Khi hỏi một người
Anh thuộc phe cánh tả về sự an toàn của vũ khí hạt nhân, bạn gần như có thể
đoán được câu trả lời của họ.
Khi hỏi một người Mỹ
thuộc phe cánh hữu về những rủi ro mà tình trạng thay đổi khí hậu đem lại, bạn
cũng có thể đoán được câu trả lời.
Trong cả hai trường
hợp, bạn dường như có thể dễ đoán đúng được câu trả lời hơn so với khi hỏi một
người mà bạn không rõ có quan điểm chính trị như thế nào.
Những vấn đề như thế
này nên là chủ đề nghiên cứu khoa học thay vì chính trị, nhưng đáng tiếc rằng
thực tế không phải vậy.
Ngành tâm lý học từ
lâu đã cho thấy giáo dục và kiến thức không đủ để ngăn quan điểm chính trị tác
động đến cái nhìn sâu rộng hơn của mỗi người, ngay cả khi cái nhìn này không
đúng với thực tế.
Thay vào đó, khả
năng nhìn nhận thực tế của bạn dựa vào một đặc điểm ít phổ biến hơn - sự tò mò.
Ống kính chính trị
Ngày càng nhiều bằng
chứng chỉ ra rằng chính trị không chỉ giúp phán đoán cái nhìn của mỗi người về
các vấn đề khoa học mà nó còn tác động đến cách họ diễn giải những thông tin mới.
Đây là lý do vì sao
bạn khó có thể 'chỉnh sửa' cái nhìn của ai đó bằng cách cung cấp cho họ thêm
thông tin.
Các nghiên cứu chỉ
ra rằng con người thường có thói quen gạt bỏ những sự thật không phù hợp với
quan điểm của họ.
Điều này dẫn tới những
tình huống kỳ lạ, khi mà con người trở nên cực đoan trong cái nhìn phản khoa học
- ví dụ như những người không tin vào các nguy cơ do tình trạng thay đổi khí hậu
gây ra lại là những người hiểu biết hơn về khoa học so với những người có mức độ
hoài nghi thấp hơn.
Thế nhưng liệu những
người thông minh hơn có dễ thuyết phục hơn?
Không hề.
Các nghiên cứu khác
chỉ ra rằng những người có trình độ giáo dục cao hay những người giỏi toán thường
dễ có khả năng bác bỏ những thông tin đi ngược lại niềm tin của mình nhất.
Điều này cho thấy định
kiến không phải chỉ là vấn đề về cảm tính. Thay vào đó, những người hiểu biết
thường sử dụng sức mạnh tư duy nhằm củng cố cho niềm tin của mình và bác bỏ những
bằng chứng đối nghịch với niềm tin đó.
Nghe có vẻ như là một
bức tranh ảm đạm cho những ai quan tâm tới khoa học và lý lẽ.
Thế nhưng một nghiên
cứu từ một nhóm các triết gia, nhà làm phim và tâm lý học do Dan Kahan, từ Đại
học Yale, dẫn đầu, đang làm loé lên những tia hy vọng mới.
Nhóm của Kahan quan
tâm đặc biệt đến định kiến chính trị trong việc xử lý thông tin cũng như việc
nghiên cứu đối tượng cho các phim tài liệu khoa học và muốn sử dụng nghiên cứu
này để giúp các nhà làm phim.
Họ đã phát minh ra
hai thước đo. Một dùng để đo hiểu biết khoa học của một người - bao gồm các câu
hỏi về kiến thức và phương pháp khoa học cũng như những lý luận về định lượng.
Thước đo thứ hai có
phần sáng tạo hơn - dùng để đo sự tò mò của một người về các vấn đề khoa học -
thay vì độ hiểu biết của họ về các chủ đề khoa học. Sự sáng tạo của thước đo này
nằm ở chỗ cách thức đo độ tò mò về khoa học.
Bên cạnh các câu hỏi, những người tình nguyện được yêu cầu lựa chọn tài liệu họ muốn đọc. Nếu họ chọn đọc về khoa học thay vì thể thao hay chính trị, họ sẽ được xem là có độ tò mò về khoa học cao hơn.
Với hai thước đó
này, nhóm nghiên cứu đã xem liệu họ có thể phán đoán được quan điểm của mỗi người
về các vấn đề hiện nay hay không.
Những người đạt điểm
cao về mặt kiến thức khoa học lại là những người vô cùng dễ đoán.
Những người theo
phái cánh tả - ủng hộ tự do dân chủ - thường xem các sự kiện như Trái Đất ấm dần
- là những mối đe doạ nghiêm trọng cho sức khoẻ và sự an toàn của nhân loại.
Những
người theo phái cánh hữu - phe Cộng hoà bảo thủ - lại xem nhẹ những vấn đề này.
Chưa hết, những người
theo phe cánh tả được trang bị nhiều kiến thức khoa học hơn thường quan ngại
hơn về các mối rủi ro, trong khi những người theo phe cánh hữu cũng với nhiều
kiến thức khoa học, lại tỏ ra không lo lắng nhiều.
Điều này cho thấy kiến
thức chỉ làm cho quan điểm hai bên càng đối nghịch nhau hơn.
Tuy nhiên thước đo sự
tò mò về khoa học lại cho thấy một kết quả khác.
Sự khác biệt giữa
phe cánh tả và hữu vẫn tồn động và vẫn có sự khác biệt trong ước tính của mỗi
bên về các mối rủi ro. Thế nhưng ý kiến của họ ít ra còn đi cùng một hướng. Ví
dụ như những người tò mò về khoa học từ cả hai phe đều tỏ ra lo ngại trước việc
khai thác dầu mỏ bằng công nghệ fracking.
Nhóm nghiên cứu đã
xác nhận rằng những người tham gia được lựa chọn các câu chuyện về khoa học có
nội dung ủng hộ hoặc đi ngược lại quan điểm của họ.
Những người được
đánh giá là có độ tò mò cao về khoa học đã bất chấp quan điểm của bản thân và lựa
chọn những câu chuyện đi ngược lại với niềm tin của họ - dù họ theo phái tự do
hay bảo thủ.
Như vậy, sự tò mò có
thể giúp chúng ta ngưng sử dụng khoa học để xác định mình thuộc phe phái chính
trị nào.
Nó cũng cho thấy rằng
để mang lại sự hiểu biết sâu rộng hơn về các vấn đề ngày nay, các nhà giáo dục
cần truyền đạt sự tò mò trong khoa học và trong nghiên cứu bên cạnh các kiến thức
căn bản.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.