Tự tìm hiểu qua mạng
internet để tiêm hormone một năm trước khi quyết định tìm đến Thái Lan phẫu thuật
chuyển giới, là lựa chọn của nhiều người chuyển giới ở Việt Nam.
Đỗ Ngọc Minh (không
phải tên thật), người chuyển giới từ nam sang nữ và là sinh viên năm Ba từ Đại
học Hoa Sen, kể lại: “Em sử dụng hormone được một năm, tự sử dụng điều trị và
khi thấy cơ thể đủ mềm mại rồi em mới đi phẫu thuật.”
Minh tìm hiểu về quá
trình sử dụng hormone qua “một người chị thường xuyên dẫn người Việt Nam sang
Thái chuyển giới”, theo một liệu trình mà những người từng trải qua cuộc phẫu
thuật quan trọng của cuộc đời họ chỉ dẫn.
Từ Sài Gòn, thông
tin mà Minh tìm thấy cho ước mơ thay đổi cuộc đời mình chỉ có được qua những cuộc
trò chuyện và tìm kiếm trên internet.
“Thời gian đầu em
không biết hormone là gì, sử dụng ra sao. Em cứ lên mạng xem thông tin, người ta
chỉ nhau uống thuốc ngừa thai nhưng ngực vẫn phát triển nhưng rất là đau nhức.
Tác dụng không nhiều,” Minh nhớ lại những gì cô tự làm với bản thân trước đó
qua truyền miệng.
“Lúc đó mẹ sợ em uống
tầm bậy bị tác dụng xấu. Và mẹ là người chủ động hỏi em có muốn đi phẫu thuật
chuyển giới không,” sinh viên này kể lại.
Với nhiều người trẻ
như Minh, số tiền để có được ca phẫu thuật và chi phí sử dụng hormone dành cho
khao khát này hoàn toàn không hề đơn giản.
Tự tìm đường đến
Thái Lan
Trong một phòng mạch
phẫu thuật chuyển giới tại Bangkok, nơi người chuyển giới từ nhiều nơi chọn làm
điểm thay đổi cuộc đời.
Ngọc Minh tìm hiểu
giá tại nhiều bệnh viện quốc tế tại Thái Lan trước khi chọn thực hiện ca phẫu
thuật tại một phòng mạch bình thường ở khu vực Siam (Bangkok). Cô kể lại: “Em từng
tham khảo ở bệnh viện Yanhee, giá của bộ phận sinh dục là 270 triệu đồng tiền
Việt Nam, chưa tính phần ngực.”
Ngoài ra, cô phải sử
dụng hormone với giá 150.000đ/tuần trong 52 tuần trước khi đến Bangkok phẫu thuật.
Đỗ Ngọc Minh (giữa)
* muốn được gọi theo tên khác mà cô chọn sau khi phẫu thuật
“Một số bệnh viện có
giá cao, thực hiện toàn bộ có khi lên đến gần 500 triệu,” Nguyễn Minh Hoàng, một
người trẻ có ý định chuyển giới từ nam sang nữ nói với tôi khi anh lên kế hoạch
để kiếm được số tiền đó.
Đỗ Hoàng Vy, sinh
năm 1990, làm chủ một tiệm uốn tóc nhỏ ở huyện Thốt Nốt, Cần Thơ, đến Thái Lan
giữa tháng 8/2016 để phẫu thuật từ nam sang nữ, kể lại: “Em gom được một mớ
[chi phí] để dành. Rồi em đóng hụi, lấy tiền hai chân hụi, mẹ em cho em 10 triệu,
em mượn nhỏ bạn làm cô giáo 10 triệu, bạn ở Đài Loan cho em mượn 10 triệu, cộng
với tiền để ống heo nào giờ là em đi."
Sống ở nông thôn miền
Tây Nam Bộ, Hoàng Vy chọn phẫu thuật phần ngực tại Việt Nam để có chi phí hợp
lý hơn và làm hai phẫu thuật riêng lẻ. “Năm nay, em lên bàn mổ, đúng tròn một
năm sau đợi vừa rồi, để phẫu thuật phần dưới.”
Hoàng Vy chọn dịch vụ
của một phòng mạch nhỏ tại khu vực Pratunam (Bangkok) với giá chỉ bằng một nửa
so với các bệnh viện quốc tế.
“Bác sĩ làm có trách
nhiệm, và nhiều bạn bè đi trước của em đã phẫu thuật an toàn,” Vy nói về chọn lựa
của cô, dù vẫn còn trở ngại không biết ngoại ngữ khi đến Thái Lan.
Tại Việt Nam, chỉ bằng
cách Google, người ta có thể tìm thấy trên các diễn đàn mua bán hormone, giá cả
đa dạng từ hơn 100.000đ đến nhiều triệu đồng cho các loại thuốc tiêm và uống.
Nhưng từ ý định sử dụng
hormone ban đầu, con đường mà nhiều người chuyển giới gọi là “chuyển hoàn toàn”
còn nhiều phức tạp mà họ phải vượt qua.
Nguy cơ sức khỏe?
Chu Thanh Hà, chuyên
viên hỗ trợ nghiên cứu quốc gia tại Việt Nam cho Mạng lưới người
Chuyển giới Châu Á
Thái Bình Dương (APTN): “Tại Việt Nam hiện
nay, nếu người chuyển giới từ nữ sang nam (hoặc ngược lại) có nhu cầu được tư vấn
thì chưa có cơ sở y tế dịch vụ công hay tư nhân nào có thể đáp ứng được.”
“Các bạn nghe truyền
miệng từ mọi người trong nhóm, tự sử dụng hormone không qua các hình thức kiểm
tra sức khỏe trước khi sử dụng, không tìm hiểu kĩ thông tin trước khi dùng.
“Cách thứ hai là họ
qua Thái Lan khám sức khỏe sau đó kết hợp sử dụng hormone theo tư vấn của bác
sĩ.
“Cũng có người tự
tìm hiểu kiến thức trên mạng hoặc từ nhóm cộng đồng, mua thuốc từ nhiều nguồn
khác nhau trong nước hoặc nhờ mua bên Thái, sau đó tiến hành tự tiêm hoặc nhờ
điều dưỡng (tiêm hộ), kết hợp khám định kỳ theo chu kỳ 3 - 6 tháng/lần”
Phòng mạch Tangerine
nói họ muốn "giảm những phản ứng tiêu cực" gây ra rào cản khiến người
chuyển giới ngại đi khám hay tìm tư vấn khi gặp vấn đề sức khỏe.
“Năm 2007, tôi một
mình đến Thái Lan để phẫu thuật. Chẳng biết gì, tự đi một mình vậy.
Thời điểm
đó Thái Lan cũng chưa có luật lệ nghiêm khắc như bây giờ, buộc người muốn phẫu
thuật phải đi khám hai bác sĩ tâm lý trước khi lên bàn mổ. Thời đó ai muốn phẫu
thuật là phẫu thuật thôi,” bà Lâm Thanh Thảo, một người chuyển giới nhớ lại câu
chuyện của chính mình khi đến Thái Lan lần đầu.
Bà Thảo là chủ một
thẩm mỹ viện làm đẹp tại Sài Gòn, trước đó từng "đi hát hội chợ kiếm sống
từng ngày”, như bà miêu tả, khi rời quê hương ở tỉnh An Giang để thực hiện giấc
mơ “được là chính mình.”
Bà Kritima Samitpol,
quản lý phòng mạch Tangerine nói: “Ở đây, từ khi mở cuối năm ngoái
chúng tôi đã có hơn 400 bệnh nhân, có cả những người Việt Nam đến đây để kiểm
tra lượng hormone trong cơ thể. Họ đến vài tháng một lần, nhưng chúng tôi cũng
có thể chỉ dẫn họ làm xét nghiệm ngay tại Việt Nam và gửi kết quả để chúng tôi
tư vấn.
“Người chuyển giới
chỉ tiêm hormone vào cơ thể, không có xét nghiệm không thể nào biết họ có bị
quá liều hay không. Nếu dùng quá liều nhiều lần, gan và thận của họ sẽ bị ảnh
hưởng rất nặng và nguy hiểm.”
Phòng mạch Tangerine
là dự án của Hội Chữ Thập Đỏ Thái Lan, cung cấp các tư vấn sức khỏe và tâm lý
cho người chuyển giới tại trung tâm Bangkok.
Với nhiều người chuyển
giới ở Việt Nam, giấc mơ chuyển đổi cơ thể đã gần hơn trước, thay đổi quan niệm
chỉ có những ngôi sao giàu có và người nổi tiếng mới có thể đạt được.
Khải Đơn
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.