Ngư dân Hà Tĩnh
trong phóng sự do truyền hình Đài Loan thực hiện về thảm họa cá chết ở miền
Trung Việt Nam
Các hãng tin quốc tế
bình luận sau vụ họp báo công bố Formosa là thủ phạm gây thảm họa cá chết tại
các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Báo Taipei Times hôm 1/7 cho hay, Sở
Đầu tư kinh tế Đài Loan tuyên bố họ tôn trọng các thỏa thuận giữa nhà máy thép
Formosa Hà Tĩnh và chính phủ Việt Nam.
"Chúng tôi đã
liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau khi chính phủ Việt Nam công bố báo cáo
điều tra hôm 30/6," Tổng giám đốc sở Vivian Lien bày tỏ hy vọng rằng vụ cá
chết sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Đài Loan và Việt Nam.
Bà cho biết Bộ Công
an Việt Nam cam kết với cơ quan đại diện Đài Loan tại Việt Nam rằng sẽ bảo đảm
an toàn cho người Đài Loan tại Việt Nam sau vụ việc.
Nhà máy thép Formosa
là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Reuters hôm 30/6 bình
luận thảm họa cá chết khiến tân chính phủ Việt Nam phải vật lộn kiểm soát cuộc
khủng hoảng.
Tối 30/6, Bộ Ngoại
giao Đài Loan kêu gọi Việt Nam bảo vệ các doanh nghiệp Đài Loan.
"Chúng
tôi hy vọng chính phủ và người dân Việt Nam tiếp tục trợ giúp," thông cáo
của Bộ Ngoại giao Đài Loan viết.
Trong một video clip,
Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS),
ông Trần Nguyên Thành nói: "Chúng tôi rất hy vọng người Việt Nam có thể rộng
lượng trước vụ việc".
Đảm bảo sự chắc chắn
Giới chức chính phủ
Việt Nam phủ nhận bất kỳ sự che đậy để bảo vệ nhà đầu tư lớn và cho biết sự chậm
trễ trong việc công bố kết luận điều tra là để đảm bảo sự chắc chắn với sự hợp
tác của các nhà khoa học Nhật, Đức và Pháp.
Những người chỉ
trích chính phủ Việt Nam bình luận rằng cuộc điều tra cá chết kéo dài quá lâu
Bloomberg hôm 1/7 tường
thuật, cuộc khủng hoảng cá chết khiến xảy ra các cuộc biểu tình hiếm hoi tại
các thành phố ở Việt Nam. Điều này giống như một phép thử với chính phủ phải
cân bằng mong muốn tăng đầu tư nước ngoài nhưng phải chứng tỏ rằng họ không bị
các công ty nước ngoài dắt mũi.
Chính phủ Việt Nam
cũng chịu áp lực cho phép hình thành công đoàn độc lập và ban hành các điều luật
bảo vệ môi trường nghiêm ngặt là một phần yêu cầu Việt Nam trong việc gia nhập
Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Fred Burke, đại diện
hãng luật Baker & McKenzie Vietnam, được dẫn lời.
"Họ [Chính phủ]
muốn gửi thông điệp tới các nhà đầu tư nước ngoài rằng sẽ không quá khắt
khe" Burke nói. "Nhưng họ phải thực thi pháp luật và để nhà đầu tư biết
rằng họ đang hoạt động trong một sân chơi bình đẳng."
Những người chỉ
trích chính phủ bình luận cuộc điều tra cá chết kéo dài quá lâu. Nguyễn Thi, một
nhà tư vấn môi trường tại TP HCM cho biết. "Sự phẫn nộ của công chúng và
các cuộc biểu tình có thể tránh được nếu các chính phủ minh bạch vụ này ngay từ
đầu".
Hãng AP hôm 30/6 dẫn
lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết nhà chức
trách sẽ không dung thứ việc lợi dụng vụ cá chết để kích động gây bất ổn.
"Chúng tôi tôn
trọng phản ứng chính đáng của người dân. Tuy nhiên, chúng tôi không chấp nhận
việc lạm dụng sự tức giận đó để kích động phá hoại Đảng và chính phủ."
Ông Tuấn cho biết cơ
quan thực thi pháp luật sẽ cân nhắc việc tiến hành điều tra hình sự vụ việc.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư Đặng Duy Đông nói tại cuộc họp báo 30/6 rằng chính phủ Việt Nam muốn
thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường,
và sẽ không thu hút đầu tư bằng mọi giá.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.