Pages

Wednesday, September 4, 2019

Nét tích cực của sự mù quáng khi yêu

BM

Là đứa trẻ của thập niên 1990, tôi lập tức nghĩ tới Chandler Bing, mà nghĩ nhiều lần, khi viết bài báo này.

Trong phim "Friend", dù bị Janice cười nhạo anh vẫn chẳng thấy phiền toái gì, và việc này theo tôi là ví dụ điển hình cho ý tưởng rằng ta có thể mù quáng vì tình.

Một cặp đôi tưởng chừng không hề hòa hợp hoá ra lại rất ăn ý với nhau, bất chấp việc cả thế giới đều thấy họ thật là cọc cạch - đây là mô-tip rất phổ biến trong các phim hài lãng mạn.

Nhưng khi người bạn nào đó của ta không nhận ra đúng bản chất thật sự của người mà họ đang yêu, thì điều đó hoàn toàn không phải là bởi họ muốn tạo hiệu ứng gây hài.

Ta có thể thấy khó chịu khi chứng kiến người quen của mình rơi vào một lưới tình mới mà ta nghĩ không hợp cho người đó.

Nhưng có bao giờ bạn để ý thấy thường thì bạn khó có thể khiến cho người quen đó chú ý đến nhược điểm của người họ yêu?

Bạn của bạn có thể liên tục ca ngợi người yêu, mà những lời đó nếu may thì toàn là phóng đại nét tốt, còn trong trường hợp xấu nhất thì chúng thậm chí sai bét.

Tiêu chuẩn chọn người yêu

BM

Có một câu hỏi hóc búa trong việc nên hiểu cách ta đánh giá mọi thứ trong tình yêu như thế nào.

Một mặt, ta cần phải đánh giá chính xác xem một người có phù hợp với ta hay không. Đó là một quyết định quan trọng, bởi đây là người mà ta có thể chung sống cả đời. Mặt khác, nhiều bằng chứng cho thấy ta rất dở khi đánh giá về người gần gũi bên mình nhất.

Tình yêu làm ta mù quáng, không tỉnh táo như những người xung quanh.

Trong một nghiên cứu, những người đang yêu được yêu cầu hãy viết về khoảnh khắc lãng mạn hay một sự kiện ngẫu nhiên mới xảy ra mà họ chia sẻ cùng người yêu sau khi họ được cho xem một bức ảnh người lạ đầy quyến rũ. Họ được yêu cầu đánh dấu vào một ô trống mỗi khi họ nghĩ về bức ảnh người lạ đó.

Kết quả là những người viết về khoảnh khắc lãng mạn thì đánh dấu vào ô trống với mức chỉ bằng 1 phần 6 so với nhóm người viết về những sự kiện ngẫu nhiên.

BM
  
Có vẻ như ta ít bị xao nhãng trước lựa chọn hấp dẫn khi đang tập trung vào những điểm mà ta yêu thích ở bạn tình.

Cũng có lý khi cho rằng cảm giác gắn bó sẽ làm giảm khao khát đứng núi này trông núi nọ, nhưng tình yêu cũng khiến ta đưa ra các nhận định sai lệch về người yêu.

Trong hầu hết các nền văn hóa, nhiều bằng chứng cho thấy con người ưu tiên các phẩm chất sự hấp dẫn, sự tử tế, và địa vị (hoặc việc người đó có khả năng chiếm được hưởng các ưu thế, quyền lợi hấp dẫn) khi ta tìm kiếm bạn đời.

Những tiêu chuẩn đó được gọi chung là "Ba Tiêu chuẩn Lớn". Cách ta yêu những tiêu chuẩn đó cũng thể hiện khác nhau tùy theo nền văn hóa, vì hầu hết các nền văn hóa có tiêu chuẩn khác nhau, chẳng hạn như tiêu chuẩn về vẻ đẹp.

Hoặc khi nhắc đến địa vị, một số người sẽ coi trọng nghề nghiệp hay mức thu nhập, trong khi một số người khác coi trọng hơn đẳng cấp hay vị trí xã hội.

BM
  
Nhưng ta có thể nói một cách khái quát hoá là tất cả mọi người đều bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp cơ thể, bởi sự dễ thương của người đó, và ở việc họ có thể chu cấp cho bạn không. Vì thế, bạn sẽ thấy rằng chúng ta lẽ ra phải tương đối xuất sắc khi đánh giá các tiêu chí trên - bởi nếu không, hành vi đó sẽ không thể nào giúp loài người tiến hóa.

"Từ quan điểm tiến hóa, đánh giá phẩm chất bạn tình lẽ ra phải có mức độ chính xác nhất định," Garth Fletcher, giáo sư danh dự ngành tâm lý tại Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand nhận định.

Hãy xem xét trường hợp của con công đực và công cái. Công cái thường chọn bạn tình dựa vào chiếc đuôi - đuôi càng lộng lẫy càng tốt. Công cái hẳn là đã cảm nhận phẩm chất của chiếc đuôi rất chính xác, nếu không cách này sẽ không có tác dụng gì.

BM
  
"Điều này có thể suy ra là con người chọn bạn tình rất kỹ vì chúng ta sẽ sống bên nhau cả đời. Vì vậy nếu ta đánh giá phẩm chất của bạn tình không chính xác, thì những phẩm chất như sự quyến rũ hay lòng tử tế sẽ chẳng còn giá trị gì lắm."

Mù quáng nhưng có ích

Fletcher mô tả hai yếu tố dẫn đến sai lầm khi đánh giá bạn tình: đó là thiên kiến có định hướng và tìm kiếm sự chính xác.

Nếu bạn đánh giá sự hấp dẫn của ai đó cao hơn mức độ hấp dẫn khách quan của họ (tức là mức độ hấp dẫn mà một người lạ đánh giá họ) thì bạn đã có thiên kiến theo định hướng tích cực - nói cách khác, bạn đang đeo cặp kính nhìn đời màu hồng.

Điều này cũng đúng khi áp dụng vào trường hợp bạn phê phán quá mức về mức độ hấp dẫn của ai đó - đây gọi là thiên kiến theo định hướng tiêu cực.

BM
  
Thông thường khi đang yêu nhau, người ta thường đánh giá sự hấp dẫn, tử tế và địa vị của người yêu mình cao hơn so với mức đánh giá của những người khác.

Mọi chuyện trở nên phức tạp hơn một chút khi xem xét thứ tự mà ta đánh giá các phẩm chất trên, đây là điều mà các nhà tâm lý gọi là tìm kiếm sự chính xác.

"Hãy tưởng tượng tôi đánh giá người yêu tôi có độ hấp dẫn 7/7, sự tử tế 6/7 và địa vị xã hội 5/7," Fletcher nói.

Nếu ai đó được điểm cao trong khả năng tìm kiếm sự chính xác thì những phẩm chất trên sẽ được sắp xếp đúng thứ tự - một người xa lạ sẽ đồng ý rằng người này có mức điểm hấp dẫn cao hơn tử tế, và mức điểm tử tế cao hơn địa vị xã hội.

Nhưng vì hội chứng nhìn đời màu hồng do thiên kiến theo định hướng tích cực, người lạ thực ra có thể đánh giá họ 6 điểm cho sự hấp dẫn, 5 điểm cho sự tử tế và 4 điểm cho địa vị.

"Mọi người có xu hướng đánh giá cao quá mức bạn tình của mình, nhưng cũng rất đề cao việc tìm kiếm chính xác, tức là ta hẳn là đã có những đánh giá chính xác về phẩm chất của người đó, nhưng sau ta lại thổi phồng các phẩm chất đó lên chút đỉnh vì lý do này hoặc lý do khác," Fletcher nói.

BM
  
Sự khác biệt giữa thiên kiến có định hướng và việc tìm kiếm sự chính xác giải thích cho sự tiến hóa của con người trong việc yêu mù quáng.

Ta thực sự là đánh giá đúng phẩm chất của người yêu. Nếu địa vị là ưu tiên với bạn, thì bạn sẽ bị hấp dẫn bởi những người có phẩm chất nổi trội nhất là địa vị. Việc bạn có ấn tượng về địa vị của họ tới mức nào trong thang điểm từ 1 đến 7 nhiều khả năng sẽ khác với cách đánh giá, cho điểm của người khác - nhưng điều đó không quan trọng, vì tất cả chúng ta đều phóng đại phẩm chất của người mà mình yêu.

Thiên kiến có chủ đích - lúc nào cũng thấy người yêu 'long lanh' hơn so với mức người khác đánh giá - là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định mức độ hạnh phúc của bạn trong tình yêu.

Nếu bạn hỏi mọi người xem họ muốn gì từ quan hệ tình yêu, họ có lẽ sẽ nói rằng họ muốn được nhìn nhận giống với những gì họ nghĩ về bản thân họ nhất. Nhưng họ cũng thích được người yêu đánh giá họ tốt đẹp hơn một chút so với thực tế.

BM
  
"Nghĩa vụ của bạn trong tình yêu là khuyến khích người yêu, hãy trở thành người cổ vũ tích cực," Fletcher nói.

"Mọi người muốn người yêu nhìn thấy và coi trọng những điểm tích cực của họ. Nếu bạn muốn có một mối quan hệ hạnh phúc và tốt đẹp, thì bạn nên có cái nhìn khoan dung hơn với người yêu. Khi bạn không còn khoan dung nữa, người yêu bạn sẽ nghĩ rằng bạn muốn anh ấy/cô ấy thay đổi. Điều này tạo ra thông điệp mạnh mẽ là trong mắt bạn, họ không còn đủ tốt đẹp nữa."

Là người cổ vũ mạnh mẽ đối với bạn bè chứ không chỉ với người yêu cũng đem lại cho bạn những lợi ích về tình dục.

"Phụ nữ thường có thiên kiến đối với những bạn bè cùng giới tính với mình," April Bleske-Rechek, nhà tâm lý học từ Đại học Wisconsin-Eau Claire, nói. "Ta biết rằng phụ nữ hay so đọ nhau về mức độ hấp dẫn, nhưng họ sẽ cảm thấy những người bạn gái thân thiết thì hấp dẫn, đáng yêu hơn họ. Họ đánh giá những người bạn này thậm chí còn cao hơn chính bản thân họ."

BM
  
Điều này có thể đem lại lợi ích, vì nhóm phụ nữ hấp dẫn thì nhiều khả năng sẽ thu hút được chú ý của nhóm đàn ông hấp dẫn. Là một thành viên trong nhóm nữ như thế, mà bản thân lại là một trong những phụ nữ quyến rũ nhất trong nhóm sẽ khiến chị em thu hút được sự chú ý của những người đàn ông xuất sắc nhất.

"Phụ nữ nên kết bạn với những người hấp dẫn nhưng phải là không quá hấp dẫn, nếu không thì người bạn kia sẽ thu hút hết sự chú ý," Bleske-Rechek nói. "Điều này tương tự như ý tưởng chơi quần vợt với người cùng trình độ với bạn hay nhỉnh hơn bạn một chút sẽ khiến bạn chơi giỏi hơn."

Những gì bạn cho là người yêu của mình nghĩ về bạn cũng là điểm đóng vai trò quan trọng trong tình cảm của hai người.

"Đây là điều mà ta thực sự nhạy cảm," Fletcher nói. "Chúng ta rất chú ý đến những gì người yêu muốn ở mình. Một khi bạn bắt đầu thực sự gặp vấn đề về giao tiếp và có những thiên kiến mang tính tiêu cực, họ sẽ bắt đầu đánh giá người yêu kém hấp dẫn hơn so với thực tế - và sau đó mối quan hệ sẽ xấu đi."

Đánh giá đúng mực về người yêu

BM
  
Khi yêu, ai cũng coi nhẹ tác động của các yếu tố xung quanh đối với hạnh phúc của họ (như mức độ thích ứng ra sao với bạn bè và gia đình của người yêu).

"Bởi vì người yêu thu hút toàn bộ sự chú ý của họ," Ty Tashiro, tác giả của tập sách "Khoa học của hạnh phúc miên viễn" (The Science of Happily Ever After), nói, "cho nên họ không nhìn thấy những yếu tố môi trường tinh tế xung quanh. Người ta chỉ nhận biết được các yếu tố môi trường tác động tới đâu đến mức độ hạnh phúc trong tình yêu trong khoảng 5% thời gian - quá là ít."

Tuy nhiên, sau khi chia tay, sự mù quáng trong tình yêu của ta dần lộ diện. Tashiro nói rằng khi không có sự hiện diện của người yêu, ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn và cảm nhận rõ hơn về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

"Người ta thường không mảy may dao động gì trước lời khuyên tốt của bạn bè," Tashiro nói.

"Khi một người đang quá mức say đắm với những điểm tốt của người yêu thì nếu họ có chìm đắm trong một mối quan hệ không ổn, ta cũng rất khó để nói với họ. Khi cảm xúc đó qua đi, sẽ có một khoảng trống khách quan để đánh giá đúng mức. Đến lúc này, họ có thể tự suy ngẫm và nhận ra rằng mối quan hệ tình cảm của họ là có vấn đề."

BM
  
Fletcher cảnh báo rằng nếu bạn định gắn bó nghiêm túc với người yêu, thì có lý do thỏa đáng để thừa nhận rằng bạn đang nhìn người ấy qua lăng kính màu hồng.

"Tình yêu lãng mạn là công cụ khiến ta muốn cam kết," ông nói. "Một phần là bởi bạn nhìn nhận người yêu tốt đẹp hơn thực tế. Thiên kiến tích cực khiến ta bỏ qua những vấn đề nhỏ nhặt và muốn đầu tư tình cảm vào người yêu một khi mối quan hệ bắt đầu."

Nhưng, Fletcher nói, bạn không thể nào đi quá xa thực tại.

Khi bạn quá mức tích cực thì cũng chẳng tốt đẹp gì vì bạn sẽ tự lừa dối bản thân về những nhược điểm của người yêu: "Sự lãng mạn không dựa trên sự khách quan, đó là cảm xúc và nhận thức cùng hòa quyện, hoặc cũng có thể nói đó là sự lừa mị để trói chân bạn vào mối quan hệ lâu dài."

BM
  
Khi bạn bè của bạn có vẻ như đang ở trong một tình yêu không phù hợp, hãy nhớ rằng có lẽ họ đang thấy người họ yêu tốt đẹp hơn thực tế, và họ có thể sẽ phớt lờ lời khuyên của bạn, họ cảm thấy không có lựa chọn nào tốt đẹp hơn mối tình mà họ đang có.

Nhận định của họ có thể là sai, nhưng tất cả chúng ta đều có lỗi trong chuyện này.



William Park 

BM

Tại sao làm việc kiệt sức là vấn nạn ở Thụy Điển?
Thảm sát tại Hà Nội _ Xã hội VN ngày càng lạnh lùng?
Vết cắt bí ẩn chia đôi khối đá hàng nghìn năm
Ảnh hưởng thương chiến Mỹ – Trung
7 cách truyền thông Trung cộng khống chế tin tức về Hong Kong
Trần Kiều Ngọc trò chuyện cùng Joshua Wong
Lãnh thổ Greenland của người Inuit trước ý tưởng Trump đòi mua
Xu hướng biến garage thành nhà ở tại khu Bờ Tây, Mỹ
Trung cộng lâm nguy _ hàng loạt nhà máy đóng cửa
Ngày của Ông Bà
Người biểu tình Hong Kong _ 'Bây giờ hoặc không bao giờ'
Hoàng quý phi Thái Lan lái phản lực cơ và bắn súng
Mỹ không chấp nhận Trung cộng kiểm soát Biển Đông
G7 đồng nhất với hầu hết đường lối cứng rắn của TT Trump
Công nghệ nhận diện khuôn mặt TC 'vượt mặt' Amazon, IBM
Cuộc sống ra sao ở một thành phố quá đông du khách?
VN từng có nhiều thủ đô qua các triều đại và chính quyền
Căn bệnh Xô-viết của Trung cộng
Người Việt thế hệ hai vẫn không được chính phủ Campuchia coi là công dân
Đồng nhân dân tệ TC xuống mức thấp nhất 11 năm qua

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.