Cơn sốt Pokemon đã bắt
đầu đổ bộ vào Việt Nam
Cảnh tượng thường thấy từ sáng đến tối tại khu vực Hồ Gươm hay Quốc Tử Giám ở Hà Nội những ngày gần đây là những đám đông thuộc nhiều độ tuổi, người lạ cũng như người quen, tay cầm điện thoại di động có cài đặt một trò chơi có tên Pokemon Go. Chính thức được giới thiệu vào thị trường Việt Nam vào ngày thứ Bảy ngày 6/8, trò chơi tương tác ảo này kỳ vọng mang lại cơn sốt mới đối với giới trẻ, nhưng cũng có thể có những hệ lụy còn chưa lường hết.
Hiện tại, đã có rất
nhiều địa điểm đã trở thành "pokestop" là nơi pokemon sẽ tập trung đến
để bắt, hoặc "pokegym" là nơi người chơi sẽ huấn luyện và đấu các
pokemon với nhau, ví dụ như Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, hay đường Kim Mã...
Không chỉ có ở Hà
Nội, hiện các tỉnh thành khác như thành phố HCM hay Vinh, trò chơi
cũng đã được phổ biến rộng rãi.
Có nguồn gốc từ
Nhật Bản là trò chơi điện tử bấm nút không nối mạng Intenet ra đời năm 1995,
thương hiệu Pokemon đã rất nổi tiếng với thế hệ 8x và 9x. Tuy nhiên yếu tố
hoài cổ là không đáng kể. Có thể thấy rõ sức hút của trò chơi này đối với các
thế hệ thanh thiếu niên ở Việt Nam, đặc biệt là học sinh cấp 2, cấp 3 và
nhiều độ tuổi khác.
Vậy sức hấp dẫn của
trò chơi này là ở đâu?
Người chơi sử dụng
điện thoại di động tương tác với các địa điểm thật
Tương tác ảo
"Chiến thuật
khá đơn giản, nếu không muốn nói là khá nhạt, vì người chơi chỉ cần bằng cách
lia bóng để bắt được các thú vật trong thế giới tưởng tượng trong
pokemon," theo lời anh Anh Tú (còn gọi là Tú Michael).
Về hình họa hay cách
thức tương tác với màn hình cũng không có gì mới so với một số game trước đó
như Ninja Hoa Quả (Ninja Fruit) hay Angry bird.
Nhưng đây là trò
chơi đầu tiên sử dụng thành công ứng dụng tương tác ảo (augmented reality). Điểm
mấu chốt ở đây là sự kết hợp giữa một thế giới ảo của những con vật tưởng tượng
được lồng ghép trên thực tế quen thuộc là các địa điểm địa lý.
Sự mới lạ cũng làm
nên sức hấp dẫn của trò chơi, mà theo Amelia Tait của tờ New Stateman, là ở sự
kết hợp giữa cả tâm lý cạnh tranh và thách thức và nguy hiểm khó dự đoán đối
người chơi.
Theo một người khác,
ông Lê Huy Tâm, tính cạnh tranh và tâm lý tích góp với tần suất tăng dần cũng
là nhân tố gây nên sức hấp dẫn của trò chơi này.
"Thực tế là
luôn luôn có một con thú mới để thuần phục, một địa điểm mới, một bản đồ mới.
Điều này dễ khiến người chơi có tâm lý cố thêm một chút để được thêm một
chút".
"Ngoài ra là
tính tương tác khá cao. Người chơi thảo luận về cách thức huấn luyện các con
thú. Khi cùng có mặt tại địa điểm đó người chơi cũng cần nhanh tay nhanh chân
vì nếu có Pokemon xuất hiện thì ai bắt đến trước thì bắt được, chậm là mất".
"Tâm lý đám
đông cũng làm nên tính gây nghiện của trò chơi này đối với nhiều quốc gia,
không chỉ ở Việt Nam," theo ông Tâm, một giảng viên Đại học sống ở Hà Nội.
Hiện tại Hà Nội
đang ở một trong những thời điểm nóng nhất trong năm với nhiệt độ ngoài trời
39-40 độ, nhưng thay vì ở lì trong nhà, giới trẻ chịu khó đi ra ngoài đến các
pokestop và pokegym. Người chơi kiêm huấn luận viên có thể gặp nhau, giao lưu
về chiến thuật rèn luyện và chiến đấu cho pokemon của mình.
"Một điểm tích
cực nữa là Việt Nam là nước có dân số trẻ, rất nhanh nhạy với phần mềm cho
phép chia sẻ bảng xếp hạng và chiến tích qua nhiều kênh mạng xã hội khác như
Facebook, Twitter, Zalo, Viber, Skype...," theo lời ông Tú Michael.
"Đây chính là
bí quyết thành công của Pokemon Go."
Hệ lụy khó lường
Tuy nhiên trò chơi
này cũng có thể dẫn tới một số sự việc không mong muốn.
Ở Hà Nội, trang
Webtretho đã ghi nhận có sự việc phụ huynh báo con học lớp 7 mất tích, nhưng
hóa ra đang đi săn tìm pokemon.
"Trò chơi này mất khá thời gian, nếu cứ tà tà chơi thì 1 ngày một người chơi có thể tốn từ 2-3
tiếng để lên khoảng 3 level (mức độ)", theo nhận định của ông Anh Tú.
Ngoài ra phải kể đến
là một vấn đề nan giải là an toàn giao thông khi chơi Pokemon Go.
Thông thường, không
phải người chơi nào cũng có ý thức để điện thoại trong túi dừng xe, đi đến địa
điểm thích hợp thì dừng xe lại và đứng 'bắt' các con thú vật pokemon.
Ngoài ra, việc giơ
điện thoại ra ở Việt Nam cũng nan giải vì nguy cơ cướp giật là rất cao có thể
gây tai nạn nghiêm trọng.
Một số địa điểm cần
sự thành kính và yên tĩnh như trước Quốc Tử Giám hay Nhà hát Lớn Hà Nội, hiện
tại rất nhiều người đứng ở vỉa hè, đỗ xe để bắt pokemon, do đường hẹp dễ dẫn đến
tình trạng ùn tắc, theo ông Huy Tâm.
Tuy nhiên, việc đổ
lỗi riêng cho trò chơi hay người thiết kế là không hợp lý.
"Họ (những người
sáng lập thiết kế trò chơi) không có trách nhiệm về các vấn đề xã hội,"
theo ông Anh Tú.
"Trách nhiệm ở
đây thuộc về ý thức của người chơi, của các bậc phụ huynh không nên cho con
trẻ cầm Ipad hàng giờ chơi điện tử, hoặc của các nhà chức trách hay giới bảo
vệ của các địa điểm khuyến cáo về nội quy đối với người đến thăm và bắt
Pokemon tại các địa điểm Pokestop hoặc Pokegym."
"Lo ngại về phần
mềm gián điệp không có cơ sở vì bản thân trò chơi này không có chức năng nhớ,
chụp hay truyền tải hình ảnh. Đúng là người chơi có quyền tắt hay mở chức năng
quay camera, nhưng những hình ảnh trong phần mềm cũng chỉ là những hình công
khai có sẵn trên Google Map," vẫn theo lời ông Tú.
Tương lai Pokemon Go
ở Việt Nam
Có thể thấy công ty
Nintendo rất thông minh về mặt chiến lược khi ra mắt trò chơi Pokemon ở nhiều
quốc gia vào nhiều thời điểm khác nhau để thăm dò thị trường.
"Dựa vào phần mềm
google map để lựa chọn các pokestop là những địa điểm ăn khách, Việt Nam hứa hẹn
sẽ là một thị trường tiềm năng vì số lượng người sử dụng điện thoại thông
minh (smartphone) là rất lớn," theo lời ông Anh Tú.
Bên cạnh đấy, đường
truyền Internet dù không phải quá nhanh nhưng cũng đủ ổn định để duy trì trò
chơi lâu dài.
Tuy nhiên, theo ông
Tú, trong tương lai, trò chơi cũng cần phải có thêm nhiều hình thức mới lạ, nếu
không sẽ chỉ là một hiện tượng đến rồi đi.
Nhưng hiện tại,
"Dù thích hay không thích Pokemon Go, bạn cũng không thể phủ nhận tác
động của trò chơi Pokemon lên đám đông và giới trẻ Việt Nam trong thời gian tới,"
theo ông Anh Tú.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.