Ta tưởng rằng ta có
thể biết người khác nghĩ về ta như thế nào, nhưng tâm lý học cho biết ta đã lầm.
Nếu bạn giống đa số
người thì bạn có thể có được ý nghĩ chắc chắn về cá nhân mình cho dù bạn là người
thân tình hay nhút nhát, nóng nảy hay bình tĩnh, v.v.. Nhưng bạn tự xét đoán
mình đúng đến mức nào so với ấn tượng của những người khác đối với mình?
Các nhà tâm lý khi
nghiên cứu vấn đề này thấy rằng phần lớn chúng ta thực sự có mức “chính xác
cao”. Nhưng đồng thời ta cũng có một số điểm mù, nghĩa là có một vài điều mà rất
nhiều người khác đều nghĩ về ta mà ta không biết gì cả. Thực tế, bạn càng biết
điều chỉnh thì người khác càng hiểu ít hơn về bạn.
Một trong những cuộc
điều tra kỹ càng nhất về việc người ta có biết người khác nghĩ gì về họ không
đã được các nhà nghiên cứu của các trường đại học Washington và Wake Forest xuất
bản năm 2011. Trong một nghiên cứu, Erika Carlson và đồng nghiệp đã yêu cầu
hàng trăm sinh viên tự cho điểm đánh giá tính cách của mình (những nét chính
như mức hướng ngoại, nhưng cả những đặc trưng khác như mức thật thà, khôi hài
và hấp dẫn), và rồi đề nghị bạn bè và gia đình cũng đánh giá. Cuối cùng, những
người tham gia phỏng đoán mình được người khác đánh giá thế nào.
Một cách để tính xem
người khác nghĩ gì về bạn là xem xét xem bạn tự nghĩ về mình thế nào và dùng nó
làm cơ sở để phỏng đoán người khác nghĩ gì, giả dụ nếu bạn nghĩ mình là người cởi
mở (hoặc không), v.v.., thì người khác cũng nghĩ vậy. Nhưng Carlson và đồng
nghiệp coi điều sau đây là chính, khi biết những người tham gia (thử nghiệm)
nghĩ gì về mình thì có sự tương quan giữa việc người tham gia nghĩ người khác
đánh giá họ thế nào với việc những người này thực tế đánh giá thế nào, tức là
“hình ảnh trong xã hội” của họ. Thực tế, sự phỏng đoán của người tham gia về
người khác nghĩ gì về họ phản ánh “hình ảnh trong xã hội” của họ hơn là việc họ
tự đánh giá.
Các nhà nghiên cứu
nói những kết quả này cho bằng chứng cho cái họ gọi là “sự thấu hiểu” thực sự
vì nó cho thấy chúng ta có khả năng nhìn vượt qua việc tự đánh giá để mường tượng
người khác nghĩ gì về mình, và ta có thể làm điều này khá tốt. Điều này đúng
khi trình tự thử nghiệm là với người lạ mà người tham gia chỉ nói chuyện với họ
khoảng 5 phút.
Những người quanh bạn
có thể nhìn nhận bạn theo cách mà bạn không thể tưởng nổi
Do vậy chắc hẳn bạn
biết được phần nào người khác nghĩ gì về mình, nhưng những nghiên cứu sau này
cho thấy sự thấu hiểu của bạn còn lâu mới được coi là hoàn chỉnh (theo chứng
minh của đội ngũ các nhà tâm lý Đức trong một nghiên cứu năm 2013). 65 sinh
viên tự cho điểm đánh giá tính cách mình ở 37 câu nói (thí dụ “tôi cư xử công bằng”
hoặc “tôi là người lười”) và họ cũng đề xuất nhiều bạn và người trong gia đình
đánh giá tính cách mình theo cùng đề mục (mỗi sinh viên đề xuất ít nhất 3 người;
một sinh viên mời 35 khác người chơi). Cuối cùng, sinh viên phỏng đoán những
người khác đánh giá thế nào.
Điều quan trọng là
nghiên cứu đã cho thấy nhìn chung có sự đánh giá nhất quán của bạn bè và gia
đình (chẳng hạn họ cùng đồng ý đối tượng là lười) và điều này khác với sinh
viên tự đánh giá mình và khác với phỏng đoán của sinh viên về người khác nghĩ
gì về mình. Các nhà nghiên cứu gọi sự vênh này là “điểm mù” và nói những phát
hiện này chứng minh rằng “con người điển hình là không biết được một số trong số
những cách độc nhất người khác đồng tâm đánh giá mình.”
Những người hay lo lắng
về quan hệ xã hội trong số chúng ta có thể sẽ không quá ngạc nhiên vì thực tế
chắc hẳn chúng ta đã mất nhiều thời gian lo lắng về điểm mù này. Nhưng thực tế
hóa ra là những người ít quan tâm nhất đến người khác nghĩ gì về mình lại là những
người được điều chỉnh tốt hơn về mặt tâm lý.
Tự suy xét
Trong một nghiên cứu
được đăng tải trong năm nay, hai nhà tâm lý của trường đại học Martin-Luther ở
Đức có yêu cầu sinh viên lập thành những nhóm 4 người, tự đánh giá tính cách
mình, tính cách của thành viên trong nhóm, và cuối cùng phỏng đoán các thành
viên nhóm đánh giá mình thế nào. Các sinh viên cũng cho biết các biện pháp của
mình để điều chỉnh tâm lý, cũng như điền câu hỏi về sự tự trọng và các điểm biểu
hiện dấu hiệu mất ổn định về tính cách.
Những sinh viên được
điều chỉnh tốt hơn về tâm lý thể hiện ít quan tâm hơn đến người khác nghĩ gì về
mình, nghĩa là căn cứ nhiều hơn vào điều họ nghĩ về bản thân khi đưa ra phỏng
đoán, và điều này đặc biệt đúng đối với bạn học mà họ thân thuộc hơn. Nói cách
khác, bạn càng ổn định và tự tin về cảm xúc thì sự phỏng đoán của bạn về bạn bè
nghĩ gì về mình càng giống với điều bạn tự đánh giá mình (là điểm tốt nếu bạn
giống đa số người). Điều phát hiện này là nhất quán với các tài liệu nghiên cứu
sâu hơn về sự suy nhược, người bị suy nhược nhiều hơn thì ít có định kiến lợi
cho bản thân hơn, nói cách khác, họ nhìn thế giới hiện thực hơn.
Bạn cho rằng ảnh tự
chụp thể hiện bạn đẹp nhất, nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy bạn là người
đánh giá tồi nhất.
Những điểm mù này có
thể đặc biệt nổi bật trên phương tiện truyền thông xã hội. Trong thế giới ngày
nay, chúng ta ngày càng nói về mình trên mạng hơn là gặp trực tiếp, và các nhà
tâm lý mới đây bắt đầu điều tra cách thức mới này làm chúng ta nhận định sai đi
việc những người khác đánh giá ta thế nào. Một nghiên cứu khác được xuất bản
năm nay đi sâu cụ thể vào việc tự chụp ảnh ("selfie", ảnh thường
xuyên tự chụp để đưa lên mạng).
Gần 200 sinh viên đã
đến phòng thử nghiệm tâm lý, tự chụp ảnh, và để một nhà nghiên cứu chụp mình bằng
chính điện thoại đó. Sau đó các sinh viên đánh giá họ trông thế nào trong các ảnh
về độ hấp dẫn và đáng mến. Những nhà nghiên cứu ở đại học Toronto thấy những
người thường xuyên tự chụp (trong số sinh viên) thấy họ trông hấp dẫn và dễ mến
trong các ảnh họ tự chụp hơn là các ảnh nhà nghiên cứu chụp. Nhưng khi một nhóm
khác được chọn trên mạng xem 2 bộ ảnh này thì họ đánh giá hoàn toàn ngược lại,
sinh viên trông hấp dẫn và dễ mến hơn là ở ảnh do nhà nghiên cứu chụp hơn là ở ảnh
tự chụp. Có lẽ đó là điều bạn nên ghi nhớ vào lần tới khi bạn sắp đăng những ảnh
tự chụp ới nhất.
Với những điều phát
hiện mới này, hình như nếu bạn muốn thực sự biết hình ảnh đầy đủ người khác
nghĩ gì về bạn thì tốt nhất là không hỏi họ. Chừng nào bạn bè và những người
trong gia đình còn thành thật với bạn thì bạn có thể thấy rằng mình không hẳn
là người mà mình nghĩ, ít nhất là không được nhìn nhận như vậy qua con mắt người
khác. Mặt khác, nếu bạn hài lòng về mình và bạn nghĩ thế nào để khắc phục thì
có lẽ tốt nhất là không nên hỏi quá nhiều. Không biết gì có thể thực sự là niềm
hạnh phúc.
Christian Jarrett
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.