Pages

Monday, August 21, 2017

Cá mập và nỗi ám ảnh chết chóc

image

Vào năm 1749, một con cá mập hổ lởn vởn bên ngoài cảng Havana ở Cuba cắn vào chân một thiếu niên người Anh 14 tuổi, và sự kiện này đã thay đổi lịch sử nghệ thuật.

Ba thập niên sau, bức tranh mô tả lại sự kiện kinh hoàng này do họa sĩ người Mỹ gốc Anh John Singleton Copley, bạn của nạn nhân, vẽ đã gây xôn xao khi nó được triển lãm lần đầu tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London vào năm 1778.

Bức họa có tên là Watson và Cá mập (nạn nhân tên là Brook Watson, sau này trở thành thị trưởng khu quận tài chính của Luân Đôn) làm ngưng đọng lại khoảnh khắc ngay trước khi một thành viên đội cứu hộ ném ngọn móc vào phía thân trơn trượt của con cá mập đang tấn công.

image

Bức vẽ này đã vĩnh viễn định hình cá mập như là sức mạnh căn bản trong nền văn hóa đại chúng: đó là hình ảnh cá mập không ngừng nhô lên mặt nước.

Nguyên mẫu của cái ác?

Chúng ta có thể truy tìm được mối liên hệ từ bức họa này của Copley (vốn được một nhà phê bình vào lúc đó ca ngợi là "hoàn hảo trong số các bức tranh cùng thể loại") với một tác phẩm xuất hiện rất lâu sau đó: bộ phim Hàm Cá Mập của đạo diễn Steven Spielberg, ra mắt vào hai thế kỷ sau.

image

Có mặt trước con người hơn 400 triệu năm, hình ảnh cá mập lẩn khuất sâu trong nhận thức chúng ta như là nguyên mẫu của cái ác với sức mạnh khủng khiếp.

Bị lôi cuốn trước năng lực nguyên thủy của chúng, bị hấp dẫn trước bức họa trên vải bố mà Copley vẽ vào năm 1778 và trước bộ phim của Spielberg vào năm 1979, chúng ta đã đưa cảm giác sợ hãi sâu kín nhất của lên bề mặt của nhận thức - thăm dò độ sâu vô tận của việc không tồn tại.

Hình ảnh cá mập hơi chút hài hước của Copley (mũi của nó dài một cách kỳ quặc) lại xuất hiện trong đầu tôi khi tôi chứng kiến một bức ảnh khác thường chụp một con cá mập hổ đang lởn vởn ở đâu đó ở ngoài khơi tiểu bang North Carolina của Hoa Kỳ - một bức ảnh đã lan rộng trên mạng xã hội.

image

Nhiếp ảnh gia chuyên chụp dưới nước Tanya Houppermans đã chộp được khoảnh khắc con cá mập xuyên thủng 'quả cầu mồi' - một hình thức tự vệ của các loài cá nhỏ đang bị săn đuổi khi chúng tự quây lại thành một quả cầu lớn trước kẻ tấn công.

Nỗi sợ không thể kìm nén

Phá tung vào ngay giữa quả cầu đang hoạt động này, con cá mập trong hình đã làm quả cầu rã ra thành một đám những chiếc vảy nhỏ mà trong một khoảnh khắc rất ngắn của tiếng tách của chiếc camera đã tạo thành một đường hầm cho cá mập đi tới.

Bức ảnh chụp được cho thấy cá mập đang xé vào ngay giữa của quả cầu mồi vốn còn được gọi là 'thủy lôi cá' đã có sức hút trên mạng xã hội giống như một sự xuất thần đáng sợ.

image

Trước thời điểm đó, hình ảnh cố hữu về cá mập như là một biểu tượng mâu thuẫn về nỗi sợ bị kìm nén nhưng không thể kìm nén được - đã trở nên nhạt bớt. Lần cuối cùng mà người ta nhìn thấy lại hình ảnh này một cách rõ ràng là một phần tư thế kỷ trước, vào năm 1992, khi nghệ sĩ người Anh Damien Hirst lắp đặt một tủ kính trưng bày lớn ở phòng triển lãm của Charles Saatchi ở St John's Wood, London.

image

Trong tủ kính đó là một con cá mập hổ nổi trên mặt nước trong bộ dạng gào thét trong im lặng. Bằng cách đặt tên cho tác phẩm này một cách rất yếm thế là: "Không hề có ý nghĩ về cái chết trong đầu của người đang sống", Hirst đã chạm vào ngay giữa sức hút đáng sợ của loài động vật này. Tiếng gầm thét của cá mập, vốn hướng về nỗi kinh hoàng trong các tác phẩm 'Tiếng rú của Giáo hoàng' của Francis Bacon và 'Tiếng thét' của Edward Munch, đã đặt nó lên phía trước của những hình ảnh đáng nhớ trong thời đại của chúng ta.




Kelly Grovier

image

Phải Chăng Charlottesville kích động mâu thuẫn Nam...
Người Việt tị nạn ghét Tổng Thống Hoa Kỳ ?
Nhật thực ở Mỹ 2017
Thành Hồ trở thành khu đèn đỏ
Du học sinh Việt sốc vì cảnh chen lấn, chặt chém ở...
Thân phận phụ nữ ở xứ Hồi giáo
Tường cao, sông rộng, biển mênh mông!
Meo gửi các chị bán dâm Hồ Chí Minh
Truy bắt tội phạm sử dụng thiết bị bay
Biển Đen khỏa thân tại San Diego
Hội chứng thức dậy không biết mình đang ở đâu
Sự chăm chỉ: Kẻ thù của sáng tạo?
Lá phiếu cho Trump của người Mỹ trắng
Sức sống mãnh liệt: cây cối hay thực vật
Tordesillas: thành phố bị xẻ làm đôi
Thị trấn đa thê đối mặt với thảm họa di truyền
Kazakhstan: Phiên bản “tự nguyện hồi hương” và “th...
Bọ hung: từ huyền thoại đến đời thực
Singapore phạt roi Việt kiều Anh vì tội tấn công t...
Nhân vật góp tiền cho Clinton tiết lộ bí mật

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.