỵ'
Nhà Trắng trả lời thỉnh nguyện thư cá chết
Mặt trái của việc yêu người cùng công ty
Cái thời người ta sống để...hại nhau?
Vấn nạn dạy thêm, học thêm ở Việt Nam
Father’s Day – Mother’s Day: Ngày Phụ Mẫu
Thói quen cướp công có từ đâu?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.