Thursday, August 11, 2016

Mỹ thuật đương đại Nam Mỹ

image
Nghệ thuật thị giác Nam Mỹ từ xưa đến nay cho chúng ta thấy bị ảnh hưởng rõ rệt nền mỹ thuật của châu Âu. Tuy vậy nền mỹ thuật phong phú bản địa của Nam Mỹ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình mặc dù có những ảnh hưởng từ nước ngoài. Hình thái mỹ thuật ở Nam Mỹ phần lớn bao  gồm các họa phẩm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và baroque Pháp. 

image
Những họa phẩm này lại bị ảnh hưởng của các cây cọ người Ý. Do đó, có thể nói nghệ thuật thị giác của Nam Mỹ có gốc gác từ các hoạ sĩ châu Âu. Đến đầu thế kỷ 20, Nam Mỹ mới bắt đầu phát triển phong cách riêng của mình.

Truy tìm nguyên thủy của nền mỹ thuật Nam Mỹ, chúng ta có thể theo dấu những người thổ dân Inca là những người đầu tiên đã khai sinh nguồn gốc nghệ thuật này. Nghệ thuật của người Inca cũng chính là nền nghệ thuật cổ truyền của Nam Mỹ. Tiếp theo đó là cuộc cách mạng nghệ thuật đã gây thiệt mạng cho nhiều hoạ sĩ trong các vụ thảm sát. Tuy nhiên nghệ thuật truyền thống của người Inca vẫn tiếp tục được ngưỡng mộ cho đến ngày nay.

image
Nền mỹ thuật đương đại của Nam Mỹ đặc biệt là ở Brazil(Ba Tây) bao gồm những quan niệm thẩm mỹ mới. Đại diện của nó là một số nhóm hoạ sĩ cùng các hoạ sĩ độc lập mới nổi lên vào những năm 1930. Tuy nhiên, tác phẩm của họ đã rất tinh tế và là những tấm gương phản ảnh được đời sống xã hội. Mặc dù chúng xem rất giống với những phong cách truyền thống nhưng chúng không nhắm mục đích trở lại hình thái nghệ thuật cũ. Những hoạ sĩ đương đại nổi danh của Nam Mỹ sau này đã thiết lập các hiệp hội nghệ thuật như Bernadelli Nucleus, Nhóm Santa Helena v..v.. Một số các hoạ sĩ đương đại điển hình có thể nhắc đến như Candido Portinari, Antonio Berni, Fernando Botero v..v..

Fernando Botero

image
Fernando Botero Angulo (1932-...) là một họa sĩ của trường phái tượng trưng và là một điêu khắc gia của Colombia. Ông có một phong cách đặc thù nổi tiếng được gọi là "Boterismo". Lối vẽ này đặc biệt phóng đại hình dáng con người trong lối miêu tả. Mục đích để chỉ trích chính trị hay hài hước, giễu nhại tùy từng tác phẩm. Ông được xem như một nghệ sĩ được biết đến nhiều nhất mà còn sống của châu Mỹ Latinh. Những tác phẩm nghệ thuật của ông có thể được tìm thấy ở những nơi dễ nhận thấy nhất trên thế giới, chẳng hạn như Park Avenue ở thành phố New York và đại lộ Champs-Élysées ở Paris.

image
Năm 1958, ông đã giành được giải nhất Salón de Artistas Colombianos của quốc gia ông. 

Làm việc nhiều năm ở Paris, ông đạt được sự công nhận quốc tế cho các bức tranh, bản vẽ và tác phẩm điêu khắc. Chúng được triển lãm trên khắp thế giới. Nghệ phẩm của ông được thu thập bởi nhiều viện bảo tàng quốc tế lớn, các tập đoàn, và sưu tập tư nhân. Năm 2012, ông nhận được The International Sculpture Center's Lifetime Achievement trong giải thưởng Contemporary Sculpture Award.

image
Mona Lisa by Fernando Botero

Mona Lisa được hoàn thành vào năm 1978 là một tác phẩm điển hình của phong cách Fernando Botero. Botero đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách sao chép những bức tranh nổi tiếng. Tuy nhiên, ông đã thêm vào nét đặc trưng và ý tưởng riêng của mình trong các bức tranh. Ông sử dụng những biểu tượng điển hình của Botero để tái tạo những tác phẩm này. Chúng ta có thể nhìn thấy từ các chủ đề lặp đi lặp lại của các tác phẩm của bậc thầy xưa như The Wedding Arnolfini bởi JanVan Eyck và Las Meninas của Diego Velazquez.

Nhưng bức tranh đáng chú ý nhất là "Mona Lisa". Botero đã vẽ nhiều bức của nàng Mona Lisa, ví dụ, "Mona Lisa Tuổi 12" là một bức tranh tưởng tượng phác họa Mona Lisa trong thời thơ ấu. Trong khi bức "Mona Lisa" này, chúng ta đang nói đến, là một kiệt tác của ông. 

image
Bố cục của nó tương tự như của Leonardo da Vinci, nhưng sự khác biệt là Botero đã thay nhiều hình ảnh trong tranh bằng cách sử dụng phong cách độc đáo của mình. Trong bức tranh này, khuôn mặt Mona Lisa phồng lên, thúc đẩy ước muốn của chúng ta muốn véo vào da nàng. Lại thêm cảnh núi lửa phun trào phía sau bên phải nàng tạo nàng một dáng vẻ rất ngây thơ và dễ thương. Ông đã tạo một hình ảnh Mona Lisa khác xa một Mona Lisa tinh tế và bí ẩn của viện bảo tàng Louvre. Thật vậy tuy tác phẩm của ông là một sao chép nhưng Botero không bảo thủ, ông đã đạt được mục đích của sự đổi mới bằng cách thay thế chủ đề.

Antonio Berni(1905-1981)

image
Delesio Antonio Berni là một hoạ sĩ ảnh hưởng phong cách tượng trưng(Figurative) của Argentina. Ông lại kết hợp thêm trường phái "New Realism(Tân hiện thực) và trở thành một hoạ sĩ Mỹ Latin của chủ nghĩa hiện thực xã hội. Tác phẩm của ông, bao gồm một loạt các tranh Collage miêu tả sự đói nghèo và những tác động của công nghiệp hóa ở Buenos Aires, đã được trưng bày trên toàn thế giới. Ông sinh ra năm 1905 tại thành phố Rosario, Argentina. Mất năm 1981 tại Buenos Aires, Argentina.

image
Juanito tocanto la flauta
Juanito tocando la flauta(1973)- 160x105,5cm- Dầu, thạch cao, các tông, vải, kim loại và các vật liệu khác nhau trên gỗ.

Sau năm 1950, các tác phẩm của Berni có thể được xem như là một sự tổng hợp của Pop Art và chủ nghĩa hiện thực xã hội. Năm 1958, ông bắt đầu thu thập và cắt dán hình ảnh phế liệu để tạo ra một loạt các sáng tác bao quanh một nhân vật tên là Juanito Laguna. 

Loạt tranh này trở thành một câu chuyện xã hội về công nghiệp và nghèo đói. Ông chỉ ra sự chênh lệch cực độ đã tồn tại giữa các tầng lớp quý tộc giàu có Argentina và kẻ nghèo điển hình là "Juanito" của các khu ổ chuột.

image
Như ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Le Monde 1967, "Một đêm lạnh, nhiều mây, trong khi đi qua các thành phố khốn khổ của Juanito, nhãn quan tôi đã thay đổi tận gốc rễ khi nhìn thực tại đang xảy ra ... Tôi vừa khám phá trong những con đường không vỉa hè là bãi rác. Đó là thế giới đích thực của Juanito, bao quanh anh toàn những vật phế liệu- gỗ cũ, vỏ chai, sắt, hộp các tông, kim loại tấm v..v.. 

image
Mà những vật liệu này trên được sử dụng để xây dựng các túp lều ở các thị trấn như thế này. Tất cả đều chìm nghỉm trong nghèo đói".

Candido Portinari(1903-1962)

image
Ông là một trong những họa sĩ quan trọng và nổi bật nhất của Brazil có ảnh hưởng phong cách Neon-realism(tân hiện thực) trong hội họa. Là con một gia đình nhập cư Ý từ Veneto, ông sinh ra trong một đồn điền cà phê gần Brodowski, ở São Paulo. Portinari học tại Escola Nacional de Belas Artes (ENBA) ở Rio de Janeiro. Năm 1928, ông đã giành được một huy chương vàng tại ENBA. Ông qua đời ở Rio de Janeiro năm 1962 vì nhiễm độc chì từ sơn của mình.

image
Criança Morta
Criança Morta (Đứa bé chết)-180x190cm-sơn dầu/1944
Năm 1944, Portinari bày tỏ mối quan tâm của mình đến tình trạng xã hội của những công nhân Brazil. Hoạ phẩm với phong cách "Expressionist" (Biểu hiện) này là một bày tỏ kín đáo sự oán thán cuộc sống xã hội thời ấy dưới một chủ đề "Cuộc sống trẻ em, di dân và mai táng"

Trong tranh chúng ta thấy một người mẹ khổng lồ đang cúi xuống ôm đứa trẻ đã chết. Bà mẹ với đôi chân cong và đứa trẻ trong vòng tay trông giống bức tượng "The Pieta" của Michelangelo họa sĩ người Ý. Bốn nhân vật phụ đứng quanh người mẹ đau khổ này.

Đứa bé chết với thân thể trần truồng, ốm giơ xương bảo cho ta biết nó chết vì đói. Đầu nó đưa ra phía trước, trong khi cánh tay phải thõng xuống phía mặt đất, hệt như Chúa Giêsu trong bức "The Pieta" và các tác phẩm thời kỳ Phục hưng khác.

Bối cảnh quanh người mẹ và đứa bé mang một màu sắc ảm đạm. Ở bên trái, người đàn ông giữ vai vợ mình, với tấm lưng oằn, như thể ông muốn truyền xuống cho bà sự an ủi, cảm thông. Một người phụ nữ nắm giữ đầu đứa bé chết bằng cả hai tay. Trong khi bên phải, người phụ nữ khác dắt tay một đứa trẻ mà khuôn mặt trông giống như mặt người lớn. 

Người chồng và hai phụ nữ kia rơi nước mắt, hạt to như đá, tượng trưng cho thực chất của nạn hạn hán và sự thống thiết của niềm đau.

image



Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo:
Candido portinari, Fernando Botero, Antonio Berni, wikipedia

ART21 art beauty painting paint

Ông NPT chủ tâm rước giặc vào nhà?
Cái chết của tâm hồn người Việt Nam
Vì tôi là đàn bà!
Trung tiện là thước đo sức khỏe
Những bí mật nằm trong ráy tai
Những sự thật kinh dị về cơ thể
Cung Nghinh Thánh Tượng Mẹ FATIMA NTM_2016
Marian Days: Young Groups
LIVE: Thánh lễ tôn kính các Thánh TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Phóng sự bằng hình Ngày Thánh Mẫu 2016 4/8
Phóng sự bằng hình Ngày Thánh Mẫu 2016 3/8
Vì sao lãnh đạo nước ngoài ăn mặc đơn giản?
Phóng sự bằng hình Ngày Thánh Mẫu 2016
Hình ảnh chuẩn bị Ngày Thánh Mẫu: 1-8-2016
Hình ảnh chuẩn bị Ngày Thánh Mẫu: 31-7-2016
Sạc pin điện thoại cần nhớ 4 điểm
Đến Với Quê Hương Tôi
Hình ảnh chuẩn bị Ngày Thánh Mẫu: 30-7-2016
Giúp các em đối đầu với bệnh tâm thần
Hình ảnh chuẩn bị Ngày Thánh Mẫu: 29-7-2016

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.