Pages

Thursday, November 30, 2017

Hành trình gian khổ đến 'Lưỡi Quỷ' chỉ để chụp hình

https://baomai.blogspot.com/
Chúng tôi đến Trolltunga sau bảy giờ đồng hồ, vượt quãng đường 13,5km và leo đến độ cao 1.000 mét. Sương mù bao phủ trong khi một hàng dài 35 người đang đợi đến lượt để chụp ảnh trên vách núi biểu tượng này.

Có nghĩa là "Lưỡi Quỷ" trong tiếng Na Uy, mỏm đá Trolltunga nhô ra từ một triền núi dốc ở độ cao 700 mét ở phía trên Hồ Ringedalsvatnet ở gần Odda ở tây nam Na Uy.

Được kiến tạo 10.000 năm trước vào kỷ Băng hà khi mà một tảng băng vĩnh cửu dính vào ngọn núi tan rã, trong những năm gần đây mỏm đá này đã trở thành một trong những địa điểm địa chất nổi tiếng nhất ở Na Uy - và là một trong những điểm gây tranh cãi nhất.

Hành trình gian khổ

Sau khi chúng tôi quyết định để đến sáng mai mới leo lên chụp hình với mỏm đá, hướng dẫn viên ban ngày đã đưa tôi cùng người bạn đồng hành Jacqueline đến lều của mình.

Là những người duy nhất trong nhóm ngủ lại qua đêm, chúng tôi vứt ba lô qua một bên trong chiếc lều nằm cách vách núi khoảng 500 mét và chợp mắt.

Một vài giờ sau đó, hướng dẫn viên ban đêm Erlend Indrearne đưa đến một cặp vợ chồng trẻ người Trung Quốc để cắm trại với chúng tôi.

Trời lúc đó đang mưa, nên mọi người chúng tôi núp vào trong một khoang khẩn cấp nhỏ nằm kế bên lều để nấu thịt viên trên một chiếc bếp đơn du lịch và nhấm nháp vài ly Solboer Sirip (thứ nước ép từ quả lý chua - redcurrant) pha với nước lạnh. Gió thổi qua cái cửa sổ vỡ trên khoang trong khi mặt sàn gỗ kêu kẽo kẹt mỗi khi chúng tôi trở mình để cho thoải mái.
"Có bao nhiêu người leo núi thường phải quay về?" tôi hỏi trong khi trải một túi ngủ ẩm lấy ra từ trong kho. Tôi nhớ lại lúc bắt đầu hành trình leo núi, đã có hai thành viên trong nhóm 20 người chúng tôi quay về chỉ sau mới 45 phút leo đường dốc.

"Ít nhất một hai hay người trong mỗi nhóm," Indrearne trả lời và múc thịt viên nóng ra năm chiếc đĩa. "Nhiều người trong số họ đi mà không có chuẩn bị gì hết và không hiểu về sự khắc nghiệt của môi trường ở đây. Hoặc là họ đến mà không có sự tôn trọng gì hết và vứt rác ở khắp nơi."

"Có phải chỉ có du khách mới vứt rác?" tôi hỏi. "Hay cả người dân Na Uy cũng vậy?"

Quyền được lang thang

"Thật sự chỉ có du khách mới lợi dụng quyền allemansratten," anh nói. "Người Na Uy hiểu rõ hơn. Chúng tôi lớn lên đã hiểu về fjellvettreglene."

https://baomai.blogspot.com/

Mặc dù là một quyền truyền thống có từ thời xa xưa, allemansratten là một phần của Đạo luật Giải trí Ngoài trời kể từ năm 1957. Quy định rất đơn giản: bạn có thể ngủ ở bất cứ nơi nào miễn là nơi đó cách ngôi nhà có người ở ít nhất là 150 mét và nếu bạn ngủ ở một chỗ nhiều hơn hai đêm thì bạn phải xin phép chủ đất. Điều quan trọng nhất là những người sử dụng quyền allemansratten cần phải tôn trọng thiên nhiên, động vật hoang dã và người dân địa phương.

Na Uy không phải là quốc gia duy nhất thực thi "quyền được lang thang" này. Các nước khác như Phần Lan, Băng Đảo, Thụy Điển, Latvia, Áo, Cộng hòa Séc và Thụy Sỹ cũng có. Điều khiến Na Uy khác biệt với các nước khác là fjellvettreglene.

Fjellvettreglene, còn được biết đến là 'Luật ứng xử ở vùng núi' của Na Uy, ra đời sau một vào tai nạn xảy ra vào dịp Lễ Phục sinh vào năm 1950. Sau khi 15 người chết giữa thời tiết khắc nghiệt trong một dịp Phục sinh khác vào năm 1967, Hiệp hội Leo núi Na Uy và Hội Chữ Thập Đỏ thông báo chiến dịch: "Chào mừng đến các ngọn núi, nhưng hãy hành xử có trách nhiệm."

Luật Fjellvettreglene, vốn khuyến khích con người có mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng với thiên nhiên, từ lâu đã trở thành một bộ phận quan trọng của văn hóa Na Uy. Nó bao gồm những điểm như là lên kế hoạch chuyến đi và báo cáo nơi bạn đến, đem theo những thiết bị cần thiết để tự hỗ trợ bản thân cũng như người khác, luôn luôn biết nơi mà bạn đến, tìm kiếm chỗ trú nếu cần thiết và không có gì xấu hổ khi phải quay lại.

Tôn trọng tự nhiên

"Fjellvettreglene dạy chúng tôi rằng thiên nhiên không quan tâm đến cái tôi của chúng ta. Chúng ta nên tôn trọng và cẩn trọng nhiều nhất có thể. Chẳng hạn như trong chuyến leo núi này," Indrearne giải thích.

"Đối với những người không phải là dân leo núi có kinh nghiệm thì đây là hành trình hết sức vất vả. Không có nhiều du khách hiểu được điều này. Đối với người Na Uy chúng tôi, chúng tôi là dân leo núi. Chúng tôi lớn lên trong môi trường thiên nhiên này. Chúng tôi hiểu rằng nó có sức mạnh như thế nào."

https://baomai.blogspot.com/

Niềm đam mê các hoạt động ngoài trời là một điều rất tự nhiên với người dân Na Uy bởi vì friluftsliv. Được tạo ra vào năm 1859, triết lý của từ này có nghĩa là "cuộc sống với khí trời tự do" và nó được dùng để mô tả đam mê và sự gắn bó của người dân Na Uy với thiên nhiên. Nó xem cảm giác vác ba lô đi thám hiểm các ngọn núi hay cắm trại trên bãi biển cũng giống như cảm giác ở nhà vậy. Tuy nhiên trong khi friluftsliv khuyến khích con người thực hành allemansratten và allemansratten thúc đẩy tình yêu cho friluftsliv thì fjellvettreglene là sự giáo dục để biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

"Do Trolltunga đang trở thành một trong những địa điểm cần phải đến trong đời, chúng tôi đang cố gắng giúp phần còn lại của thế giới hiểu điều này."

Mặc dù Odda, thị trấn gần Trolltunga, lâu nay vẫn được gọi là 'trái táo thối' của vùng Hardanger do vẻ ngoài công nghiệp hóa của nó, ngày nay thị trấn này đã trở thành một điểm đến thu hút rất đông du khách - và nguyên nhân chủ yếu là do Trolltunga.

Từ chỗ chỉ có 1.000 cho cả năm 2010, giờ đây trong năm 2017 nơi này đã tiếp đón 1.800 du khách mỗi ngày.

Bùng nổ du lịch

Indrearne giải thích hiện tượng tăng vọt số lượng du khách này như sau: "Người ta muốn có được bức ảnh như họ thấy trên Instagram và Facebook. Nhiều người trong số họ không quan tâm đến trải nghiệm leo núi. Họ chỉ muốn có bằng chứng rằng họ đã đến Trolltunga và họ đang hủy hoại thiên nhiên ở đây với rác rưởi họ để lại."

https://baomai.blogspot.com/

Tính chung cả nước, du khách đến Norway đã tăng 11% từ năm 2015 đến năm 2016 với một số khu vực tăng đến 32%. Tuy nhiên, mặc dù sự bùng nổ du lịch này là tốt cho nền kinh tế, nó cũng trở thành mối đe dọa đến quyền được đi lang thang có từ lâu đời của Na Uy.

"Ở đây chúng tôi tự hào về allemansratten, nhưng sự thật là nó đang tạo ra những tình huống nguy hiểm," Indrearne lắc đầu nói. "Trước đây Na Uy chưa từng phải ra quy định về leo núi nhưng chúng tôi tin rằng Trolltunga sẽ là nơi đầu tiên có quy định này. Nó đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi lớn."

Giấy vệ sinh đã sử dụng, đồ nướng thừa, những chiếc lều bị bỏ lại, giấy gói kẹo và chai nhựa được xả rác khắp nơi ở Trolltunga. Một số người thậm chí còn dùng bút đen để viết tên mình lên vách núi.

Và với lượng đông đảo du khách không hề có chuẩn bị cho hành trình leo núi gian khổ như vậy, tổ chức leo núi hàng đầu Na Uy, Friluftsliv, đã kêu gọi đặt ra các quy định về số lượng du khách đến Trolltunga cũng như những địa điểm địa chất đang bị đe dọa khác trên cả nước.

https://baomai.blogspot.com/

Ông Lasse Heimdal, giám đốc của tổ chức này, bảo vệ cho lập trường của hội với lập luận rằng "điều khẩn cấp là cần phải có những biện pháp để đảm bảo cho các hoạt động ngoài trời được bảo vệ".

Phải có quy định

"Số lượng du khách đến đây đã gây tác động đến tự nhiên," Indrearne nói tiếp. "Vào một ngày đông khách, bạn có thể phải xếp hàng đến một tiếng rưỡi chỉ để chụp được một tấm ảnh. Để kiểm soát việc này, chúng tôi muốn có quy định bao nhiêu người được lên núi mỗi ngày. Còn về cắm trại, chúng tôi tin rằng cần phải có giấy phép và số lượng cấp ra cũng ở mức hạn chế. Thời gian bắt đầu leo núi cũng phải được quy định chặt chẽ để du khách không đi quá muộn và bị kẹt lại ở trên đây. Chúng tôi cũng khuyến khích mọi người đi với hướng dẫn viên. Với tư cách là hướng dẫn viên, chúng tôi cố gắng làm gương cho du khách tôn trọng tự nhiên."

Sáng hôm sau, tôi và Jacqueline bắt đầu hành trình xuống núi dài 13,5km. Chiếc trực thăng cứu hộ đang quay cánh quạt ầm ầm là là gần mặt đất để tìm kiếm một du khách. Chúng tôi đi qua hàng dài những người kiệt sức đang đợi để chụp ảnh trên vách núi, một số mang giày leo núi được bọc trong túi nylon và một số người khác mặc áo tay ngắn đang run lẩy bẩy trong gió lạnh 5 độ C.

Chúng tôi đứng ở gần cuối hàng và đợi đến lượt được chụp ảnh; cách duy nhất để có được tấm ảnh để đời với mỏm đá nhô lên cao là đi tour có hướng dẫn viên. Khi đó hướng dẫn viên sẽ treo mình ngược từ 10 đến 12 mét để chụp hình.

"Liệu chúng ta có thật sự muốn đợi để chụp được tấm hình này không?" Tôi hỏi Jacqueline.
"Không," cô trả lời. "Cái mà em muốn xem là cảnh vật trên đường đi xuống núi."

Tôi gật đầu đồng ý. Chúng tôi quay lại và bắt đầu xuống núi bước qua quang cảnh ngoạn mục của Na Uy. Chúng tôi đi thư thả và nhớ lại những quy định của fjellvettreglene.





Shannon Dell

https://baomai.blogspot.com/

Cộng sản, Bạch vệ và kho báu Sa Hoàng
Có mắt như mù !
Những điều cần biết về văn hóa đưa tiền boa
Diễn đàn Internet Việt Nam bàn về những gì?
Ra nước ngoài sống giàu lên hay nghèo đi ?
Tâm sự của một BS Miền Bắc
TC lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam
Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin
Câu chuyện về hai dòng suối kỳ lạ
Donald J. Trump: Tổng Thống Anh Hùng
Mạnh Thường Quân: người là ai ?
Giáo Hoàng Francis thăm Myanmar
Động vật sơ sinh
Trump đại diện cho Hoa Kỳ tốt hơn nhiều so với Oba...
Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?
Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham' ?
Thế giới đánh giá phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Na...
Chỉ cần được yêu mến, bạn sẽ có tất cả
Sau 20 năm, Internet 'chuyển hoá' Việt Nam như thế...
Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu: chứng nhân của Lịch sử

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.