Phát biểu khai mạc tại
Hội nghị ngành Ngoại giao Việt Nam lần thứ 29, tổ chức tại Hà Nội (từ
22-26/8/2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đúc kết: ”Xây dựng nên một trường
phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' - mềm mại mà cứng
cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình
biết người, … thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam…”
Đúc kết về “trường
phái ngoại giao” của Việt Nam, mà ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng ”mang đậm bản sắc
cây tre”, thì chỉ đúng với tre ở vế đầu “mềm mại mà cứng cỏi”. Những đặc tính
còn lại gán cho loài tre là chưa sát hợp và khiên cưỡng như “nhân ái mà quật cường,
biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người" - những đặc
điểm thuộc tính người - loài tre làm gì có đặc tính đó?!
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng kêu gọi xây dựng trường phái ngoại giao 'mang đậm bản sắc cây tre Việt
Nam'
Dùng hình tượng cây
tre để nói về sự bất khuất của người Việt là ý kiến từng được Tổng thống Mỹ
Obama khi phát biểu trước 2000 thanh niên Việt Nam ở Mỹ Đình ngày 24/5/2016.
Nhưng khi nói đến
“trường phái ngoại giao cây tre” thì không biết ông Trọng có tìm hiểu cho đến
ngọn ngành về bản chất, bản thể cũng như đặc tính sinh thái của cây tre?
Tre là loại vật liệu
được thông dụng trong kết cấu đồ dùng gia đình, vật liệu xây dựng nhà cửa của
người Việt Nam bao đời nay khi sắt thép, xi măng, vật liệu nhựa… chưa phổ biến,
như các loại thúng mủng, dần sàng, cán cuốc, cán thuổng, đòn gánh, chõng tre,
đũa tre, tăm tre; tre được sử dụng trong kiến thiết nhà cửa, phên vách, chuồng
trại, cầu đường…
Việt Nam có câu chuyện
cổ tích “Cây tre trăm đốt” nói về sức mạnh biến ảo của tre; Truyền thuyết Thánh
Gióng nói tới việc dùng tre làm vũ khí để đánh giặc Ân; Tre còn là biểu tượng của
sự kết nối chuyển giao thế hệ mang đầy tính sinh học: “Tre già, măng mọc”… (Tục
ngữ); “Tre già yêu lấy măng non” (Thơ Tố Hữu); “Có manh áo cộc tre nhường cho
con”… (Tre Việt Nam-Nguyễn Duy).
Đó là những đặc tính
sinh học, những giá trị sử dụng của loài tre, vật liệu tre; có lẽ vì thế mà người
Việt đã nâng cây tre lên thành một biểu tượng, một thiết chế văn hóa-sinh tồn
biểu tượng cho sức mạnh, sức sống Việt: giản dị, gần gũi mà trường tồn.
Sở dĩ tre gắn bó với
người Việt, trở thành người bạn tri kỷ là do khả năng chịu ứng lực và chịu đựng
sự trái gió trở trời của thiên nhiên, thời tiết….
Quan sát thiết chế
sinh thái làng xã của cư dân đồng bằng Bắc Bộ khi xi măng, sắt thép chưa thịnh
hành, làng bao giờ cũng gắn với lũy tre vì người nông dân trồng tre bao quanh
làng ngoài việc sử dụng làm vật liệu dân dụng như đã nêu, lũy tre còn được kết
cấu với làng để chống gió bão. Do vậy, nhà của nông dân đồng bằng Bắc Bộ thường
thấp hơn lũy tre làng là bởi lẽ đó.
Tượng khắc từ gốc
tre ở Việt Nam
Tre mạnh bởi đặc điểm
sinh thái của nó: luôn liên kết với nhau, tạo nên thiết chế ”lũy tre làng”. Kết
cấu sinh thái-sinh tồn này được nhà thơ Nguyễn Duy đúc kết trong bài Tre Việt
Nam:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người…”
Tre bao giờ cũng mọc
thành khóm, thành bụi, không có chuyện đơn thân; tre trở thành “thành lũy” chịu
đựng được gió bão là do bởi tre luôn sinh trưởng, phát triển nhờ vào các cấu
trúc liên minh, liên kết.
Tre sở dĩ đứng vững
trước gió bão là do tre có sự “đồng lòng” cao; trước gió bão không bao giờ có
hiện tượng: cây thì ngả về đông, cây lại nghiêng sang tây…
Ngoại giao Việt Nam
là Tre hay…?
Những đặc tính đó của
tre hoàn toàn xa lạ với đường lối ngoại giao của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
Không rõ Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng khi nói đến “trường phái ngoại giao tre” của Việt Nam có biết
đến đặc tính của tre: sự liên minh, liên kết chặt chẽ với nhau và “nội bộ tre”
luôn đồng lòng cao, có thế mới tạo nên “ thành lũy tre” chống gió bão - như là
một đặc điểm sinh tồn?
Hiện tại, đường lối
đối ngoại của Việt Nam được nêu trong các văn kiện của Đảng cũng như các phát
biểu của những người có trách nhiệm, điển hình là ý kiến trả lời phỏng vấn của
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trước thềm Hội nghị Ngoại giao 29:
“Chúng ta đã rút ra
bài học, không để bất cứ lực lượng nào lôi kéo vào sự cạnh tranh.
Đường lối của
chúng ta là độc lập, tự chủ, không để bị lôi kéo vào bất cứ liên minh nào.”
Còn về sự đồng lòng
trong nội bộ Việt Nam? Với đường lối ngoại giao và cách ứng xử với dân hiện tại
là Đảng không tin dân và dân cũng không tin Đảng thì làm sao có thể so sánh với
tre, mà tự nhận đi theo đường lối “ngoại giao tre” được?
Trong Dự thảo báo
cáo chính trị trình Đại hội 12 và dày đặc trên các văn kiện chính thống, phần
nói về thế lực thù địch cũng dài và những lời lẽ nặng nề hơn so với những câu
nói về các nguy cơ sát sườn trên Biển Đông.
Mà thế lực thù địch
là ai mà nguy hiểm hơn kẻ đang mang tàu chiến, tên lửa, máy bay, mang cát ra
xây đảo và nhận 90% lãnh hải Biển Đông là của họ, luôn đe dọa thiết lập vùng nhận
diện bay của Trung Cộng tại Biển Đông?
Trong hội nghị ngoại
giao lần này, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã định hướng cho các nhà ngoại giao Việt
Nam phải “giữ nước từ xa”: nguy cơ mất nước nằm ở phía châu Âu và Mỹ (từ xa) chứ
không phải từ phương Bắc kề cạnh.
Chủ tịch Việt Nam Trần
Đại Quang nhấn mạnh tới sự hợp tác, liên kết và đoàn kết với các quốc gia khác
trong vấn đề Biển Đông
Ngay gần đây, trước
sức ép của dư luận tại Hội nghị Trung ương 3, không một dòng đề cập tới Biển
Đông và Formosa, lãnh đạo Đảng đã có động thái cử một số quan chức cao cấp gặp
một số vị nói theo cách của Trung Cộng là một số “nguyên lão” - những ủy viên
Trung ương đã về hưu để nói về Biển Đông và Formosa, còn quảng đại nhân dân thì
có vẻ chưa “đủ tuổi” để được Đảng cho biết những chuyện đại sự quốc gia?
Đài RFI đưa tin,
trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói: ”Chúng tôi
rất ủng hộ sự hợp tác của Pháp và các quốc gia khác trong tiến trình duy trì
hòa bình và ổn định trong khu vực và tại Biển Đông."
Chủ tịch nước Việt
Nam tuyên bố trong cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho hãng tin Pháp AFP, trước
chuyến viếng thăm của tổng thống Pháp François Hollande vào đầu tháng Chín.
Ông Trần Đại Quang
nói thêm, đó là vấn đề "đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và hàng
không".
Trong khi đó thì bản
tin Thông tấn xã Việt Nam đưa tin “Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn
Pháp AFP” nhưng không thấy nhắc ý kiến trên.
Vậy đường lối “ngoại
giao tre” - loại cây có sự đồng lòng, liên minh liên kết cao thể hiện ở chỗ nào
khi mà ngay cả ý kiến của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng khác với ý kiến của
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh?
Những ý kiến của Chủ
tịch Trần Đại Quang không thấy một tờ báo nào trong nước đưa, liệu ý kiến của
ông bị “biên tập” hay RFI đã mạo tin?
Nhận là “trường phái
ngoại giao tre” nhưng lại luôn giương ngọn cờ ngoại giao độc lập, tự chủ, không
chịu bị lôi kéo vào các sự liên minh liên kết nhưng lại đòi hỏi “kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, hài hoà lợi ích quốc gia dân tộc với trách nhiệm
quốc tế” thì khác gì bắt các nhà ngoại giao Việt Nam “lấy thúng úp voi”, đem
“cái giả” của mình để đưa đánh tráo “cái thật” của thiên hạ?
Thiên hạ thời nay
đâu có dễ tranh khôn nhau?
Phạm Viết Đào
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.