Tuesday, August 16, 2016

Máy lọc nước Reverse Osmosis

system

Thưa Thầy,

Liên quan đến máy lọc Reverse Osmosis, em có vài câu hỏi nhờ Thầy giúp hộ:

- Theo kinh nghiệm của Thầy, máy lọc nước hiệu nào tốt nhất hay đại loại như Reserve Osmosis là xài được rồi?

- Vị trí đặt máy : Máy được gắn vào tường hay phải để gần faucet hay phải có thiết kế riêng cho máy?

- Sử dụng trong bao lâu hay lọc được bao nhiêu gallon thì phải thay bộ lọc?

Thành thật cám ơn Thầy, kính chúc Thầy và gia đình luôn vui mạnh.

BD.

***

HCD: Thưa các bạn hiểu cho rằng vì bạn bè tin mà hỏi thì tôi xin trả lời theo những kinh nghiệm tôi có được từ ba chục năm nay khi chi chọn mua và xài khá nhiều máy lọc nước. 

Lúc đầu cũng không có ai để hỏi ai hết, mà cũng chưa có hệ thống "xa lộ thông tin" như chúng ta bây giờ, phải tự mò mẫm mà đi.

image 

Mình đi từ căn bản nghe: Có 4 kiểu máy lọc nuớc dùng nguyên tắc khác nhau

1.Nhóm lâu đời là dùng than hoạt tính:

image
Active carbon AC, hay activated carbon granules, thường là than củi. Nước chảy qua cái lọc này thì các chất cặn và chất khí hòa tan, chlor, chất trừ sâu nông nghiệp, những chất dung môi xài trong kỹ nghệ bị giữ lại. Nhưng nó vô dụng cho nước cứng, các muối kim loại hòa tan, nitrate, fluorine ,vi trùng... Loại này chỉ lọc qua một lượng nước giới hạn nào đó thì hết activated nữa. Phải thay cái lọc khác.

2. Nhóm dùng nguyên tắc Ion exchange:

image
(thường là lọc cho trọn nhà, gắn nơi ống chánh dẫn nước vào nhà (cái máylọc khá lớn). 

Mục đích chính của loại lọc nầy là loại bỏ vôi (loại bỏ limescale) trong nước cứng. Tức là thay "ion xấu" là calcium, magnesium bằng  "ion tốt" là sodium (Na) vào. Như vậy cũng như không. Nó chỉ lọc được nước cho hết cứng (hết vôi) mà thôi, natri thay vào đó còn có hại cho người ăn uống cữ bớt natri, tức là cữ muối.

image
Loại máy lọc nầy được nhiều hãng giới thiệu dữ lắm, vì bán được nhiều tiền, một số thợ cũng "nhiệt tình" giới thiệu vì tiền công gắn cao. Còn cái hại là người gắn không rành, cứ ngỡ là lọc nước cho trọn nhà tắm giặt ăn uống thì quá tốt. Uống nước này vào cũng như không, nếu nước thành phố chứa chất nguy hại thì lãnh đủ. vì máy loại này (trao đổi ion) không loại bỏ được chất có hại hòa tan trong nước, còn kém loại lọc bằng than nói trên xa.

3. Cách lọc thứ ba là chưng cất (distillation)

image
Một trong những cách đơn giản nhất để làm sạch nước chứa chất bẩn hòa tan là cất nước, như nấu rượu. Hơi nước bốc lên đọng lại thành nước "ròng". Mới nghe qua thì nước thu được có vẻ tinh khiết lắm, nhưng ...lại không tinh khiết đâu, vì mấy chất dễ bốc hơi cũng bay lên theo hơi nước bay chuyển đọng lại nơi bình chứa.

image
Thí dụ các bạn đổ ít rượu vào nước, mang nó đi chưng cất thì nước thu được vẫn còn rượu trong đó. Các chất khí hòa tan trong nước bẩn vẫn bay theo đọng lại theo nước sạch. Trong kỹ nghệ lọc nước người ta cũng thường dùng phương pháp chưng cất này, sau đó loại bỏ khí hòa tan bằng cách lọc qua than chẳng hạn.

image 
Ngày trước Sears có bán cái máy lọc nước dùng phương pháp này chừng $100 thời đó (mắc), Nó chỉ là cái bình nấu nước rất gọn có thêm phần chứa nước sạch. Mua cái này về nấu ruợu cho cá nhân uống có khi hay. Nhưng ít người mua dùng vì tốn nhiều điện. Nấu cho một lít nước bốc hơi hết để đọng lại thành nước (như nước mưa) tốn điện lắm. Một người mỗi ngày uống chừng 1,5 lít nước.

4. Cách hữu hiệu nhất là  Reverse Osmosis:

image
Bộ phận chính của cái máy lọc này là màng thẩm thấu. Màng này đặc biệt chỉ cho nước ròng đi ngang qua thôi (vào chi tiết mệt quá, không cần đâu)  Những chất hòa tan không đi qua màng được. Máy lọc kiểu này nhỏ gọn và thường dùng luôn phương pháp lọc than activated.

Đây là cài máy lọc chúng ta cần. Nó lọc nước để uống hay nấu ăn, gắn dưới cái bồn rửa chén, gắn vô vách  hay không gắn cũng được. Gồm có ba ống chính:

image
a. Ống đưa nước lạnh (nước lạnh) vào (gắn gần cái filter 1)

b. Ống đưa nước đã lọc sạch vào cái bình tròn (chừng 1,5 gallon) từ bình tròn đưa vào vòi nước cong cong trong hình. Muốn lấy nước sạch thì mở khóa cái vòi này.

c. Ống dẫn nước bẩn chứa chất hòa tan vào ống cống xả bỏ đi. Tôi và mấy người bạn dùng nước này để tưới cây thay vì nối nó vô ống thoát nước (vào cống). Ống này có nơi nối chỉ rất rõ trong hướng dẫn.
image
Tất cả ống nối vào máy lọc không cần dụng cụ, theo qui ước màu. Nối vào ống nước lạnh trong nhà cũng chỉ cần vài cái chìa khóa vặn ốc thông thường thôi. Tóm lại là tay ngang có thể gắn dễ dàng.

Hệ thống các filter (4 cái) đều thay được sau một thời gian lọc. Cái số 3 là chính, mắc tiền. 

Khi không còn hữu hiệu nữa thì chắc là mua nguyên bộ hay hơn. Ba cái filter còn lại khá rẻ, một vài năm tôi mới thay một lần. Chúng ta có thể đo độ tinh khiết của nước lọc được để canh chừng.

image

Ghi thêm: Sở dĩ tôi viết dài là vì có nhiều gia đình không rành bị "gạt", bạn tôi bị cũng nhiều, tốn nhiều tiền mà không giúp được chi hết. Giặt giũ tắm rửa chúng ta không cần nước tinh khiết. Nấu ăn và uống mới cần, nhất là theo thống kê ngày nay thì nước thành phố (bất cứ nơi nào trừ Nhật và Singapore...) đều có thể chứa chất có hại.


Nước máy ở Mỹ an toàn?


Nên uống nước máy hay nước đóng chai

http://baomai.blogspot.com/

America's Funniest Home Videos girl fail water sink

Làm sao xong bài thi nhập quốc tịch Mỹ?
Tin Công Giáo thế giới
Sữa người rất giống sữa ngựa vằn?
Đài truyền hình PTS vừa công chiếu một video phóng...
Xâm nhập thế giới mại dâm ở Sài Gòn
Những món ăn 'ghê rợn' trên thế giới
Còn 'giới hạn về tự do tôn giáo' ở VN
Chuyện vui về Khổng Tử
Bài báo “gây sốt” của TT Obama trên Tạp Chí Phụ Nữ...
Mẹ Tôi: Một cuộc đời
Hôm nay cho tôi được oán trách thế hệ cha chú
Tương phản giữa các Tổng Thống Dân Chủ và Cộng Hòa...
Vì sao ta dễ mắc chứng mệt mỏi, kiệt sức?
Hệ lụy Pokemon Go ở Việt Nam?
Mỹ thuật đương đại Nam Mỹ
Ông NPT chủ tâm rước giặc vào nhà?
Cái chết của tâm hồn người Việt Nam
Vì tôi là đàn bà!
Trung tiện là thước đo sức khỏe
Những bí mật nằm trong ráy tai

1 comment:

  1. Today in the US it is quite common to see companies advertising their home reverse osmosis systems. These companies are promoting health through reverse osmosis. The question is whether there is any fact in this.
    news

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.