Tháng Tư 2016: Cá chết hàng
loạt
Ngày 6: Tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển tại Kỳ Anh,
Hà Tĩnh (khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà). Cá chết nhiều trong
các ngày 6-7/4.
Ngày 10: Hiện tượng cá chết xuất hiện tại Quảng Bình.
Ngày 15: Cá chết lan đến Thừa Thiên – Huế.
Ngày 16: Xuất hiện cá chết tại Quảng Trị.
Ngày 21: Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn nói đoàn công tác không vào kiểm tra tại khu công nghiệp Vũng Áng được vì
đây là khu vực có yếu tố nước ngoài, “đoàn không có thẩm quyền, chức năng kiểm
tra”.
Ngày 22: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hà Tĩnh “kiểm tra mô hình sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thông mới và tiến độ dự án
Formosa”.
Một người dân lặn
biển, ông Nguyễn Xuân Thành phát hiện thấy đường ống xả thải hóa chất dưới đáy
biển, “nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, mùi hôi thối, khi
ngửi cảm thấy rất ngạt thở”.
Ngày 23: Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân nói việc báo chí
“khiến dư luận hiểu nhầm rằng Formosa xả trộm bằng đường ống khổng lồ dưới
đáy biển”, đồng thời khẳng định “Formosa được phép xả thải” và đường ống ngầm của
hãng là hoàn toàn hợp pháp.
Phó viện trưởng
Viện Nghiên cứu Hải sản Nguyễn Viết Nghĩa tuyên bố cá chết bất thường là do
“độc chất mạnh”, với nguồn nước biển ô nhiễm xuất phát từ khu công nghiệp
Vũng Áng.
Ngày 24: Cuộc họp giữa Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ Tài nguyên Môi
trường nói Formosa có một số “vi phạm trong việc thực hiện súc rửa đường ống”.
Bộ Tài nguyên Môi
trường nói sẽ tìm ra kết quả gây cá chết trong “5 ngày nữa”.
Ngày 26: Formosa Hà Tĩnh ra thông cáo nói họ “kinh ngạc” và “không thể hiểu
nổi” tình trạng sinh vật biển chết, gây ô nhiễm trên biển với quy mô lớn.
Năm thợ lặn tại
huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình phải nhập viện sau khi lặn từ khu vực biển
Vũng Áng lên.
Ngày 27: Có thông tin xuất hiện cá chết ở Đà Nẵng. Chính phủ ra công điện
yêu cầu bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế nghiêm cấm sử
dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy hải sản chết bất thường.
Bộ Tài nguyên Môi
trường ra kết luận ban đầu theo đó nói có hai khả năng gây ra tình trạng cá chết,
gồm tác động độc tố hoá học của con người và trên biển, và là do tác động của
hiện tượng tảo nở hoa hay thủy triều đỏ. Formosa Hà Tĩnh được xác định là
"chưa thấy có mối liên hệ nào" với tình trạng cá chết hàng loạt
Ngày 28: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo trong cuộc họp
Chính phủ về kết quả xét nghiệm mẫu xác định "bước đầu loại trừ nguyên
nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo
nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ".
Ngày 29: Khu vực biển Đà Nẵng tiếp tục có tình trạng cá chết dạt bờ ồ ạt,
trong đó có nhiều cá thể cỡ lớn, tới 10kg.
Ngày 29-30: Người dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
biểu tình phản đối thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt ở vùng biển miền
Trung.
Tại Huế, một nhóm
nghệ sỹ biểu diễn nghệ thuật đường phố cũng về vụ cá chết nhưng bị công an
can thiệp.
Ngày 30: Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng các lãnh đạo đi tắm biển cùng
người dân và ăn cá để giải tỏa lo âu cho người dân.
Tháng Năm 2016: Biểu tình
diễn ra ở nhiều nơi
Ngày 1: Tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam, hàng ngàn người đã xuống đường
biểu tình phản đối thảm họa môi trường này, yêu cầu minh bạch và tìm ra nguyên
nhân gây cá chết hàng loạt.
Trong bản tin 20 giờ,
Đài truyền hình Việt Nam VTV công bố bắt hai nhà hoạt động tên Trương Minh Tam
và Chu Mạnh Sơn vì đã tới khu vực Formosa và Kỳ Hà, Hà Tĩnh "thu thập
thông tin và hình ảnh để phát tán trên mạng internet nhằm mục đích kích động
người dân".
Người lao động Việt
Nam tại Đài Loan xuống đường thể hiện quan điểm về sự kiện cá chết tại khu vực
Hà Tĩnh.
Ngày 2: Vào giờ đêm, Văn phòng Chính phủ phát đi thông cáo yêu cầu giám sát
hệ thống xả thải của công ty Formosa, cấp gạo và hỗ trợ tài chính cho ngư dân,
đồng thời đề nghị ngư dân đánh bắt ở vùng ngoài 20 hải lý và hỗ trợ tiêu hủy cá
chết.
Ngày 3: Bảy linh mục tại các giáo xứ trong huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh gửi kiến
nghị lên thủ tướng vì vụ cá chết hàng loạt xảy ra trong khu vực này.
An ninh Việt Nam thả
ông Chu Mạnh Sơn, một nhà hoạt động bị bắt tại khu vực Vũng Áng, tâm điểm của
thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung.
Ông Chu Mạnh Sơn được
thả sáng ngày 3/5. Tuy nhiên, người bị bắt cùng đợt với ông là ông Trương Minh
Tam hiện vẫn chưa được thả.
Ngày 5: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, người phát
ngôn Chính phủ được báo Tuổi Trẻ dẫn lời: "Bộ Thông tin - truyền thông chỉ
đạo các cơ quan báo chí thực hiện việc đưa tin trung thực, khách quan, đúng định
hướng, có cơ sở khoa học, đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, luận điệu
sai trái, kích động nhằm ổn định tình hình, không gây tâm lý hoang mang trong
dư luận".
Ngày 6: Lời kêu gọi tiếp tục biểu tình ngày 8/5 được phát đi trên mạng xã hội
với lý do ‘Chính phủ cố tình chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết’.
Ngày 8: Hàng trăm người dân Việt Nam ở Sài Gòn và nhiều thành phố, địa
phương trong cả nước đã xuống đường tuần hành, biểu tình phản đối vụ cá chết
hàng loạt.
Ngày 14: Nhiều nhà hoạt động nói họ
bị "tạm giữ" và "ngăn cản" ngay tại nhà, không thể tham gia
xuống đường biểu tình trong tuần thứ ba liên tiếp vì sự kiện cá chết ở miền
Trung Việt Nam.
Ngày 15: Các cuộc biểu tình tại Hà Nội và TP HCM nhanh chóng bị giới chức
trấn áp. Tin tức nói nhiều người biểu tình đã bị các lực lượng an ninh bắt giữ
Ngày 27: VTV phát chương trình ’60 phút mở: Bạn chia sẻ trên mạng xã hội để
làm gì, trong đó người dẫn chương trình Tạ Bích Loan cùng năm khách mời chất vấn
Phan Anh, một MC của VTV, "Tại sao bạn lại phải chia sẻ clip hai con cá
chết của Vũng Áng?" ’60 phút mở’ đã gây tranh luận gay gắt trong cộng đồng
cư dân mạng ở Việt Nam.
Ngày 29: Hàng trăm người Việt tại Nhật biểu tình đòi làm rõ nguyên nhân thảm
họa cá chết tại Việt Nam.
Tháng Sáu 2016: Công bố
nguyên nhân cá chết
Ngày 5: Tại Hà Nội, cuộc tuần hành nhân ngày Môi trường Thế giới và vì 'cá
chết hàng loạt, bất thường' bị các lực lượng an ninh nhanh chóng giải tán. Một
số người tham gia bị bắt đưa đi.
Ngày 8: Hà Tĩnh buộc Formosa Hà Tĩnh và Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (thuộc
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN) lắp thiết bị tự động kiểm soát khí chất thải, bụi
tại các lò cao nhiệt điện.
Ngày 11: Tôm hùm và cá chết hàng loạt ở biển Phú Yên.
Ngày 12: Hàng trăm người dân ở khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An xuống đường, tuần
hành từ nhà thờ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An và sau đó tuần hành trên Quốc
Lộ 37.
Ngày 16: Quốc hội Đài Loan họp báo liên quan tới cáo buộc Formosa Hà Tĩnh thải
chất độc gây ô nhiễm. Formosa Plastic Group bị áp lực từ các nhóm môi trường địa
phương, nghị sỹ và một hội đoàn của người Việt, chất vấn về vụ cá chết bí ẩn
ở miền Trung Việt Nam.
Ngày 26: Một số báo Việt Nam đăng bài về phóng sự dài 60 phút ‘Việt Nam –
Cái chết của cá’ phát trên kênh truyền hình PTS của Đài Loan.
Ngày 28: Formosa ký biên bản thừa nhận sai phạm, trước sự chứng kiến của đại
diện nhiều bộ ngành Việt Nam, trong đó có cả Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa
án tối cao và đại diện bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng.
Ngày 29: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Nguyên Thành phát biểu, công khai
thừa nhận những sự cố tại Formosa Hà Tĩnh “là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường
làm hải sản chết hàng loạt tại bốn tình miền Trung của Việt Nam”, nhưng nói
nguyên nhân không phải do Formosa Hà Tĩnh mà là do các nhà thầu phụ của hãng
gây ra.
Lãnh đạo Formosa hứa
hẹn bồi thường mọi thiệt hại và “cam kết không tái diễn các hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Việt Nam”.
Ngày 30: Văn phòng Chính phủ họp báo công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt,
theo đó xác định là do sự cố xả thải và từ lò luyện cốc của Formosa Hà Tĩnh.
Lãnh đạo Formosa hứa hẹn bồi thường mọi thiệt hại và “cam kết không tái diễn
các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của
Việt Nam”.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.