Monday, September 5, 2016

Bánh mì và duyên nợ Việt-Pháp

french
Người Pháp đã rút khỏi Việt Nam hơn sáu chục năm nay nhưng dấu ấn mà họ để lại trong đất nước này chỉ cần nhìn quanh cũng thấy.

Hãng tin AFP vừa có bài về một nét ẩm thực Pháp đã ghi đậm dấu ấn ở Việt Nam - chiếc bánh mì mà người dân vẫn thường hay ăn sáng.


image
Ông Nguyễn Ngọc Hoan, chủ một cửa hàng bánh mì đông khách ở phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội, nói: "Người Pháp rất tự hào về bánh mì. Tôi cho là ẩm thực Pháp ảnh hưởng rất mạnh tới ẩm thực Việt Nam".

Ông Hoan bắt đầu sản xuất bánh mì từ năm 1987 và sau 5 năm ông vào làm việc cho việc nấu bánh mì của khách sạn Metropole cũng do người Pháp làm chủ.

Cha ông Hoan cũng làm nghề sản xuất bánh mì nhưng ông không muốn bánh mì theo chân mình. Ông Hoan nói "nghề này chọn ông" chứ ông không quyết theo nghề này.

Thoạt tiên ông làm bánh mì kiểu Việt Nam, vỏ giòn, ruột rỗng; nhưng sau đó ông chuyển sang làm bánh mì kiểu Pháp ruột đặc hơn.

buns
Cửa hàng của ông hiện giờ mỗi ngày bán ra hàng nghìn chiếc bánh nóng giòn, cả bánh sừng bò, kem caramel và patê nữa.

Người Pháp đã rút khỏi Việt Nam sáu chục năm, nhưng dấu ấn mà họ để lại trong đất nước này chỉ cần nhìn quanh cũng thấy.


image
Hãng tin AFP vừa có bài về một nét ẩm thực Pháp đã ghi đậm dấu ấn ở Việt Nam - chiếc bánh mì mà người dân vẫn thường hay ăn sáng.

Ông Nguyễn Ngọc Hoan, chủ một cửa hàng bánh mì đông khách ở phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội, nói: "Người Pháp rất tự hào về bánh mì. Tôi cho là ẩm thực Pháp ảnh hưởng rất mạnh tới ẩm thực Việt Nam".


image
Bánh mì có mặt khắp nơi ở Hà Nội
Cha ông Hoan cũng làm nghề sản xuất bánh mì nhưng không muốn ông theo chân mình. 

Ông Hoan nói "nghề này chọn ông" chứ ông không quyết theo nghề này.

Thoạt tiên ông làm bánh mì kiểu Việt Nam, vỏ giòn, ruột rỗng; nhưng sau đó ông chuyển sang làm bánh kiểu Pháp ruột đặc hơn.

Cửa hàng của ông hiện giờ mỗi ngày bán ra hàng nghìn chiếc bánh nóng giòn, cả bánh sừng bò, kem caramel và patê nữa.

Petit pain


image
Người Việt Nam ăn bánh mì với đủ thứ bên trong: patê, dăm bông, xúc xích

Petit pain, hay bánh mì, được người Pháp mang vào Việt Nam lần đầu để phục vụ binh lính trong suốt thời gian Pháp đô hộ Đông Dương từ 1858 tới 1954.

Tuy nhiên các lò bánh mì ở Việt Nam phần lớn thuê thợ người bản địa hoặc "Tàu khựa" vì người Pháp không muốn làm công việc vất vả mà lại ít tiền.


image
Erica Peters, một cây viết chuyên về ẩm thực Việt Nam, nói vào khoảng năm 1910 petit pain được bán ngoài phố và người Việt hay mua trên đường đi làm để ăn sáng.

Sau đó người bán bắt đầu kẹp nhân vào bên trong bánh và ngày nay, bánh mì kẹp thịt hay patê được bán khắp nơi trong thành phố.


Image result for bánh mì kẹp thịt hay patê
Ngoài bánh mì, người Pháp cũng mang lại nhiều nét ẩm thực khác nữa. Thí dụ như món quốc hồn quốc tuý của Việt Nam là món phở, có người cũng cho rằng bắt nguồn từ việc các đầu bếp địa phương tận dụng xương và thịt vụn mà hàng thit người Pháp bỏ lại để nấu. Rồi cà phê, rồi kem caramel (người miền Nam gọi là bánh flan) cũng có xuất xứ từ ẩm thực Pháp.

Không chỉ Hà Nội, Sài Gòn cũng đầy các quán cà phê bán bánh kẹp croque monsieur và bánh ngọt macaron, giá cả không kém gì ở Paris.


image
Thế nhưng chiếc bánh mì kẹp nhân khiêm tốn giá chưa đầy 1 đôla vẫn là thứ phổ biến nhất ở Hà Nội. Nó thông dụng tới nỗi nhiều người không biết xuất xứ của nó là từ đâu.

Nguyễn Thị Đức Hạnh, một phụ nữ bán bánh mì trên phố, nói: "Tôi không biết và cũng chẳng quan tâm bánh mì là của Pháp hay của Việt Nam, tôi chỉ biết bán bánh".

Mỗi ngày chị Hạnh bán hàng trăm chiếc, nào là kẹp patê, kẹp thịt rồi bánh mì sốt vang.

image
Người Hà Nội rất quen với ổ bánh mì
Một trong các khách hàng của chị Hạnh, ông Nguyễn Văn Bình, nói ông ăn bánh mì cả 50 năm nay. "Đúng nó là của người Pháp mang đến, nhưng ở đây nó đã được thay đổi cho hợp gu của người Việt rồi".


***


Bánh mì làm bằng phân trâu bò?
Bánh mì ở đâu ngon nhất?
Bánh mì Sài Gòn
Bánh mì Sài gòn theo dòng thời gian‏
Bỏ việc ngân hàng đi bán bánh mì ở London
Cám ơn bánh mì

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.