Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
là người đã gửi hồn dân tộc qua nét vẽ, theo một nhà sưu tầm và trưng bày nghệ
thuật Việt Nam từ Sài Gòn.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Bình luận về nét đặc
sắc trong nghệ thuật của Nguyễn Tư Nghiêm, danh họa vừa qua đời ở tuổi 94 tại
Hà Nội, bà Xuân Phượng, người sáng lập Lotus Gallery nói:
Bà Nguyễn Thị Xuân
Phượng (sinh năm 1924) là cựu phóng viên chiến trường, đạo diễn phim tài liệu của
Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 1989.
"Khi người ta
xem những bức tranh của Nguyễn Tư Nghiêm, nó có nét đằm thắm của tâm hồn Việt
Nam vẽ theo lối rất sâu sắc, những nét gọn, nhanh vừa đồng thời hiện đại, lại vừa
rất cổ điển."
Cách tân, hiện đại
"Cái quý nhất,
cái hiếm nhất và cái làm cho chúng tôi rất yêu mến họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm ở chỗ
anh ấy đem được tâm hồn Việt Nam, kết hợp với tài năng riêng của mình để tạo những
bức tranh mà người xem nhìn vào biết chắc đây là tranh của người Việt Nam.
"Nhưng đồng thời
cũng thấy đây là bút pháp của một người đầy cách tân, một người đầy hiện đại."
Bà Xuân Phương chia sẻ về những kỷ niệm nghệ thuật với ông, đặc biệt về
các tác phẩm về Gióng và Kim Vân Kiều của danh họa.
Danh họa Nguyễn Tư
Nghiêm qua đời
Họa sĩ lão thành của Việt
Nam, ông Nguyễn Tư Nghiêm, vừa qua đời ở Hà Nội hôm 15/6/2016, hưởng thọ 94 tuổi,
theo một thông báo của Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Danh họa nguyên quán ở tỉnh
Nghệ An, miền Trung Việt Nam, tốt nghiệp khóa 15 Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương
(1941 - 1946) và nổi tiếng về sơn mài, sơn dầu và bột màu.
Ông từng giảng dạy tại Trường
Mỹ Nghệ Hà Nội trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1960.
Ông cũng có thời gian làm
giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và là Ủy viên Ban chấp
hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I (1957- 1983) và là hoạ sĩ 'tổ sáng tác' Hội Mỹ
thuật Việt Nam.
Trước đó trong cuộc chiến
tranh Đông Dương, ông giảng dạy ở Trường Mỹ thuật kháng chiến ở Việt Bắc.
Một số tác phẩm hội tiêu biểu
của ông gồm Người gác Văn Miếu, Cổng làng Mông Phụ, Đánh cờ dưới bóng tre, Trạm
gác, Con nghé, Xuân Hồ Gươm, Điệu múa cổ, Gióng, Mười hai con giáp, Kim Vân Kiều
v.v...
Họa sĩ từng được nhận các
giải thưởng quốc tế và Việt Nam, trong đó có Giải thưởng Hội họa Quốc tế Sofia,
Bulgaria (1983), Giải thưởng triển lãm về Hội họa và Đồ họa quốc tế lần thứ nhất
(1987) ở Hà Nội và nhiều
giải thưởng khác, vẫn theo thông báo của Hội Mỹ thuật Việt Nam.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.