Vì sao chúng ta lại
hỏi người vừa mới gặp là họ làm nghề gì? Điều đó có thể cho thấy một kết nối
không hay giữa công việc và con người.
Trong vài phút đầu
tiên bắt đầu câu chuyện với một người lạ, Yasaman Hadjibashi không thoát khỏi bị
hỏi câu hỏi câu thường tình “Chị làm nghề gì?”
Cô cố tình trả lời
mù mờ.
Cô có thể nói cô đỗ
thạc sĩ của trường kinh doanh Harvard, hoặc cô là cán bộ lãnh đạo của hãng
Barclays Africa Group.
Tuy nhiên, cô (trưởng
phòng dữ liệu ở Johannesburg) đưa ra câu trả lời chung chung với hy vọng nó
tách hình ảnh con người cô khỏi công việc làm. “Tôi thích người ta biết về tôi
trước khi biết chức danh nghề nghiệp của mình,” cô nói.
“Đó gần như là việc
thử nghiệm vì dù sao tôi cũng muốn biết họ có bắt đầu biết tôn trọng hay
không.”
Hadjibashi không phải
là người duy nhất cảm thấy bị tách bạch giữa danh tính xã hội và danh tính công
việc: Những chuyên gia về nghề nghiệp nói, trong một bối cảnh xã hội, ngay cả
những người thành công nhất cũng sẽ được lợi từ việc tách bạch bản chất con người
khỏi nghề họ làm.
Gìn giữ ý thức rõ rệt
về con người mình làm ta không đau khổ khi mất việc, tạo ra những giao kết thực
sự ngoài cơ quan và giúp ta cảm thấy được tôn trọng hơn ngay cả khi không có một
công việc có nhiều ảnh hưởng.
Nhưng do các công ty
yêu cầu một sự liên kết thường xuyên cho công việc nên nhiều người thấy không
thể tách hình ảnh con người họ khỏi nghề họ làm. Điều này làm họ cảm thấy không
thoải mái, Al Gini, giáo sư về đạo đức nghề nghiệp của đại học Loyola ở Chicago
và tác giả cuốn “Nghề của tôi và con người tôi,” nói. “Chúng ta càng ít có mối
quan tâm ở nơi khác thì chúng ta càng phụ thuộc nhiều vào công việc đang làm.
Do vậy nếu mất việc là ta hoàn toàn rã rời,” Gini nói.
Chắc chắn rằng những
người hỏi về nhân dạng nghề nghiệp chẳng qua là để định ghép nối thông tin với
nhân dạng xã hội, kiểu như một số nền văn hoá châu Á tập trung vào dòng dõi và
vào sự giàu có của cha mẹ hơn là vào nghề nghiệp, Ho Shee Wai, nhà tâm lý và
giám đốc của Counselling Place ở Singapore, nói.
Nhưng ngay cả khi những
người khác hỏi về nghề nghiệp là để muốn biết vị thế của bạn thì việc nêu một
cách quá vội vã tên công ty và những thành tích của bạn có thể tạo ra một cảm
tưởng sai về bản thân mình hoặc gắn bạn với công việc mà bạn đang muốn rời bỏ.
“Đừng rơi vào bẫy nghĩ rằng những thương hiệu đó xác định con người của bạn,”
bà nói.
Bỏ lại công việc ở
phía sau
Trong một bối cảnh
xã hội thì việc tạo ra sự đánh giá đa dạng là đặc biệt quan trọng.
Những người chỉ tự
khẳng định mình qua nghề họ làm có thể sẽ thấy suy sụp nếu không còn nghề đó nữa,
trong khi những người khác có thể bật dậy từ thất bại, theo quan điểm của Susan
Krauss Whitbourne, giáo sư tâm lý học của đại học Massachusetts Amherst, Mỹ. Chủ
động thảo luận những chủ đề không liên quan đến việc làm với bạn bè và gia đình
có thể giúp tạo một ranh giới cần thiết giữa việc làm của bạn và con người xã hội
của bạn, bà nói thêm.
Nhưng những người cảm
thấy rất hài lòng với nghề của mình cũng cần có thời gian để ngắt nó ra.
Những người thích
thú với công việc của họ vì những lý do sâu xa bên trong như cảm thấy nó hay
thì gắn bó sâu sắc với việc nhận định con người qua nghề nghiệp hơn là những
người làm việc vì tiền và vị thế, theo một nghiên cứu của Krauss Whitbourne.
Trong khi việc thích
thú thực sự với nghề nghiệp hàng ngày có thể làm bạn thấy hài lòng thì việc phải
bỏ đánh giá con người qua nghề nghiệp có thể là phức tạp hơn, bà nói thêm.
Những bước tới việc
xác định đúng giá trị con người
Mất việc có thể gây
nhiều đau khổ hơn với những người mà hình ảnh của họ gắn bó với việc làm.
Điểm quan trọng là tạo
ra một nhãn hiệu duy nhất tập trung vào kỹ năng của bạn hơn là vào tên của công
ty hoặc chức vụ của bạn, Francois Daumard, một quan chức IT (công nghệ thông
tin) ở San Francisco, nói.
Khi ông chuyển công
tác từ hãng Microsoft sang Apple, rồi nay sang một hãng ít tên tuổi hơn thì ông
quyết định nói với những người ông gặp về vai trò của ông trong ngành IT mà
không đả động gì đến các hãng hoặc chức danh của mình.
Việc chuyển đổi công
tác giúp ông tạo một danh tính vững chắc, đặc biệt với những người quen nhưng
không hẳn biết được việc chuyển đổi của ông. Ông nói mình là “người kết nối” để
nhấn mạnh kinh nghiệm phát triển thương mại của mình. “Với tôi, hãng nào thuê
tôi chỉ là vấn đề thứ yếu,” ông nói.
Nhưng đối với phần lớn
mọi người thì thủ thuật là tìm được những thú vui riêng thực sự giá trị ngoài
nghề nghiệp, Krauss Whitbourne nói. Bà dành nhiều giờ trong một tuần làm việc
thủ công và may chăn bông.
“Bạn cần coi những
thú vui riêng này là quan trọng chứ không phải là việc làm vớ vẩn,” bà nói. Nhiều
người theo đuổi các hoạt động thư giãn (không phải việc cơ quan), nhưng rồi bỏ
bễ khi việc cơ quan ùn tới. Mấu chốt là ưu tiên các hoạt động này bằng cách nêu
bật khi giới thiệu về mình.
Ngay cả khi có một
nghề thành công, Hadjibashi nói, sự đa dạng của quan hệ xã hội của bà (cho dù
đó là bà mẹ nội trợ, giáo viên hay chủ doanh nghiệp) đã giữ cho bà không chỉ được
thừa nhận trong công việc.
Với bạn bè thì công
việc của bà tất nhiên không phải là vấn đề để bàn luận bởi vì nó mang nhiều
tính kỹ thuật đối với người ngoài ngành.
Mặt khác, ngoài việc
cơ quan, việc bà gắn bó với bạn bè cho bà nhiều thời gian hơn để được là chính
mình nhất, bà nói thêm: "Chỉ dành thời gian cho những người đó thôi cũng
giúp được tôi tắt máy, ngừng hoạt động.”
Alina Dizik
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.