Một người thanh niên
trẻ tuổi luôn thấy sợ hãi trước nhiều điều. Nghĩ đến điều này anh ta cũng thấy
sợ, nghĩ đến điều kia cũng lại thấy sợ. Rốt cuộc anh ta không biết điều gì là sợ
nhất. Vì vậy, anh ta tìm đến một vị cao nhân để hỏi.
Người thanh niên trẻ
đến hỏi một vị cao nhân: “Xin hỏi ngài, con người sợ nhất cái gì?”
Vị cao nhân mỉm cười
rồi hỏi lại: “Vậy cậu cho là cái gì?”
Người thanh niên
không nghĩ ngợi lâu mà trả lời ngay: “Là sự cô độc có phải không?”
Vị cao nhân lắc đầu:
“Không đúng rồi!”
Người thanh niên lại
nói: “Vậy đó là sự hiểu lầm?”
Vị cao nhân vẫn lắc
đầu nói: “Cũng không đúng!”
Người thanh niên lúc
này có vẻ bối rối, nghĩ một lát mới dám nói: “Vậy phải chăng là sự tuyệt vọng?”
“Vẫn không đúng!”
Người thanh niên trả
lời một lúc với rất nhiều đáp án khác nhau nhưng vị cao nhân lại một mực lắc đầu
nói không đúng.
Cuối cùng, người
thanh niên không thể nghĩ thêm được gì liền nói: “Xin ngài hãy nói đó là cái
gì?”
Vị cao nhân trả lời:
“Đó chính là bản thân mình! Con người sợ nhất là bản thân mình!”
Người thanh niên mở
to mắt ngẩng đầu nhìn vị cao nhân, nửa như đã hiểu, nửa lại như không hiểu.
Vị cao nhân giải
thích cho người thanh niên: “Đúng là như thế đấy! Kỳ thực những điều mà cậu vừa
nói, cô độc, tuyệt vọng, hiểu lầm…đều là những thứ được phản chiếu ra từ thế giới
nội tâm của cậu, đều là cảm giác của tự bản thân cậu mà thôi. Nếu như cậu nói với
chính mình rằng: “Những điều này thật đáng sợ, mình không thể chịu nổi! Vậy thì
cậu sẽ thực sự sợ hãi. Nhưng nếu như cậu nói với bản thân mình rằng: “Không có
gì phải sợ cả! Chỉ cần mình dũng cảm đối mặt thì mình sẽ chiến thắng được nó.”
Như vậy thì sẽ không có gì làm khó được cậu cả. Còn sợ hãi trước những thứ mình
nghĩ ra tức là cậu còn chấp nhất, dính mắc vào nó. Sao phải đau khổ chấp nhất
vào những điều hư ảo đó? Một người không còn bị dính mắc vào điều gì thì anh ta
còn có thể sợ hãi chăng? Cho nên, khiến cho một người sợ hãi cũng không phải là
những ý nghĩ kia mà chính là bản thân người đó thôi.”
Người thanh niên bừng
tỉnh đại ngộ.
Trong lòng nếu
“quang đãng” thì dù có đang mưa cũng thấy bầu trời trong xanh. Nhưng nếu trong
lòng mà “âm u” thì dù không mưa cũng thấy bầu trời âm u.
Cuộc đời của một người
giống như một chuyến hành trình trở về, ven đường có vô số những vũng nước lầy
lội nhấp nhô nhưng cũng có những cảnh sắc tươi đẹp ngắm nhìn không hết.
Có thể chúng ta khó
cải biến được đường đời của mình nhưng ít nhất chúng ta có thể cải biến được
nhân sinh quan. Có thể chúng ta khó cải biến được hướng gió nhưng chúng ta có
thể điều chỉnh được cánh buồm. Có thể chúng ta không chi phối được sự tình
nhưng chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được tâm tình của mình!
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.