Hôm 10/8 Bộ Ngoại
giao Mỹ vừa công bố Phúc trình Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2015 trong đó có phần
nói về Việt Nam.
Phần Tóm tắt Phúc
trình Tự do Tôn giáo Quốc tế về Việt Nam năm 2015 đã nhắc tới thực tế Hiến pháp
Việt Nam khẳng định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo,
tuy nhiên các quy định tôn giáo tại nước này lại cho phép “có những giới hạn về
tự do tôn giáo vì các lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội đã được nêu
ra”.
Tóm tắt phúc trình
viết: “Giới chức chính phủ tiếp tục hạn chế các hoạt động của các nhóm tôn giáo
không được đăng ký, đặc biệt là những nhóm chính phủ cho là tham gia vào các hoạt
động chính trị, trong khi thành viên của các nhóm đã đăng ký có thể thực hành
tín ngưỡng của họ mà ít bị can thiệp hơn”.
Phúc trình cũng nhắc
tới việc chính phủ Việt Nam “tiếp tục hạn chế các hoạt động của mọi nhóm tôn
giáo trong lĩnh vực giáo dục và y tế, và yêu cầu nhiều hoạt động khác phải được
xin phép”.
Hiện tại theo con số
được Phúc trình đưa ra, chính phủ Việt Nam đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo, 36
trong số này được công nhận hoàn toàn.
Các tổ chức tôn giáo
được công nhận này xuất phát từ 14 tôn giáo được nhà nước ghi nhận, gồm Phật
giáo Hồi giáo, Công giáo, Tin Lành, Mormon, Hòa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương,
Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh
Lý Đạo Tam Tông Miếu và đạo Bà La Môn.
“Một số thành viên của
các nhóm không được đăng ký đã nói về nhiều hình thức sách nhiễu của chính phủ,
bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở, hành hung, giam giữ ngắn hạn, truy tố,
giám sát, hạn chế về đi lại, và từ chối cho đăng ký và / hoặc các cho phép
khác,” tóm tắc phúc trình viết.
Phân biệt đối xử
Người thiểu số tại
Tây Nguyên
Tuy nhiên các đối xử
của chính phủ đối với các nhóm tôn giáo có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng,
và giữa các cấp trung ương, tỉnh và địa phương quản lý.
Vẫn theo phúc trình
thì quyền hiến pháp về tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng vẫn được diễn giải
không đồng đều và không được bảo vệ đồng nhất, đặc biệt liên quan tới các nhóm
sắc tộc thiểu số tại một số tỉnh ở Tây Nguyên và Tây Bắc.
Có nhiều tin tức nói
tới các vụ hành hung, giam cầm và phá hủy tài sản tại các tỉnh nông thôn, đặc
biệt là tại cao nguyên ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Phúc trình Tự do Tôn giáo tại
Việt Nam 2015, Bộ Ngoại giao Mỹ
Các tín đồ tôn giáo
đã báo cáo về việc chính quyền địa phương hoặc cấp tỉnh, chứ không phải chính
quyền trung ương, chính là nơi thực hiện phần lớn các vụ việc đó, phúc trình viết.
“Một số giới chức địa
phương và cấp tỉnh đã sử dụng một cách có hệ thống và công khai các cơ chế quản
lý địa phương và quốc gia để làm chậm, phi hợp pháp hóa, và đàn áp các hoạt động
tôn giáo của các nhóm cưỡng lại sự quản lý chặt chẽ của chính phủ đối với cơ cấu
lãnh đạo, chương trình đào tạo, các cuộc tụ họp, và các hoạt động khác của các
nhóm này,” phúc trình viết.
“Có nhiều tin tức
nói tới các vụ hành hung, giam cầm và phá hủy tài sản tại các tỉnh nông thôn, đặc
biệt là tại cao nguyên ở Tây Nguyên và Tây Bắc.”
Một số trường hợp cụ
thể được nêu ra trong Phúc trình bao gồm việc đàn áp nhóm tôn giáo Dương Văn
Minh, hay trường hợp mục sư Nguyễn Hồng Quang có tin nói là đã bị cảnh sát lùng
sục nhà trong dịp Tết hay bị “khoảng 20 cá nhân mặc thường phục đánh” hồi tháng
Ba v.v.
Phúc trình cũng nói
tới những căng thẳng trong các nhóm dân tộc H'mong liên quan đến tôn giáo mà cụ
thể như vụ bảy dân làng có tin đã bị hành hung khi ngăn chặn hay quay phim các
viên chức cảnh sát thường phục và không mặc thường phục phá nhà don của nhóm
tôn giáo Dương Văn Minh tại Tây Bắc, hay vụ việc được cho là giới chức địa
phương đã trục xuất một số tín đồ Thiên chúa giáo ra khỏi làng tại tỉnh Điện
Biên, v.v.
Yêu cầu về thủ tục,
cơ cấu
Tình trạng không phản
hồi trước đơn xin đăng ký của nhiều nhóm tôn giáo cũng được nêu ra trong Phúc
trình với ví dụ con số “vài trăm hội đoàn thuộc Giáo hội Tin Lành Việt Nam quyết
định đơn xin đăng ký của họ vượt quá thời gian quy định theo Nghị định 92”.
Việc chính quyền địa
phương yêu cầu sáp nhập các hội đoàn nhỏ vào nhau dường như cũng khá phổ biến đối
với Giáo hội Tin Lành Miền Nam Việt Nam hay với một số nhóm Tin Lành, theo Phúc
trình.
Ngoài ra Phúc trình
cũng nói tới “các nhóm Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo và Thiên Chúa giáo không
đăng ký thường báo cáo giới chức ở một số địa phương dùng quy chế đăng ký địa
phương để gây áp lực, dọa nạt, đe dọa, tống tiền, sách nhiễm và tấn công các
thành viên” của các nhóm tôn giáo này.
Một số lượng đáng kể
các tổ chức tôn giáo có đăng ký nói rằng việc họ có thể công khai gặp gỡ để thờ
cúng đã được cải thiện trong những năm gần đây. Ví dụ hai nhóm Tin lành chính
cho biết họ được tự do hơn trong việc tổ chức các hoạt động tôn giáo.
“Tuy nhiên chính phủ
tiếp tục yêu cần các nhóm tôn giáo đăng ký trước các hoạt động của mình và dùng
yêu cầu này để giới hạn và không khuyến khích việc tham gia vào các hoạt động của
một số nhóm tôn giáo không đăng ký nhất định, kể cả các nhóm Phật giáo, Tin
Lành, Cao Đài và Hòa Hảo không bị cấm,” Phúc trình viết.
Giám sát các tín đồ
và tổ chức tôn giáo
Hòa Thượng Thích Quảng
Độ là trong số các lãnh đạo tôn giáo được nhắc tới trong Phúc trình.
Phúc trình cũng nhắc
tới trường hợp những người theo phái Pháp Luân Công đã bị cấm thực hành tín ngưỡng
của mình tại một công viên ở thành phố HCM, hay việc giới chức thành phố tiếp tục
thương thuyết với lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Thống nhất về Chùa Liên Trì cũng
như thương thuyết với một nhà thờ Công giáo gần đó phải rời đi để thực hiện một
dự án phát triển đô thị.
Phúc trình nói tới
tình trạng người Thượng ở Tây Nguyên nói rằng “chính phủ tiếp tục giám sát, thẩm
vấn và phân biệt đối xử với họ, một phần vì nghi ngờ họ liên kết với các tổ chức
Tin lành có liên hệ với các tổ chức chính trị ly khai”.
Phúc trình cũng nói
tới việc giám sát của giới chức trách, ngăn chặn đi lại, gặp gỡ với một số các
lãnh đạo tôn giáo như trường hợp Hòa thượng Thích Quảng Độ của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất, Linh mục Công giáo Phan Văn Lợi ở Huế, mục sư Phạm
Đình Nhân ở thành phố HCM.v.v.
Trong khi một số
nhóm Tin Lành và Công giáo nói về tình trạng tiếp tục hạn chế hoặc cấm không
cho các tổ chức tôn giáo này mở các cơ sở giáo dục và y tế như bệnh viện hay
trường đạo nhưng ở một số nơi chính quyền địa phương cho phép các tổ chức tôn
giáo được mở các dịch vụ xã hội, chẳng hạn như tại Hà Nội các viên chức thành
phố cho phép các nhà thờ Tin lành mở các trung tâm cai nghiện.
Phúc trình cũng ghi
nhận việc là thành viên của một nhóm tôn giáo nói chung không gây bất lợi cho
các cá nhân trong các tổ chức dân sự phi chính phủ, kinh tế và thế tục. Nhiều
người là thành viên của các nhóm tôn giáo có đăng ký khác nhau cũng là thành
viên của Mặt trận Tổ Quốc và nhiều người nắm giữ các vị trí trong chính quyền địa
phương và cấp tỉnh và có đại diện tại Quốc hội.
Các viên chức cao cấp
trong chính phủ thường gửi thư chúc vào các dịp lễ tôn giáo như Giáng sinh, Phục
sinh hay dự các lễ kỷ niệm Phật đản.
Chính sách của chính
phủ Hoa Kỳ
Phúc trình nêu rõ
:“Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Ngoại giao, trong các cuộc họp với các quan chức
cao cấp của chính phủ, đã kêu gọi tiếp tục cải thiện về tự do tôn giáo.
“Đại sứ quán và lãnh
sự quán Hoa Kỳ thúc giục giới chức trách cho phép tất cả các nhóm tôn giáo được
hoạt động tự do, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Tin Lành
và các nhà thờ Công giáo, và các nhóm tôn giáo độc lập Hòa Hảo và Cao Đài; tìm
cách có được tự do hơn cho các nhóm tôn giáo đã được công nhận; và kêu gọi chấm
dứt những hạn chế và sách nhiễm đối với các nhóm chưa đăng ký. “
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.