Pages

Saturday, July 21, 2018

Tuổi dậy thì gây ảnh hưởng đến tính cách thế nào

https://baomai.blogspot.com/ 
Nhiều nghiên cứu tiết lộ những xu hướng tính cách tốt tạm thời giảm sút trong những năm tuổi dậy thì

Hai bé sinh đôi bốn tuổi nhà tôi giống nhau ở rất nhiều điểm - cả hai đều giỏi xã giao, đáng yêu và táo bạo - nhưng một số điểm trái ngược đã bắt đầu xuất hiện.

Chẳng hạn, con trai tôi thường chú ý đến thời gian nhiều hơn, liên tục tò mò về tương lai.

Trong khi đó, bé gái lại kiên quyết tự làm những thứ bé muốn.

Là nhà tâm lý học nghiên cứu về tính cách (và làm cha của các con), việc quan sát tính cách đang dần hình thành và phát triển của các con luôn khiến tôi thích thú.

https://baomai.blogspot.com/ 

Dĩ nhiên, đó là thuở ban đầu, và nguồn gốc của tính cách con người có thể được truy nguyên lại từ thuở sơ sinh. Tôi biết sẽ có rất nhiều thay đổi xuất hiện, đặc biệt là khi hai bé sinh đôi nhà tôi bước vào tuổi dậy thì.

Đó là vì những năm tháng dậy thì là thời gian thay đổi rất nhanh. Đó là lý do vì sao nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh nhận thức và chuyên gia nghiên cứu não trẻ vị thành niên, Sarah-Jayne Blakemore, mô tả những thách thức đặc thù ở tuổi dậy thì và sự tăng vọt "những thay đổi trong hormon, thay đổi về thần kinh, biến đổi về quan hệ xã hội và áp lực cuộc sống." Với danh sách này, bà có thể dễ dàng thêm vào phần thay đổi tính cách.

Từ thuở nằm nôi tới cuối thời ấu thơ, nhân cách và tính nết của ta thường trở nên ổn định hơn vì ta tiếp thu những cách suy nghĩ, hành động và cảm xúc hợp lý hơn. Nhân cách ngày càng ổn định hơn từ cuối tuổi dậy thì đến khi trưởng thành.
https://baomai.blogspot.com/ 

Nhưng những năm tháng dậy thì chen vào sẽ khiến xu hướng này bị chững lại. Chiếc kính vạn hoa nhân cách bị rung lắc và vị trí các mảnh kính rơi vào đâu sẽ gây ra sự quan trọng đáng kể - nhiều nghiên cứu trong thời gian dài cho thấy những xu hướng xuất hiện trong tuổi dậy thì của ta có thể giúp dự đoán được hàng loạt hệ quả sau này trong đời, bao gồm khả năng thành công trong học vấn hay nguy cơ thất nghiệp.

Nghiên cứu về chủ đề này vẫn còn rất mới, nhưng những kết luận tiềm năng rất thú vị và quan trọng, vì nhờ việc hiểu hơn về những lực tác động sẽ định hình nhân cách ở tuổi dậy thì, ta có khả năng can thiệp và giúp các em định hình cuộc sống theo con đường thành công và lành mạnh hơn.

Sự biến động nhân cách không phải đặc thù của tuổi dậy thì. Nếu bạn nhìn tổng quan cả cuộc đời, những gì bạn có thể thấy là mức độ tăng dần trung bình ở những tính cách đáng mong đợi - ta dần ít giận dữ hơn, kiểm soát bản thân tốt hơn, suy nghĩ ít hẹp hòi hơn, thân thiện hơn.

https://baomai.blogspot.com/ 

Những nhà tâm lý học gọi đây là "tiêu chí trưởng thành", và nếu bạn đang ở tuổi hai mươi đầy lo âu và tự ý thức về bản thân, sẽ dễ chịu hơn nếu bạn biết rằng khi càng lớn tuổi, bạn càng trở nên dịu dàng hơn nếu như bạn phát triển nhân cách theo một quy trình thông thường.

https://baomai.blogspot.com/ 
Từ tuổi nằm nôi đến cuối thời ấu thơ, nhân cách ta dần trở nên ổn định, nhưng điều đó lại thay đổi trong thời tuổi dậy thì

Tuy nhiên, đây không phải tin tốt với những bạn trẻ đang ở ngưỡng cửa dậy thì vì vào thời điểm này, có một thứ gọi là "giả thuyết gián đoạn" xuất hiện.

Theo một nghiên cứu tiến hành trên hàng ngàn thiếu niên người Hà Lan - em trẻ nhất là 12 tuổi khi bắt đầu tham gia nghiên cứu - những người hoàn thành bài kiểm tra nhân cách mỗi năm trong vòng sáu hoặc bảy năm, từ năm 2005.

Những cậu bé cho thấy sự tận tâm tạm thời - sự gọn gàng và chỉn chu của họ - xuất hiện vào những năm đầu khi mới dậy thì, và có sự gia tăng tạm thời của tâm lý bất ổn (hay còn gọi là tình trạng bất ổn nhiều hơn về cảm xúc).

https://baomai.blogspot.com/ 

Điều này có vẻ như hợp với một số định kiến ta từng nghe về phòng ngủ bừa bộn và trạng thái hưng trầm cảm ở tuổi dậy thì. May mắn là tình trạng thụt lùi về nhân cách này chỉ là tạm thời, với dữ liệu của Hà Lan cho thấy những nét tích cực trước đó của các em thiếu niên này sẽ trở lại ở cuối giai đoạn dậy thì.

Cả cha mẹ và những đứa con ở tuổi dậy thì đều đồng ý là có nhiều thay đổi diễn ra, nhưng đáng ngạc nhiên ở điểm, mức độ nhận thức thay đổi phụ thuộc vào việc ai đang đo lường, theo một nghiên cứu năm 2017 với 2.700 em thiếu niên người Đức.

Họ tự đánh giá tính cách của bản thân hai lần, khi 11 tuổi và khi 14 tuổi, và cha mẹ các em cũng đánh giá tính cách các em vào những mốc thời gian trên.

https://baomai.blogspot.com/ 

Một số cho thấy nhiều khác biệt xuất hiện: Chẳng hạn, khi các bạn trẻ tự đánh giá bản thân là dần tỏ ra ít đồng tình hơn thì cha mẹ họ nhận thấy thái độ đồng tình ở con cái tụt giảm một cách ghê gớm. Đồng thời, các em thiếu niên nhận thấy họ hướng ngoại nhiều hơn, nhưng cha mẹ họ lại cho rằng các con ngày càng trở nên hướng nội.

"Nói chung cha mẹ có vẻ như thấy con cái họ ngày càng ít dễ chịu hơn," đó là cách diễn giải không thể chối cãi từ các nhà nghiên cứu. Trong một ghi chú tích cực hơn, cha mẹ nhận thấy con cái họ ít tận tâm hơn vì chúng có vẻ bớt cứng cỏi hơn trước.

https://baomai.blogspot.com/ 
Nhiều nghiên cứu tiết lộ những xu hướng tính cách tốt tạm thời giảm sút trong những năm tuổi dậy thì

Sự bất hợp lý này ban đầu có vẻ trái ngược nhau, nhưng có lẽ có thể giải thích bằng nhiều thay đổi lớn đang diễn ra trong quan hệ cha mẹ - con cái vì đứa trẻ vị thành niên ngày càng khao khát được tự chủ và có quyền riêng tư.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra cha mẹ và đứa con dậy thì có thể sử dụng hệ tham chiếu khác biệt - như cách cha mẹ đánh giá tính cách đứa con dậy thì dựa trên chuẩn một người lớn thông thường, trong khi đứa trẻ dậy thì lại đang so sánh bản thân với những gì mà bạn bè chúng thể hiện.

Điều này thể hiện trong rất nhiều nghiên cứu sâu hơn, cũng cho thấy tình trạng sụt giảm tạm thời những tính cách tốt (đặc biệt là sự dễ chịu và kỷ luật) trong những năm tháng mới dậy thì. Bức tranh tổng quát của tuổi dậy thì mô tả tính cách "biến động" tạm thời có vẻ chính xác (và bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Đức, cả các bạn trẻ thiếu niên và cha mẹ đều đồng ý là mức độ đồng thuận với nhau cũng giảm sút, họ chỉ không thể đồng tình với nhau là mức độ khác biệt ra sao).

https://baomai.blogspot.com/ 

Tất nhiên, đây là những nghiên cứu được thực hiện trong thời gian dài nhằm quan sát sự thay đổi tính cách chung ở người đang dậy thì. Dữ liệu từ nhóm này ẩn đi sự thay đổi trong từng cá nhân các em dậy thì. Trong thực tế, chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu sự pha trộn phức tạp của các yếu tố về gen và môi trường có thể tác động đến mô hình cá nhân của sự thay đổi tính cách.

Não trẻ em là nơi bắt đầu khá tốt. Qua vài thập niên, Sarah-Jayne Blakemore và nhiều người khác đã cho thấy sự phát triển của người vị thành niên được đánh dấu bằng những thay đổi quan trọng trong não, bao gồm sự "cắt tỉa" chất xám dư thừa, vốn liên quan tới khả năng học tập.

https://baomai.blogspot.com/ 
Nguồn gốc tính cách của con người có thể truy nguyên từ thuở sơ sinh

Điều này có thể đóng vai trò trong mô hình thay đổi tính cách của tuổi dậy thì, theo một nghiên cứu chụp hình ảnh não bộ năm 2018 của Na Uy. Các nhà nghiên cứu quét não của hàng chục em tuổi dậy thì hai lần trong thời gian 2,5 năm, cũng như để cha mẹ đánh giá về tính cách của con họ trong cả hai thời điểm trên.

Kết quả đáng chú ý cho thấy mức độ tận tâm có điểm số cao hơn, cho thấy tỷ lệ phần vỏ não mỏng nhiều hơn ở rất nhiều khu vực trong não (một dấu hiệu cho thấy sự cắt giảm nhiều chất xám và tăng cường sự trưởng thành). Tương tự, điểm số cao hơn trong sự bình ổn cảm xúc cho thấy phần vỏ não mỏng phát triển hơn.

Mảng này của nghiên cứu chỉ mới bắt đầu, nhưng các nhà khoa học nói kết quả của họ cho thấy "Sự biến đổi lớn trong tính cách của từng cá nhân có thể một phần liên quan tới sự trưởng thành của vỏ não trong suốt tuổi dậy thì". Nói cách khác, chất xám thay đổi trong những năm tháng tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng tới cảm xúc và hành vi của ta.

Tất nhiên là rất nhiều yếu tố ngoại vi khác, như căng thẳng hay nghịch cảnh, cũng có thể tạo ra những ràng buộc phức tạp với những thay đổi nhân cách trong tuổi dậy thì.

Rõ ràng là có rất nhiều hình thức căng thẳng xuất hiện trong thời gian tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tiết lộ các kiểu căng thẳng có thể ảnh hưởng đặc biệt đến xu hướng tính cách.

Trong khi đó, nghịch cảnh có thể trực tiếp ảnh hưởng đến hành động và khả năng ra quyết định của người tham dự - ví dụ như thái độ sai trái có thể dẫn tới việc bị đuổi học - thậm chí còn gây ra nhiều hậu quả hơn cho tính cách.

https://baomai.blogspot.com/ 

Năm 2017, một nghiên cứu tiến hành trên các tình nguyện viên người Mỹ, trong đó các nhà khoa học đo lường nhân cách ở tuổi từ 8 - 12 và sau đó một lần nữa, kiểm tra lại vào ba, bảy và 10 năm sau. Tình nguyện viên cũng ghi nhận bất cứ trải nghiệm căng thẳng hay nghịch cảnh nào họ gặp phải trong những năm tuổi dậy thì

Điều này bao gồm sự gia tăng tâm lý bất ổn, sự tận tâm và tính cách hòa nhã giảm sút thep thời gian.

Các nhà nghiên cứu quan sát thấy nghịch cảnh xuất hiện vì hành động của đứa trẻ dậy thì có thể bị xem là gây căng thẳng hơn, và vì thế ảnh hưởng tới quá trình phát triển nhân cách của các em. Điều này cho thấy những hỗ trợ đúng đắn về cảm xúc cho trẻ - đặc biệt là với những em đang bị căng thẳng - có thể giúp chống lại sự biến động nhân cách theo hướng tiêu cực.

Dù vậy, không phải tất cả đều là tiêu cực. Một số phát hiện cho thấy những ảnh hưởng tích cực từ thay đổi nhân cách ở tuổi dậy thì.

Chẳng hạn, bằng chứng từ nghiên cứu kéo dài một năm trong năm 2013 tại Thụy Sĩ cho thấy cảm xúc tích cực của trẻ về "danh tính" - đặc biệt là họ cảm thấy có thể hành động khác biệt, cảm thấy có thể kiểm soát cuộc sống bản thân, và biết điều gì đang chờ đón họ - cùng với sự phát triển tích cực trong tính cách qua thời gian là sự bình ổn cảm xúc và sự tận tâm hơn.

https://baomai.blogspot.com/ 

Một nghiên cứu khác tiết lộ mối liên hệ giữa sự tự tin ở trường học và sự phát triển nhân cách theo hướng tích cực.

Những phát hiện này rất đáng khích lệ vì chúng cho ta một số hiểu biết về việc ta nên tạo ra môi trường để nuôi dưỡng các em tuổi dậy thì và hỗ trợ các em trong việc phát triển nhân cách.

Cách tiếp cận này xứng đáng nên theo đuổi xa hơn, vì tính cách của trẻ ở tuổi dậy thì có thể đem lại các dự báo về trải nghiệm trong cuộc sống sau này.

Chẳng hạn, một nghiên cứu ở Anh tiến hành trên 4.000 em dậy thì cho thấy những em có mức độ tận tâm thấp hơn có khả năng dễ bị thất nghiệp cao hơn gấp đôi so với những em có điểm tận tâm cao hơn.

Chúng ta tập trung quá nhiều vào việc dạy trẻ vị thành niên về tri thức để giúp các em thi đậu, nhưng có lẽ ta nên dành sự chú ý tương tự đến việc giúp các em chăm sóc tính cách. Với hai đứa con sinh đôi, tôi biết đây sẽ là lĩnh vực nghiên cứu mà tôi sẽ theo đuổi sâu hơn.



Christian Jarrett

https://baomai.blogspot.com/

Nạn nhân hiếp dâm Mỹ gốc Việt được đề cử Nobel Hòa...
Huyền thoại 'Good morning, Vietnam' qua đời
Võ sĩ Trump đi Âu Châu
Bản sắc Trung Cộng đang bị Tổng Thống Trump đánh s...
Phụ nữ giọng trầm và sức mạnh quyền lực
World Cup 2018: Pháp thắng Croatia 4-2
Tuổi tác ảnh hưởng đến sự thèm ăn
Chuyến công du của Trump tới UK
Friday The 13th
Một Chuyến Đi Nhiều Nước Mắt ! & Linh Mục Peter Na...
Vì sao những người không hút thuốc bị ung thư phổi...
Google gỡ YouTube video 'phản động'
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michelle Giuda
Canh bạc “tay ba”
Giáo xứ miền Trung phản đối luật An ninh mạng
Cổng nhà tù
Fan túc cầu thực thụ
Trump quyết ‘ăn thua đủ’ với Trung cộng về thương ...
Bên trong khóa huấn luyện ‘xã hội dân sự vì Việt N...
Tại sao Ngoại trưởng Mỹ chọn Việt Nam là điểm đến ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.