Friday, July 29, 2016

Những người có trí nhớ phi thường

stupid brain failure the wizard of oz grow a brain
Đối với đa số chúng ta, ký ức giống như một quyển vở nháp hay một mớ hỗn độn những hình ảnh nhòe và lu mờ được ghi lại về những gì đã từng xảy ra với mình.

Ngay cả khi ta muốn níu kéo lại quá khứ nhiều nhất có thể thì những khoảnh khắc ghi dấu đậm nét nhất cũng vẫn bị nhạt nhòa theo thời gian.

image
Tuy nhiên, nếu bạn hỏi Nima Veiseh ông đã làm gì vào bất kỳ ngày nào trong vòng 15 năm trước đây, ông sẽ thuật lại rành mạch về thời tiết, trang phục ông mặc và thậm chí cả phía nào trên xe lửa ông ngồi trên đường đi tới sở làm.

Chính xác từng chi tiết

“Ký ức của tôi giống như một kho băng VHS đi xuyên suốt từng ngày trong cuộc sống của tôi từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ,” ông giải thích.

Thậm chí Veiseh còn nhớ chính xác ngày mà những cuộc băng ký ức này bắt đầu ghi chép: ngày 15 tháng 12 năm 2000. Đó là ngày mà ông gặp người bạn gái đầu tiên tại buổi tiệc sinh nhật lần thứ 16 của người bạn thân của ông.

image
Ông vốn có trí nhớ tốt từ trước nhưng niềm hân hoan của tình yêu đang chớm nở dường như đã bật công tắc tăng tốc trong đầu ông.

Kể từ lúc đó, ông bắt đầu ghi nhớ lại từng chi tiết của toàn bộ cuộc sống của mình. “Tôi có thể thuật lại tất cả chi tiết của từng ngày kể từ ngày đó,” ông nói.

Đương nhiên là những người như Veiseh được các nhà thần kinh học vốn muốn tìm hiểu cơ chế hoạt động của ký ức rất quan tâm.

image
“Ký ức siêu việt về cuộc sống bản thân" (‘Highly superior autobiographical memory’ - gọi tắt là HSAM) lần đầu tiên được biết đến là vào đầu những năm 2000, khi một ngày nọ một phụ nữ trẻ có tên là Jill Price gửi email cho Jim McGaugh, nhà thần kinh học và nhà nghiên cứu ký ức, kể rằng cô có thể nhớ lại từng ngày trong cuộc đời của cô kể từ khi cô 12 tuổi và muốn ông giúp cô tìm hiểu nguyên do.

Do hứng thú với trường hợp này, McGaugh đã mời cô đến phòng thí nghiệm của ông và bắt đầu kiểm tra.

Ông nêu một ngày nào đó và yêu cầu cô thuật lại những sự kiện thế giới xảy ra trong ngày đó.

brain purple haze
Quả đúng như cô nói. Ngày nào đưa ra cô cũng trả lời chính xác.

Điều may mắn là Price cũng chép nhật ký trong suốt thời gian đó.

Quyển nhật ký này giúp cho các nhà nghiên cứu kiểm chứng những gì cô nhớ về những sự kiện trong đời sống cá nhân của cô. Một lần nữa, cô đã nói đúng gần như hầu hết.

Sau một thời gian nghiên cứu không liên tục, các nhà nghiên cứu quyết định kiểm tra cô một cách đột ngột: “Hãy thuật lại chính xác ngày của mỗi lần cô đến phòng thí nghiệm của chúng tôi.”

Chỉ trong chốc lát, cô đã nêu lên danh sách những ngày mà họ gặp mặt.

“Không ai trong số chúng tôi có thể nhớ được danh sách này,” McGaugh và các đồng nghiệp của ông nói.

image
Trên cơ sở so sánh những gì cô kể và ghi chép của chính họ, họ đã nhận thấy rằng cô hoàn toàn chính xác.

Trải nghiệm bản thân

Chẳng lâu sau đó các tạp chí và các nhà làm phim tài liệu đã bắt đầu hiểu được khả năng nhớ như in của cô.

Nhờ vào sự đưa tin của truyền thông, vài chục người khác cũng có khả năng tương tự (trong đó có Veiseh) đã lộ diện và liên hệ với nhóm nghiên cứu tại Đại học California ở Irvine.

image
Trong một lần được kiểm tra, trí nhớ của Veiseh đã chứng tỏ là chính xác đến nỗi ông có thể ‘chỉnh’ một lỗi trong bài kiểm tra của các nhà khoa học về ngày tháng Michael Phelps giành được tấm huy chương vàng thứ tám tại Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008.

Một điều lý thú là ký ức của những người này đa phần là về cuộc sống bản thân họ: mặc dù họ có thể nhớ lại rất chi tiết các sự kiện trong cuộc đời mình nhưng họ lại không hề giỏi hơn người bình thường trong việc ghi nhớ những thông tin không phải cá nhân, ví dụ như danh sách những từ ngữ bất kỳ.

“Đôi khi tôi không thể nào nhớ những gì đã xảy ra năm phút trước nhưng tôi có thể nhớ lại một chi tiết từ ngày 22 tháng Giêng năm 2008,” Bill, người yêu cầu chúng tôi không nêu tên ông đầy đủ vì sợ bị chú ý, nói.

Và mặc dù bộ nhớ của họ rất đồ sộ, họ vẫn có thể mắc những lỗi mà chúng ta hay gặp phải.

image
Hồi năm 2013, Lawrence Patihis (giờ đây đang làm việc tại Đại học Nam Mississippi) và các đồng sự phát hiện rằng những người có HSAM vẫn gặp trường hợp ‘nhớ sai’, chẳng hạn như họ nhớ những sự kiện thế giới không hề xảy ra.

image
Chắc chắn là không có gì là ‘bộ nhớ hoàn hảo’ – não bộ phi thường của họ vẫn sử dụng những công cụ mắc lỗi giống như phần còn lại trong số chúng ta. Vấn đề là họ sử dụng như thế nào?

Một số manh mối có được từ quan sát cách ký ức của họ phát triển theo thời gian.

Mới đây, Craig Stark tại Đại học California ở Irvine đã kiểm tra các đối tượng HSAM vào thời điểm một tuần, một tháng và một năm sau những sự kiện trong cuộc sống của họ để xem xét ký ức của họ đã thay đổi như thế nào theo thời gian.

Ông nghĩ rằng các đối tượng HSAM có khởi đầu tốt hơn nhiều và họ có thể ghi lại nhiều chi tiết ngay khi các sự kiện xảy ra.

Trên thực tế, khác biệt chỉ xuất hiện sau đó nhiều tháng. Đối với những người bình thường, ký ức của họ ngày càng bị lu mờ và trở nên mơ hồ trong khi những người HSAM thì những sự kiện đã xảy ra vẫn còn như mới hôm qua.

palerlotus illustration brain neuron art
“Chắc chắn có điều gì đó về cơ chế họ lưu giữ những thông tin đó mà những người bình thường không thể làm được,” Stark nói.

Do cấu trúc não?

Đáng thất vọng là việc chụp hình não không phát hiện được bất cứ khác biệt cấu trúc gì lớn để có thể giải thích được điều này.

“Họ không hề có thùy não phụ hay bán cầu não ‘thứ ba’ gì cả,” Stark nói.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu có thể phát hiện một số đặc điểm đặc trưng chẳng hạn như khả năng mã hóa bổ túc giữa các thùy não trước (liên quan đến tư duy phân tích) và phần hồi hải mã của não, có hình dáng giống con cá ngựa - khu vực được cho là nơi ghi lại những ký ức của chúng ta.

image
Nhưng hoàn toàn có khả năng đây là kết quả chứ không phải nguyên nhân của khả năng đặc biệt của họ.

Suy cho cùng, khi chúng ta tập luyện một khả năng nào đó, dù là âm nhạc, thể thao hay ngôn ngữ thì bộ não của chúng ta sẽ xây dựng thêm các mạng lưới tế bào thần kinh hiệu quả hơn. “Đó là câu chuyện con gà và quả trứng,” Stark nói.

Thay vào đó, chìa khóa giải mã vấn đề dường như nằm ở phương pháp và thói quen tư duy nói chung.

Mới đây, Patihis đã tập hợp dữ liệu về 20 người HSAM và phát hiện ra rằng họ có khả năng đặc biệt tốt trên hai lĩnh vực: tưởng tượng và tiếp nhận.

Khả năng tưởng tượng có thể được xem là xu hướng hay tưởng tượng và mơ mộng trong khi khả năng tiếp nhận là khuynh hướng để tâm trí hoàn toàn chìm đắm vào một hoạt động cụ thể - tức là hoàn toàn để tâm vào các cảm xúc và trải nghiệm.

image
“Tôi vô cùng nhạy cảm với các chi tiết âm thanh, mùi vị và hình ảnh,” Nicole Donohue, người đã tham gia nhiều nghiên cứu về vấn đề này, cho biết.

“Tôi hoàn toàn cảm nhận được các sự vật mạnh mẽ hơn người bình thường.”

Điều gì kích hoạt?

Khả năng tiếp nhận giúp họ có nền tảng mạnh cho ký ức, Patihis giải thích, và khả năng tưởng tượng khiến họ nhớ đi nhớ lại những sự kiện trong nhiều tuần và nhiều tháng sau đó. Cứ mỗi lần ký ức ban đầu này được nhớ lại thì nó lại càng được củng cố thêm.

Bằng một cách nào đó bạn cũng có thể trải qua quá trình như thế sau một sự kiện trọng đại chẳng hạn như ngày cưới. Tuy nhiên điều khác biệt là nhờ vào hai khả năng đặc biệt này, những người HSAM thực hiện quy trình này mỗi ngày trong suốt cuộc đời của họ.

image
Tuy nhiên, không phải ai có khả năng tưởng tượng cũng sẽ có năng lực HSAM.

Do đó, Patihis cho rằng nhất định phải có điều gì đó khiến cho họ sống với quá khứ nhiều như vậy thay vì nhớ về các bộ phim.

“Có lẽ trải nghiệm nào đó thời thơ ấu khiến cho họ trở nên bị ám ảnh với ngày tháng và những gì đã xảy ra với họ.”

Tuy nhiên, những người HSAM khó mà hiểu được điều gì đã kích hoạt khả năng này.

Ví dụ như Veiseh biết rằng năng lực HSAM của ông bắt đầu khi ông gặp người bạn gái đầu tiên nhưng ông không thể giải thích tại sao bạn gái của ông lại kích hoạt khả năng này.

Dựa trên những phát hiện này, liệu chúng ta có thể tập luyện để có thể tư duy và ghi nhớ như Veiseh, Donohue hoặc Bill?

image
Stark cảm thấy hứng thú với ý tưởng này. Một số đồng sự của ông đang hy vọng phát triển một phần mềm trên điện thoại giúp kích thích trí nhớ một cách chi tiết và năng động giống như những người HSAM để xem nó có giúp cải thiện trí nhớ hay không.

Đã có một số bằng chứng cho thấy phần mềm này có tác dụng. Một nghiên cứu mới đây cho thấy chỉ cần lặp lại một sự kiện nào đó trong đầu bạn trong vài giây ngay khi nó xảy ra thì một tuần sau đó bạn có thể nhớ rành mạch hơn.

May hay rủi?

Việc có trí nhớ phi thường là điều tốt trên lý thuyết nhưng trên thực tế khó mà ứng dụng được.

“Hãy nhìn xem, nhiều người trong số chúng ta có cơ thể săn chắc, tráng kiện nhưng ít ai trong chúng ta luyện cho có trí nhớ phi thường mặc dù có động cơ lớn cho việc này."

Những người HSAM mà tôi đã phỏng vấn đều đồng ý rằng khả năng này chưa hẳn là may.

Về mặt tích cực, nó giúp cho bạn làm sống lại những trải nghiệm dễ biến đổi và sống động.

Chẳng hạn như Veiseh là một người uyên bác. Thời còn trẻ ông đã đi rất nhiều để tranh tài trong các kỳ thi đấu taekwondo quốc tế nhưng những lúc rảnh rỗi ông lại đến các bảo tàng nghệ thuật địa phương và giờ đây các bức tranh này đã được in sâu trong ký ức của ông.

image
“Hãy tưởng tượng bạn có thể nhớ được từng bức tranh trên mỗi bức tường trong mỗi không gian trưng bày của gần 40 quốc gia,” ông nói. “Điều đó tự thân nó là sự giáo dục lớn về nghệ thuật.”

Với kiến thức bách khoa về lịch sử nghệ thuật, ông đã trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp.

Tương tự, trí nhớ của ông cũng giúp ích cho ông trong những công việc chuyên môn khác như nghiên cứu sinh tiến sĩ trong ngành thiết kế và công nghệ bằng cách giúp ông tiếp nhận một khối lượng kiến thức khổng lồ.

Donohue, giờ đây là một giáo viên lịch sử, đồng ý rằng khả năng này có ích trong một số giai đoạn trong quá trình học hành của cô.

“Tôi hoàn toàn có thể nhớ được những gì tôi đã được học ở trường. Tôi có thể hình dung ra điều mà thầy cô đã nói và trong sách viết những gì.”

Tuy nhiên không phải ai có năng lực HSAM cũng có những thuận lợi này.

Price ghét trường học và do đó cô không thể nhớ lại những gì mà cô đã học. Rõ ràng là thông tin cần phải quan trọng đối với một cá nhân để nó được ghi nhớ.

Không những thế, nhớ lại rõ ràng quá khứ khiến chúng ta rất khó mà vượt qua nỗi đau và nỗi hối hận.

image
“Rất khó để quên những khoảnh khắc đáng xấu hổ,” Donohue cho biết. “Anh sẽ sống lại cảm giác đó. Anh không thể nào tắt đi dòng ký ức đó cho dù anh có cố gắng thế nào đi nữa.”

Veiseh cũng đồng ý: “Nó giống như trên người có vết thương không lành vậy. Nó trở thành một phần không thể tách rời của cơ thể,” ông nói.

Điều này có nghĩa là những người HSAM phải cố gắng để cho quá khứ yên nghỉ.

Ví dụ như Bill thường có những ký ức đau đớn khi mà những điều không mong muốn cứ ám ảnh ông, nhưng nhìn chung ông xem đó là cách tốt nhất để tránh lặp lại sai lầm tương tự.

“Một số người đắm chìm trong quá khứ nhưng không dễ chấp nhận những ký ức mới nhưng điều đó không xảy ra đối với tôi. Tôi trông đợi đến từng ngày để trải nghiệm những điều mới mẻ.”



David Robson

brain real housewives of new york ramona singer ramona real housewives

Hình ảnh chuẩn bị Ngày Thánh Mẫu: 28-7-2016
BÀI PHÓNG SỰ VỀ NGÀY THÁNH MẪU 2016
Hình ảnh chuẩn bị Ngày Thánh Mẫu: 27-7-2016
Cả rừng vi khuẩn dưới móng tay bạn
Hình ảnh chuẩn bị Ngày Thánh Mẫu: 26-7-2016
Hỏi Đáp: Chương Trình Ngày Thánh Mẫu 2016
Chương Trình Ngày Thánh Mẫu 2016
Manila tiến thoái lưỡng nan với Vành Khăn
Hốt bạc nhờ nghề dọn phân chó
Đường Lưỡi Bò từ đâu mà ra?
Làm từ thiện vì động cơ gì?
Những điểm chính của phiên tòa về Biển Đông
4 cuộc diệt chủng kinh hoàng trong lịch sử
Phản ứng các nước về phán quyết của PCA
Tòa Án Trọng Tài PCA bác bỏ 'đường chín đoạn'
Các anh, một chính phủ khốn nạn
Formosa chôn chất thải ở trang trại của GĐ môi trư...
Nhiều thủ thuật dùng để kiểm duyệt ký giả
Bồ Đào Nha vô địch Euro 2016
Summertime lời Ru Mùa Hạ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.