Pages

Wednesday, February 16, 2022

Vì sao Mỹ Latinh thiếu nước trầm trọng

 BM

Thung lũng Tehuacan ở phía đông nam Thành phố Mexico từ lâu đã bị thiếu nước trầm trọng. Nguồn nước trong khu vực này chủ yếu dựa vào việc vận chuyển hàng tuần bằng xe tải cũng như việc thu thập nước từ các hồ nước nhỏ được gọi là Jaguey. Nguồn nước này trước đây chỉ được sử dụng cho động vật nhưng ngày càng có nhiều người sử dụng nó như một nguồn nước để tưới cây trồng, uống và tắm.


BM

Gần 31% nguồn cung cấp nước ngọt của thế giới là ở Mỹ Latinh, nơi đang chịu đựng tình trạng khan hiếm nghiêm trọng ở một số khu vực do quản lý yếu kém, dân số tăng nhanh, tư nhân hóa và các hoạt động nông nghiệp cẩu thả diễn ra trong nhiều thập niên.

 

Có đủ nước để đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới, nhưng sự phân bổ nước lại không đồng đều. Ngoài ra, theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), rất nhiều nước đã bị lãng phí, ô nhiễm, hoặc xử lý kém ở các cấp hành chính.

 

Hơn nữa, UNESCO thừa nhận rằng tình trạng thiếu nước ngọt trên thực tế không trầm trọng bằng việc sử dụng sai nguồn tài nguyên quan trọng này.


BM


Tại Puerto Suarez, ngay biên giới Bolivia-Brazil, một người đàn ông tên là Benito Ruiz nhìn chằm chằm vào một cánh đồng xanh tươi từng là một hồ nước. Anh chỉ vào một chiếc thuyền chèo cũ kỹ vẫn bị buộc chặt bên dưới một bến tàu đã cạn khô.

 

“Hồ của chúng tôi giờ chỉ còn theo mùa,” ông Ruiz nói với The Epoch Times, hồi tưởng về thời gian khi mà các cơ hội đánh bắt cá thương mại trong thị trấn này không chỉ diễn ra vào mùa mưa.

 

Cách đó không xa phía cuối con đường, các trại chăn nuôi gia súc nằm rải rác trong tầm mắt. Nông dân tại đây sử dụng các phương thức canh tác như đốt nương làm rẫy bừa bãi để dọn đất cho gia súc, phần lớn nguyên nhân là do nhu cầu xuất cảng thịt bò từ Trung cộng ngày càng tăng.


BM

Một bến tàu khô cạn ở Puerto Suarez, nơi từng là hồ nước quanh năm nhưng giờ chỉ còn theo mùa, hôm 08/12/2021.


Hoạt động nông nghiệp phá hoại này gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có cháy rừng, xói mòn đất, ô nhiễm nước, và hạn hán.

 

Bất chấp điều đó, chính phủ xã hội chủ nghĩa Bolivia lại tán thành phương pháp này và tăng gấp bốn lần lượng xuất cảng thịt bò hàng năm của họ sang Trung cộng, tính đến năm 2020.


Sự chuyển mục đích sử dụng nước ở vùng Pantanal, vùng đất ngập nước ngọt lớn nhất thế giới, để trồng trọt và chăn nuôi, là một nguyên nhân khác gây ra tình trạng ngày càng thiếu hụt nguồn tài nguyên này.


Quá nhiều quá nhanh?


BM


Vấn đề tương tự cũng xảy ra ở Thành phố Mexico, nơi được xây dựng toàn bộ trên lòng hồ Texcoco đã biến mất.

 

Dân số thành phố bùng nổ đến hơn 20 triệu người trong vòng chưa đầy 50 năm, khiến nước hồ xung quanh cạn dần, nhường chỗ cho dân số đang gia tăng nhanh chóng.

 

Trong khi các nhà chức trách gấp rút tạo thêm đất, việc đó khiến thành phố phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước từ các hồ chứa ở xa hoặc nguồn nước ngầm.

 

Hiện tại, hơn 30% lượng nước sinh hoạt ở Thành phố Mexico là đến từ các hồ và sông ở xa. Phần còn lại được rút ra từ một tầng nước ngầm bên dưới thành phố thủ đô này, điều này đã tạo ra một vấn đề hoàn toàn khác.

 

Thành phố này hiện đang sụt lún dần xuống lòng đất.


BM


Nhiều khu vực của thủ đô này đang bị sụt lún dần hơn một foot (30cm) mỗi năm, điều này gây khó khăn cho việc duy trì các đường ống 60 năm tuổi đang cung cấp nước cho người dân.

 

Chính phủ Mexico đã chi hàng tỷ USD để nỗ lực quản lý các vấn đề phức tạp này, khiến nhiều người dân phải phụ thuộc vào các xe tải cung cấp nước không uống được, vốn chỉ dành cho nhà vệ sinh và giặt giũ.

 

Tuy nhiên, ngay cả việc giao nước bằng xe tải cũng không đáng tin cậy hoặc bảo đảm.

 

Đáng kinh ngạc là thành phố này lại có lượng mưa hàng năm nhiều hơn London. Do vị trí của nó nằm trong một thung lũng, Mexico cũng gặp vấn đề với lũ lụt nếu mưa lớn diễn ra.


Một mâu thuẫn rõ ràng như vậy đã được đổ lỗi trực tiếp cho sự quản lý yếu kém của các quan chức tham nhũng.


BM


Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhận xét: “Cuộc khủng hoảng nước này là một cuộc khủng hoảng về quản trị, phần lớn là do nạn tham nhũng phổ biến trong toàn ngành gây ra.”

 

Thành phố Mexico nằm trong số các trung tâm đô thị quan trọng ở Mỹ Latinh đang phải vật lộn với việc bùng nổ dân số và sụt giảm nguồn cung cấp nước. Những thành phố khác bao gồm Lima (Peru), São Paulo (Brazil), Caracas (Venezuela) và Valparaiso (Chile).

 

Một cư dân tại Lima, anh Dario Alvarez nói với The Epoch Times rằng; “Ở đây quý vị sẽ không bao giờ xem nước là điều hiển nhiên. Mỗi giọt nước đều quý giá.”

 

Năng lượng xanh gây ra nhiều vấn đề


BM


Trong khi đó, Argentia phải vật lộn với nhiều vấn đề gộp lại, bao gồm địa hình khô cằn tự nhiên, dân số ngày càng tăng, và việc mở rộng nông nghiệp.

 

Hơn 70% lãnh thổ của quốc gia này là khô hạn hoặc bán khô hạn và ở những khu vực đó, áp lực về nhu cầu sử dụng nhiều nước hơn cho việc sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng.

 

Kỹ sư người Argentia, ông Pablo Bereciartua nói với The Epoch Times rằng; “Một số tỉnh đã phải ra lệnh khẩn cấp để ưu tiên sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt của con người.”


BM


Ông Bereciartua, một thành viên hội đồng quản trị của Tổ chức Đối tác Nước Toàn cầu có trụ sở tại Stockholm, cho biết quốc gia của ông đang phải đối mặt với sự phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng khan hiếm nước.

 

Đứng đầu trong số những yếu tố đó là tình trạng hạn hán.

 

Trong số 23 tỉnh của quốc gia này, 8 tỉnh đang phải giải quyết các vấn đề nguồn cấp nước khẩn cấp, bao gồm vùng rượu vang nổi tiếng Mendoza và Rio Negro, nằm trong khu vực giải trí nổi tiếng Patagonia.


BM

Quang cảnh đập thủy điện Itaipu, trên sông Parana, Alto Parana, ở biên giới Paraguay-Brazil, vào ngày 18/12/2015.

 

Ông Bereciartua cho biết một yếu tố quan trọng góp phần vào tình trạng khô hạn là mực nước sông Parana xuống thấp đến mức lịch sử.

 

Sông Parana, là nguồn tài nguyên quan trọng của các quốc gia như Paraguay, Brazil, Argentina và Bolivia, đã trải qua một đợt hạn hán cục bộ và nghiêm trọng trong vài năm qua.

 

Điều thú vị là đợt hạn hán diễn ra ngay sau khi sản lượng điện từ đập Itaipu của Paraguay tăng lên. Đập này bắt đầu tăng sản lượng điện vào năm 2016.

 

Đập Itapu nằm ngay trên sông Parana.


BM


Đầu tháng này, Tổng thống Abdo Benitez của Paraguay đã thông báo rằng, nhờ các dự án thủy điện của quốc gia, đất nước của họ có thể hoạt động bằng 100% năng lượng tái tạo.


Trong khi nhiều người ca ngợi thành tựu “năng lượng xanh” này, một số chuyên gia chỉ ra rằng các con đập lớn lại là thủ phạm chính gây ra các vấn đề hạn hán trong khu vực và làm giảm mực nước ở các con sông.

 

Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa khan hiếm nước và các dự án đập của ông Ted Veldkamp tại Đại học Vrije ở Amsterdam đã tiết lộ rằng; sau 2 ngàn tỷ USD được chi cho các sáng kiến xây đập toàn cầu trong những thập niên gần đây, thế giới chỉ còn lại 23% lượng nước.

 

Cuộc chiến giành nước


BM


Trở lại năm 2019, khi hội nghị khí hậu Chile tại Santiago tràn ngập trong những lời hô hào “nước là một quyền, không phải để kinh doanh, cũng không phải đặc quyền” của những người biểu tình.


Quốc gia này có một trong những hệ thống nước được tư nhân hóa lớn nhất trên thế giới, tận từ thời độc tài của Augusto Pinochet và [còn có] một bộ luật về nước được ban hành vào năm 1981 cho phép các công ty tư nhân sở hữu và kiểm soát nguồn tài nguyên thủy sản có quy mô lớn của quốc gia.

 

Do đó, người dân và nông dân hiện đang phải trả phí [tiêu thụ nước] cao nhất ở Mỹ Latinh, gây ra một cuộc khủng hoảng trong sản xuất.


BM


Ông Rodrigo Mundaca, nhà nông học đồng thời là phát ngôn viên quốc gia của Phong trào Bảo vệ Tiếp cận Nguồn nước, Đất đai, và Bảo vệ Môi trường, nói rằng “hành vi trộm cắp đã được thể chế hóa” khi nhắc đến nguồn tài nguyên quý giá này.

 

Một báo cáo hôm 15/01 cũng nêu ra rằng; trong bối cảnh hạn hán và khan hiếm gần đây, quyền sử dụng nước ở Chile đang được bán với “mức giá dành cho triệu phú” cho các công ty khai thác và nông nghiệp.


BM

Một tấm biển ghi “Nước có, Vàng không!,” được nhìn qua cửa sổ có một lỗ đạn ở thị trấn Andean của Celendin, Cajamarca, Peru, vào ngày 05/07/2012, sau cuộc đụng độ gây tử vong giữa cảnh sát và người biểu tình phản đối dự án khai thác mỏ Conga.

 

Bà Maria Catalina Espinoza, chủ tịch của Potable Water Union cho biết, “Có nước đấy, nhưng các doanh nhân sở hữu nó.”

 

Người Bolivia cũng phải đấu tranh với một nỗ lực tư nhân hóa tương tự ở thành phố khô cằn Cochabamba vào tháng Hai và tháng Tư năm 2000. Chính phủ Bolivia đã cấp quyền tiêu thụ và vệ sinh nước cho một tập đoàn quốc tế có tên là Aguas del Tunari vào tháng Chín trong năm trước đó.

 

Điều này đã gây ra các cuộc biểu tình và xung đột bạo lực với cảnh sát địa phương để phản đối việc tăng giá sau đó và khả năng tiếp cận nước tưới tiêu nông nghiệp ở các cộng đồng nông thôn.


Khi tin tức lan truyền, các nhóm đồng tình ở các khu vực khác đã nhanh chóng tổ chức và các cuộc biểu tình được mở rộng, dẫn đến “cuộc chiến giành nước Cochabamba” khét tiếng.


BM


Cuối cùng, chính phủ Bolivia đã hủy hợp đồng với Aguas del Tunari và sửa đổi Đạo luật số 2029 về quyền và sử dụng nước.

 

Ô nhiễm cũng góp phần


BM


Các cuộc khủng hoảng sinh thái ở lưu vực sông Amazon không có gì là mới. Tuy nhiên, 20% lượng nước ngọt trên thế giới có thể được tìm thấy chỉ trong khu vực này, có diện tích gần bằng diện tích của Hoa Kỳ lục địa.

 

Người Peru đã chiến đấu với các công ty khai thác về sự ô nhiễm trên các tuyến đường thủy thiết yếu vì họ thải ra đó các sản phẩm phụ độc hại.

 

Phần lớn sự ô nhiễm đến từ [hoạt động] khai thác vàng và khoan dầu.


BM


Năm 2017, một nhóm người Achuar bản địa đã làm tê liệt bảy lĩnh vực hoạt động quan trọng của các nhà máy xăng dầu ở tỉnh Loreto. Người biểu tình đã yêu cầu công lý cho sự cố tràn dầu trên đất của họ và nguồn nước bị ô nhiễm.

 

Ngoài ra, khai thác vàng thủ công vẫn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm thủy ngân trên các con sông ở Amazon do việc sử dụng chất này trong quá trình khai thác.

 

Khai thác vàng trong khu vực này chiếm 10% nhu cầu của thế giới.

 

Do đó, nhiều tổ chức khác nhau đã kêu gọi giảm thiểu việc sử dụng các thành phần độc hại để ngăn ngừa thảm họa y tế.

 

Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thủy ngân là một trong 10 hóa chất hàng đầu gây ra mối lo ngại lớn về sức khỏe cộng đồng.


BM


Ông Jordi Surkin, Giám đốc Đơn vị Điều phối Amazon của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết: “Thật đáng tiếc, cuộc khủng hoảng ô nhiễm thủy ngân ở Amazon vừa vô hình vừa bị phớt lờ, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng về mối nguy hiểm”.

 

 

 

Autumn Spredemann  _  Tuệ Minh


BM

Trung cộng bị chỉ trích “dùng thủ đoạn” để giành huy chương
Niềm tin vào nước Mỹ
Hoài niệm về những quý ông và quý bà của trường học cũ
Hoa Kỳ giành HCV Olympic môn trượt ván tuyết địa hình
Đường lối ngoại giao của Biden gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ và Thế Giới
Công viên _ Vàng _ Dầu mỏ & Nạn Hoa Kiều
Công viên Yosemite Hoa Kỳ với lịch sử đầy trắc trở
Ảnh phác họa về nhật thực giống hệt ảnh chụp sự kiện hôm sau
Chống lão hóa bằng 5 loại thực phẩm lên men truyền thống
Táo bón _ Nguyên nhân và cách điều trị
Người con gái Mỹ mang tâm hồn Việt Nam
Túi tiền thần kỳ
Tâm lý của người tiêu dùng Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất
Rò rỉ nước Làng Olympic như thác đổ trong ký túc xá của vận động viên
Trung cộng có thể đi theo con đường của Nhật Bản những năm 1980?
Từ thực phẩm độc hại đến chính trị độc hại
Hãy là tình yêu của tôi _ Cùng nhau trân quý ngày Valentine
Ngày Tình Yêu _ Ngày của lòng biết ơn
Ảnh chụp CT xác ướp 3,500 năm tuổi của Pharaoh Amenhotep I
Quận Los Angles sa thải nhân viên không chích ngừa Covid-19

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.