Nhắc đến thành phố
Las Vegas của tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ, người ta thường nhớ đến cái tên “Sin
city”, “The Gambling Capital of the world”, “The Entertainment Capital of the
world”, tức “Thành phố tội lỗi”, Thủ đô cờ bạc của thế giới”, “Thủ đô giải trí
của thế giới”. Một số người Mỹ còn gọi đùa Las Vegas là "Lost Wages",
có nghĩa là "Mất hết tiền lương".
Các sòng bài và khách sạn có nhiều
đèn Neon đến nỗi nhiều người gọi thành phố trên sa mạc này là “City of Lights”
hay "Thành phố Ánh sáng". Las Vegas còn nổi tiếng về nhà thờ tiệc cưới.
Nhiều ngôi sao điện ảnh nổi tiếng đã tổ chức tiệc cưới tại đây.
Thật vậy khi hoàng hôn
bắt đầu phủ giăng trên thành phố vừa khô vừa nóng của vùng sa mạc Nevada này, đó
chính là lúc thành phố của thế giới ăn chơi mới thực sự hoạt động hăng say, mới
rực rỡ lên đèn. Ánh sáng đô hội của chốn trên có sức quyến rũ lòng ham muốn của
con người.
Khi bước vào, người ta như lạc trong một thế giới khác, nơi trí óc có
thể thả lỏng và vui chơi với mọi lối giải trí, tiêu khiển, kể cả các trò cờ bạc,
hút sách hay nhục thể. Ánh sáng nhấp nháy của nó lôi cuốn những con thiêu thân liên
tiếp lao vào. Sự phát triển của Las Vegas, được gắn bó chặt chẽ với đèn Neon nên
nó được gọi là “Thủ đô Neon của thế giới”.
Tom Wolfe đã viết vào năm 1965,
"Las Vegas là thành phố duy nhất trên thế giới có đường chân trời không phải
là những tòa nhà, như New York, cũng không phải bằng cây cối, như Wilbraham,
Massachusetts, mà là các bảng hiệu Neon”. Người ta có thể nhìn vào Las Vegas khoảng
một dặm(mile) xa, từ tuyến đường 91 mà không thấy nhà cửa, cây cối, chỉ có bảng
hiệu. Những bảng hiệu đó, chúng trụ trên tháp cao, chúng xoay, chớp nháy, khi ẩn
khi hiện, chỉ để tạo sự chú ý cặp mắt người nhìn.
Bạn có bao giờ thắc
mắc thành phố này đã thắp bao nhiêu bóng Neon một đêm để mời mọc thị giác khách
dạ hành ghé đến vui chơi không? Tôi phỏng đoán, vô cùng lớn. Theo lời một nhân
viên chuyên trách về giáo dục của Viện Bảo Tàng Neon Las Vegas, (tôi điện thoại
hỏi), một con số phỏng chừng, tất cả các đèn ống Neon kéo ra có thể dài bằng 14
ngàn dặm Anh cộng lại.
Las Vegas về đêm năm
1980
Chỉ kể một thí dụ điển
hình, trong năm 1995. Để đánh dấu sự mở đầu của con đường Fremont Street ở khu
vực trung tâm của Las Vegas. Khu vực chung quanh năm block đường này được trang
bị bằng 12,5 triệu đèn LED và 550.000 watt âm thanh từ hoàng hôn cho đến nửa
đêm trong một chương trình được tổ chức vào đầu mỗi tiếng đồng hồ.
Tiền điện chi phí
cho khoản đèn lấp lánh của cả thành phố ấy, không cần hỏi, ai cũng nghĩ rằng rất
cao, chưa kể tiền máy lạnh mùa hè và máy sưởi mùa đông. Người Việt mình mỗi lần
đi Las Vegas chơi và dự trù trước sẽ thua bạc, thường nói đùa với nhau rằng
"đến kỳ, tôi phải đi đóng tiền bóng đèn cho Las Vegas".
Thời đại của Neon tiêu
biểu cho sự thịnh vượng của thế giới tư bản, kinh tế và thương mai rồi cũng chết.
Nếu bạn ghé Las Vegas vào những năm gần đây, thành phố ánh sáng này có một vẻ đẹp
muôn màu khác hẳn với thành phố của những năm xưa. Ánh sáng nhu hơn, mát hơn, kỹ
thuật cao hơn do những màn ảnh TV LED khổng
lồ, hay những bóng điện quang LED phát ra. Thời đại điện toán đã làm thay đổi bộ
mặt của Las Vegas thành hiện đại vào năm 1990. Những bảng hiệu bằng LED hay LCD xuất hiện
thay thế cho đèn bóng và đèn ống Neon. Năm 2013, thành phố đã thay khoảng 42 ngàn
bóng đèn đường bằng LED để tiết kiệm điện và duy trì năng lượng cho toàn thành
phố với con số nhà cửa và các công trình xây cất thương mại cũng như casino tăng
vọt như hiện nay. Tuy nhiên, theo tôi, gương mặt thành phố về đêm được trang điểm
sáng rỡ nhưng dầy đặc của Las Vegas ngày nay không diễm lệ bằng một Las Vagas lấp
lánh nháy sáng trước năm 1990.
Las Vegas về đêm ngày
nay
Tất cả các bảng hiệu
quảng cáo bằng đèn bóng và Neon từ ngày tạo dựng thành phố Las Vegas đã được
mang về tàng trữ ở viện bảo tàng The Neon Museum ở Las Vegas. Tôi đã ghé thăm và
dự một "Guided walking tour" thật thú vị. Trong tour này bạn được
nghe lịch sử hình thành của các bảng hiệu Neon gắn liền với lịch sử thành phố ánh
sáng. Các câu chuyện thú vị của những đại gia, cung cách làm ăn, cũng như mạng
sống con người, đều có liên hệ tới hệ thống quyền lực của các trùm Mafia.
Bảo tàng là một khuôn
viên ngoài trời, rộng khoảng 2 mẫu Anh được gọi
là Boneyard chứa khoảng 200 bảng hiệu. 9 trong số đó đã được sửa cho hoạt
động như cũ để trưng bày cho khách thưởng ngoạn xem làm mẫu như, The Lucky Cuss
Motel, The Bow & Arrow Motel, The Silver Slipper, Society Cleaners,
Binion's Horseshoe, the Normandie Motel, the Hacienda horse and rider, the
Landmark and 5th Street Liquors….
Bảng hiệu Stardust
trong Neon Museum
Các bảng hiệu này có
tính nghệ thuật dân gian này không chỉ có ý nghĩa đối với người dân địa phương ở
Las Vegas, các chủ doanh nghiệp và các tổ chức chính phủ mà nó còn có ý nghĩa lịch
sử với nền văn hóa của thành phố. Mỗi tấm
bảng hiệu được phục hồi trong bộ sưu tập lưu giữ ở Viện Bảo Tàng Neon mang một
câu chuyện lịch sử về những người tạo ra nó và tại sao nó quan trọng.
Tỷ như khi dẫn chúng
tôi đi quan sát, người hướng dẫn tour chỉ trong mớ hỗn độn những bảng hiệu bóng
đèn, cái còn cái mất, đầy những dây nhợ, một cánh hồng hạc nằm chơ vơ.
Ông bảo đấy là một mảnh còn lại của tấm bảng hiệu của sòng bài và khách sạn lừng danh Flamingo trong đợt thay bảng hiệu đầu tiên. Tấm bảng hiệu đầu tiên trong những năm 1940 này, có hình một ly sâm banh khổng lồ có các bọt bóng nổi bay lên và những cánh hồng hạc nhấp nháy chuyển động.
Ông bảo đấy là một mảnh còn lại của tấm bảng hiệu của sòng bài và khách sạn lừng danh Flamingo trong đợt thay bảng hiệu đầu tiên. Tấm bảng hiệu đầu tiên trong những năm 1940 này, có hình một ly sâm banh khổng lồ có các bọt bóng nổi bay lên và những cánh hồng hạc nhấp nháy chuyển động.
Bugsy Siegel đã mua
sòng bạc đầu tiên của mình, El Cortez, tại Las Vegas ở Fremont Street. Sau đó ông
thuyết phục được các ông trùm đầu tư để xây dựng lên khách sạn Flamingo. Ông
chính là ông chủ đầu tiên của khách sạn này.
Bugsy là một người Do Thái sinh ra
tại Mỹ. Một tay lưu manh, đầu trộm đuôi cướp, thuộc nhóm găng tơ có dính dáng tới
các tổ chức tội phạm Mafia ở Mỹ.
Bugsy còn được gọi là Bộ trưởng của thế giới ngầm cùng với các ông trùm khác.
Sau khi đạo luật cấm rượu của nước Mỹ hết hiệu lực, Bugsy Siegel cùng đồng bọn
tiếp tục mở rộng việc cá cược, đánh bạc, đầu tư vào các sòng bạc kiếm lời. Do
quản lý không tốt việc xây dựng, khách sạn bị thất bại vào ngày khai trương. Cuối
cùng Bugsy Siegel bị giết và Flamingo rơi vào tay người khác.
Cao bồi Vegas Vic và
Sassy Sally ở downtown Las Vegas 1985
Tấm bảng hiệu “Vegas
Vic” và “Sassy Sally” cũng được trùng tu lại. “Vegas Vic” là tấm bảng quảng cáo
rất nổi tiếng, có hình một chàng cao bồi to lớn đặt bên ngoài sòng bài “The
Pioneer Club” vào năm 1951.
Đây là bảng quảng cáo đầu tiên bằng Neon của Las
Vegas. Cô tình nhân của chàng Vic này chính là “Sassy Sally”, cô gái mang đôi
giầy ủng, chân đá lên trời được đặt ở sòng bài Silver Palace, là nơi có chiếc
thang cuốn điện đầu tiên của Las Vegas.
Chiếm một khoảng đất
rộng, tấm biển Binion Horseshoes một thời lừng lẫy nằm trơ gan thách thức đất trời
sa mạc.
Nó là linh hồn của Benny Binion, một chủ sòng bạc với nhiều cái nhất:
Ông có casino đầu tiên trên Đường Fremont, là người đầu tiên có sáng kiến đặt
thảm, ghế ở phía trước máy slot machine và cho các con bạc đặc ân uống free nếu
chơi nhiều.
Nghệ thuật nhất phải
nói là tấm biển “”Laconcha” của khách sạn La Concha. Tấm này do công ty YESCO nổi
tiếng làm và được phục hồi. Nó cũng được dùng làm biểu tượng cho Neon Museum.
Những vòm cong tuyệt vời hình con sò này, đã được kiến trúc sư Paul Revere
Williams vẽ kiểu cho khách sạn La Concha năm 1961.
Biển Laconcha ở Neon
Museum
Trước khi ra về những
người tham dự tour, ai cũng lưu luyến không muốn chia tay, dù đêm Las Vegas đang
lên đèn. Chúng tôi đã cùng nhau sống lại
lịch sử của một thành phố. Cùng nghe những câu chuyện kể ly kỳ đời sống những
tay găng tơ, giang hồ tứ chiến, đầu đường xó chợ và cả những ông trùm Mafia. Biết
đâu vọng trong gió hè sa mạc đang thổi về nóng rẫy, đâu đó linh hồn những con
thiêu thân của các sòng bài đang vui chơi nhảy múa, say sưa, trụy lạc trong thế
giới âm hồn đầy tiếng nhạc và bạc cắc rơi.
Trịnh Thanh Thủy
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.