Một chuỗi nghiên cứu
có vẻ cho thấy người giàu keo kiệt hơn và ít đáng tin cậy hơn, nhưng điều này
có đúng không?
Có thể đôi lúc bạn
thấy trong một quán bar, người giàu nhất trong nhóm có vẻ là người chậm nhất
rút ví khi đến lượt trả tiền một chầu rượu. Phải chăng tính họ vẫn luôn bủn xỉn
như thế và vì thế mà họ giàu? Hay là vì họ giàu nên họ mới bủn xỉn?
Đây là một câu hỏi
phức tạp và có thể được tiếp cận theo nhiều cách. Ta có thể lấy một nhóm người
được cho là quan tâm đến chủ đề tiền, như là các nhà kinh tế, và so sánh sự hào
phóng của họ với những người khác. Một nghiên cứu từ 1993 đã thực hiện việc này
và thấy con số các sinh viên kinh tế thừa nhận không bỏ một đồng nào cho từ thiện
gấp đôi số sinh viên như vậy học môn kiến trúc và tâm lý học. Nghiên cứu này
cũng cho thấy sinh viên kinh tế cư xử kém thành thực trong trò chơi cần hợp tác
như trò chơi Prisoner’s Dilemma.
Khi đánh giá sinh viên trong suốt quá trình học người ta thấy những sinh viên học các môn khác có mức hào phóng nhỉnh hơn lên vào thời gian sắp tốt nghiệp trong khi các sinh viên kinh tế vẫn giữ ở mức kém hào phóng trong suốt quá trình học. Tất nhiên đây là nói trung bình, chứ sinh viên kinh tế có tính vị tha thì cũng có.
Thực tế có một số bằng chứng cho hay những người nhiều tiền hoặc sống ở những khu khá giả có thể có tính vị tha nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đã thử rải ở 20 địa điểm khác nhau ở London, mỗi địa điểm rải 15 bức thư, có đề địa chỉ và dán tem, trên mặt đường. Rồi họ đợi xem sẽ nhận được bao nhiêu bức thư do người tử tế qua đường nhặt và bỏ vào hòm thư. Ở những khu giàu có như Wimbledon thì 87% thư tới được nơi gửi, ở khu nghèo như Shadwell, chỉ 37%.
Những người giàu cũng thường có vẻ thể hiện hào phóng hơn qua những “hành động vị tha đặc biệt”, nghĩa là hành động ít được quần chúng thừa nhận và khó có hy vọng được đền đáp. Thí dụ Kristin Brethel-Haurwitz và Abigail Marsh ở Đại học Georgetown đã thử tìm hiểu vì sao tỷ lệ hiến thận cho người lạ thay đổi nhiều thế ở các bang khác nhau ở Mỹ.
Những người giàu cũng thường có vẻ thể hiện hào phóng hơn qua những “hành động vị tha đặc biệt”, nghĩa là hành động ít được quần chúng thừa nhận và khó có hy vọng được đền đáp. Thí dụ Kristin Brethel-Haurwitz và Abigail Marsh ở Đại học Georgetown đã thử tìm hiểu vì sao tỷ lệ hiến thận cho người lạ thay đổi nhiều thế ở các bang khác nhau ở Mỹ.
Họ đã xem xét nhiều
yếu tố kể cả lòng mộ đạo, nhưng yếu tố tiên đoán mạnh nhất là mức thu nhập
trung bình. Đơn giản là ở các bang giàu hơn thì có nhiều trường hợp hiến thận
hơn. Điều này không nhất thiết để chứng minh rằng cá nhân người giàu thì dễ hiến
thận hơn người nghèo. Điều nêu lên ở đây là với nhiều lòng vị tha sẽ đưa đến cuộc
sống khá giả trong quần chúng, nhưng cũng có thể vì khá giả hơn nên quần chúng
có lòng vị tha hơn.
Do vậy trừ trường hợp
đặc biệt của các sinh viên kinh tế còn thì những người giàu thể hiện là tốt qua
nghiên cứu này. Nhưng với nghiên cứu của Paul Piff thuộc đại học Berkeley,
California, thì không hẳn như vậy. Trong một nghiên cứu, ông cho một loạt lựa chọn
tuyên bố để thử mức tự cho mình có quyền làm gì, thí dụ như ‘nếu tôi trên tàu
Titanic, tôi đáng được lên thuyền cức hộ đầu tiên.’ Điều đáng ngạc nhiên là một
số người đồng ý với tuyên bố đó và họ thường là người giàu, hơn là người nghèo.
Người giàu cũng thường cho rằng họ không bao giờ sai và giỏi mọi việc, và thường
nhìn gương kiểm tra hình thức trước khi chụp ảnh.
Trong một nghiên cứu
khác, Piff tập hợp một nhóm người có thu nhập khác nhau, có người tới 200.000
USD một năm, và đưa cho mỗi người 10 USD để làm quà tặng, cho bao nhiêu là tùy
họ. Piff thấy rằng người nghèo phóng khoáng hơn người giàu.
Nhưng nhớ rằng những
người này là giàu trước khi họ tham gia vào thử nghiệm của Piff. Có thể không
phải vì họ giàu nên họ cư xử như vậy, nhưng với cách cư xử như vậy đã giúp họ
trở nên giàu. Có thể do cân nhắc kỹ với đồng tiền cộng với lòng tự tin cao nên
họ trở nên giàu.
Sẽ như thế nào nếu
làm ai đó giàu lên một cách giả tạo? Họ sẽ thay đổi không? Để nghiên cứu Piff
đã tổ chức chơi trò chơi Monopoly với “sự cải biến” thế. Việc tung đồng xu mở đầu
trò chơi làm cho một người chơi có số tiền gấp đôi đối phương và nhận được 2 lần
tiền mỗi lần vượt qua “Go”. Không có gì đáng ngạc nhiên, những người chơi có ưu
thế bắt đầu thắng ván đó, nhưng Piff theo dõi sự tiến triển qua gương một chiều
để xem cái gì sẽ thay đổi khi người đó được “giàu” lên một cách giả tạo. Nhiều
người nói to hơn, hò reo và cho xe đua nhảy chạy ầm ầm quanh bàn cờ. Một số quơ
phần bánh quấn thừng ở trong bát để trên bàn nhiều hơn phần của mình, và sau
trò chơi, khi được hỏi vì sao họ thắng, họ bảo họ đã tập trung suy nghĩ và quyết
định khôn khéo. Không một ai nói về lợi thế tài chính họ có được khi trò chơi bắt
đầu. Do vậy có lẽ khi có tiền, thậm chí là tạm thời, có thể làm con người thấy
mình quan trọng.
Piff cũng bỏ thời
gian nấp gần vệt qua đường dành cho bộ hành ở Bay Area, San Francisco, để xem
tài xế xe rẻ tiền hay xe đắt tiền hay dừng lại. Tất cả xe rẻ tiền đều dừng, chỉ
1/2 tài xế xe đắt tiền là dừng lấy lệ. Nhưng nghiên cứu này là khá nhỏ. Và tất
nhiên là loại xe chỉ là tiêu chí đại diện của sự giàu có. Có thể xe là do tài xế
của chủ xe lái hoặc xe là xe mua chịu của người không giàu.
Tỉ phú Warren
Buffett tạo ra Giving Pledge vào năm 2010 để động viên những người siêu giàu để
lại tài sản cho hoạt động thiện nguyện.
Stefan Trautmann ở Đại
học Heidelberg đã thử tránh những bất trắc nói trên bằng một cuộc khảo sát có
căn cứ đích xác với 9.000 người, thực hiện 4 lần một năm ở Hà Lan. Ông thấy rằng
những người có địa vị kinh tế xã hội cao hơn có vẻ độc lập hơn và ít dính líu với
người khác hơn. Nhưng khi họ chơi các trò chơi cần lòng tin tài chính thì người
giàu dễ phản bội đối phương hơn là người nghèo.
Những nghiên cứu xem
xét cư xử vị tha có vẻ mâu thuẫn, vậy những con số khó giải thích về tiền cho
cho từ thiện thì như thế nào? Có phải trường hợp của Warren Buffet (nhà tỷ phú
nguyện cho 99% sự giàu có của mình) là sự đặc biệt hiếm hoi hay là người giàu
cho tiền với tỷ lệ trung bình cao hơn so với tiền lương? Ta có thể so sánh phần
tiền mang cho từ thiện với tiền thu nhập. Những nghiên cứu cũ về lòng vị tha
cho thấy biểu đồ này theo hình nụ cười vểnh lên (chữ U), với người nghèo nhất
và giàu nhất lấy thu nhập của mình ủng hộ từ thiện với tỷ lệ cao hơn, trong khi
những người ở khoảng giữa ủng hộ ít hơn.
Nhưng nghiên cứu cũ này đã bỏ ra ngoài những người không cho từ thiện một tý nào, điển hình là những người rất nghèo nên không đủ tiền để cho ai, và có thể làm sai các con số.
Nhưng nghiên cứu cũ này đã bỏ ra ngoài những người không cho từ thiện một tý nào, điển hình là những người rất nghèo nên không đủ tiền để cho ai, và có thể làm sai các con số.
Để tính đến việc
này, những nhà nghiên cứu ở đại học Boston đã xem xét trong giải thu nhập từ
10.000 USD đến 300.000 USD, thấy rằng tỷ lệ trung bình rút thu nhập để cho từ
thiện ở Mỹ là không đổi và khoảng 2,3%. Nhưng khi ta nhìn vào những người có
thu nhập ở đỉnh cao (2% thu nhập là 300.000 USD), họ cho đi trung bình là 4,4%
thu nhập. Do vậy xét theo nhóm thì những người siêu giàu có thể coi là những
người hào phóng hơn về ủng hộ từ thiện.
Nhìn chung, nghiên cứu
ở Boston mới thấy rằng người giàu không hào phóng hơn cũng như không bủ xỉn hơn
tất cả những người còn lại chúng ta, trừ những người ở đỉnh trên cùng. Có thể bạn
nói rằng họ có khả năng tài chính để cho, nhưng dù sao thì họ đã quyết định làm
như vậy.
Vậy lần tới bạn nhận
thấy ai đó giàu mà chậm trả phần tiền của họ ở quán bar thì đó là bản tính của
họ chứ không phải đồng tiền làm họ bần tiện. Nghiên cứu cho thấy có rất nhiều sự
hào phóng ở người giàu, nhưng có thể điều đáng để đề phòng là cư xử như thể
mình có quyền, đặc biệt là khi chơi Monopoly.
Claudia Hammond
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.