Pages

Monday, September 5, 2016

Sự phát triển của ẩm thực Mỹ gốc Á

Masterchef food cooking chef home cooks
Trong phần lớn thế kỷ 20, đối với một số người Mỹ, món ăn châu Á đồng nghĩa với các món xào thập cẩm, món mì xào hoặc các món kiểu Trung Cộng. Nhưng giờ, người Mỹ có thể chọn lựa các món ăn trong các nhà hàng chuyên phục vụ món của Nhật, Thái, Hàn Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam và các nước châu Á khác. Trong bộ phim tài liệu Off the Menu, nhà làm phim Grace Lee đã ra khỏi lối mòn để khám phá xem món ăn phản ánh sự chuyển đổi của cộng đồng Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương như thế nào.

image
Off the Menu ghi lại vai trò của các món ăn đối với cuộc sống, kết nối gia đình, văn hóa và cộng đồng.

Cô Grace Lee cho biết: “Ví dụ, tôi lớn lên vào thập niên 80 tại Columbia, Missouri, nơi có rất ít người châu Á. Và chúng tôi giấu món kim chi trong tủ lạnh dưới tầng hầm, không cho ai thấy.”

Bạn có thể thấy kim chi trong bánh kẹp, trên bánh burger, và trên các giá hàng ở Costco.

Kim chi được nhiều người biết tới khiến tôi suy nghĩ về việc món ăn tô đậm mình ra sao.

image
Nhà làm phim Grace Lee cho biết, trong 2 thập kỷ qua, người Mỹ đã biết nhiều hơn về ẩm thực châu Á do ảnh hưởng của cộng đồng người Mỹ gốc Á và những người nhập cư từ châu Á ngày càng đông.

Ở Texas, ông Gary Chiu, con trai của một người Đài Loan nhập cư, điều hành Banyan Foods, nhà máy sản xuất đậu phụ lâu đời nhất ở tiểu bang này.

image
Ông Chiu nói: “Chúng tôi biến đổi từ một doanh nghiệp Mỹ gốc Á sang doanh nghiệp Mỹ gốc Á và Latin không chỉ bởi các sản phẩm của chúng tôi mà còn bởi nhân viên của chúng tôi đều là người Mỹ Latin. Năm 2000, chúng tôi bắt đầu sản xuất món chả giò đậu phụ. 

Năm 2005, chúng tôi bắt đầu làm bánh tamale đậu phụ kết hợp hương vị châu Á, Texas và Mexico”.

Bằng cách giới thiệu lịch sử và các câu chuyện phía sau món ăn, nhà làm phim Grace Lee hy vọng bộ phim Off the Menu mang đến cho mọi người sự hiểu biết tốt hơn về trải nghiệm của người Mỹ gốc châu Á – Thái Bình Dương.

image
Bộ phim Off the Menu kết thúc hành trình ở Hawaii, nơi hiện nay hầu hết thực phẩm đều được nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng như thế. Ngày nay, một số người Hawaii bản địa tiếp tục thu hoạch thức ăn giống như tổ tiên của họ. Cô Hi'ilei Kawelo học điều này từ cha cô, ông Gabby Kawelo.

Hi'ilei nói giữ gìn truyền thống văn hóa là một phần quan trọng trong bản sắc của cô, và duy trì cách sống trên đảo có ý nghĩa rất lớn với gia đình cô.

Ông Gabby chia sẻ: “Trong suốt cuộc đời mình, chúng tôi đánh bắt trên biển tất cả những gì có thể để tồn tại”.

image

Cô Hi'ilei bộc bạch: “Nhưng món chính của gia đình chúng tôi là bạch tuộc. Đây là món cơ bản đã giúp gia đình chúng tôi tồn tại nơi này qua 8 thế hệ. Điểm chính của bữa tiệc theo kiểu Hawaii là mọi người tới và mang theo những thứ họ tự trồng hoặc thu hoạch được. Và vì vậy, khi bạn ăn, bạn đang thưởng thức sự tinh túy của các kỹ năng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi bạn cắn một miếng, bạn có thể cảm nhận được điều đó”.

image

Mashable food gross smh disgusted

Bánh mì và duyên nợ Việt-Pháp
Choại rừng xuống phố
Đời phù du hay đời thiên thu?
Những thị trấn ma đằng sau giấc mơ dầu mỏ
TT Obama không ngờ TC chơi xỏ ngay tại sân bay Hàn...
Di sản của Mẹ Teresa
Mẹ Teresa được phong thánh
Phận đàn ông, sinh ra là đã thiệt thòi !!!
Vì sao không nên hỏi người khác làm nghề gì?
Tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên
Người Nhật mất bao nhiêu năm để "tẩy độc" biển ?
Phụ nữ và đàn ông nhiều điểm khác biệt
Tận cùng của sự khốn nạn !
Việt Nam xây dựng ngoại giao ‘Cây Tre’ ?
Một thanh niên Việt được giải thưởng xóa mù chữ củ...
Những chia sẻ ích kỷ
Việt Nam sẽ bỏ Điều 292 Bộ Luật Hình sự?
Độc tài khác với cứng rắn?
Gian nan đường đến Thái chuyển giới
Kỹ sư Mỹ gốc Việt chế tạo đạn đại bác cho Lục Quân...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.