Pages

Thursday, July 13, 2023

Giá lương thực cao có phải là nguyên nhân dẫn đến các cuộc dấy loạn?

 BM

Một cái nhìn thoáng qua về lịch sử cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa giá lương thực và tình trạng bất ổn dân sự. Thi nhân thời La Mã Juvenal đã từng viết: “Người dân chỉ nóng lòng mong mỏi hai thứ  bánh mì và rạp xiếc”  nói cách khác là, thức ăn và giải trí. Các hoàng đế La Mã đã hiểu tầm quan trọng chính trị của lương thực, và đã giữ cho người dân hạnh phúc bằng cách phát ngũ cốc miễn phí cho họ. Nhưng khi lương thực trở nên khan hiếm và sức lao động mà người dân bỏ ra không còn đủ để chi trả cho thức ăn, thì các cuộc nội chiến và các cuộc cách mạng thường kéo theo sau.


Một biểu đồ thú vị xuất hiện trên “New Security Beat” so sánh giữa các lần xảy ra bạo loạn liên quan đến lương thực và chỉ số giá lương thực giữa các năm 2004 và 2012. Chẳng mấy ngạc nhiên là, khi giá lương thực càng cao thì số lượng các cuộc nổi dậy càng nhiều.


BM


Tuy nhiên, mối liên hệ này không phải chỉ là một hiện tượng mới đây, như các chính sách của các hoàng đế La Mã đã thực chứng. Chúng ta cũng có thể nhìn lại cuộc Cách mạng Pháp để tìm ra một trong những trường hợp nổi bật nhất của mô hình này. Giữa khoảng thời gian từ năm 1715 đến năm 1800, dân số Âu Châu đã tăng gấp đôi. Sự bùng nổ dân số này, kết hợp với việc bãi bỏ quy định buôn bán ngũ cốc trong nước, đã cho phép người bán tăng giá tùy ý, làm căng thẳng nguồn cung cấp lương thực của người dân Pháp. Làn sóng các cuộc bạo loạn được biết đến với tên gọi là “Chiến tranh Bột mì” xảy ra trong năm 1775 đã báo trước về tình cảnh hỗn loạn sẽ bùng phát vào năm 1789. Mùa đông khắc nghiệt năm 1788 đã khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến nạn đói và kể cả nạn chết vì đói. Chúng ta đã biết những gì xảy ra tiếp theo. Tất nhiên là, đã có nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ khác dẫn đến Lời Tuyên Thệ Trên Sân Quần Vợt (Oath of the Tennis Court), Cuộc Tấn Công Vào Nhà Ngục Bastille (Storming of the Bastille), và toàn bộ những diễn biến tiếp theo, nhưng không nên bỏ qua giá bánh mì như một yếu tố đã góp phần đặt nền móng cho những thay đổi về chính trị, triết học, và tôn giáo mang tính thảm họa xảy đến với Pháp quốc.


BM


Hãy tua nhanh đến 75 năm sau, và chúng ta thấy rằng một cuộc bạo loạn lớn trong Nội chiến Hoa Kỳ, được gọi là Cuộc bạo loạn Bánh mì Richmond, đã bắt đầu một phần là do giá lương thực. Thời tiết ấm hơn sau mùa đông khắc nghiệt năm 1863 đã biến những con đường thành những bãi bùn không thể đi qua, loại bỏ hầu hết việc vận chuyển lương thực vào thành phố. Sau một cuộc gặp không hài lòng với ông John Letcher, thống đốc tiểu bang Virginia, những người biểu tình đã bắt đầu tấn công các kho hàng, cửa hàng bách hóa, và các cửa hiệu của chính phủ, chiếm lấy hàng hóa. Chính phủ đã phải viện đến việc sử dụng bạo lực để đe dọa và sự hiện diện của đại bác để lập lại trật tự.


Hoặc một lần nữa, 50 năm sau đó, chúng ta thấy những áp lực tương tự tác động lên nền tảng căn bản của xã hội Nga dẫn đến Cách mạng Cộng sản Bolshevik năm 1917  có thể sánh ngang với Cách mạng Pháp về các kết quả mang tính hủy diệt và làm thay đổi thế giới. Quân đội Nga với các trang bị và lãnh đạo yếu kém đã phải chịu nhiều thất bại trước quân Đức trong Đệ nhất Thế chiến, khiến người dân và binh lính mất tinh thần và làm gián đoạn nền kinh tế. Sau đó, trong màn đêm đen lạnh giá của nước Nga vào tháng 01/1917, giao thông vận tải đến các thành phố như Petrograd đã bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu cùng các cuộc bạo loạn diễn ra sau đó. Những kẻ xui khiến làm cách mạng nhà nghề trong đảng Bolshevik đã lợi dụng tâm trạng sợ hãi, sự đói khát, và nỗi tuyệt vọng cùng cực của người dân để tiến hành lật đổ chính phủ Nga và thành lập một nhà nước cộng sản.


BM

Giá lương thực cũng là một vấn đề đối với Đức quốc trong thời Cộng hòa Weimar do siêu lạm phát, mà phần lớn là đến từ hậu quả của việc Đức thua trận trong Đệ nhất Thế chiến. Mặc dù Đức đã không trải qua một cuộc nổi dậy nào theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này, nhưng công bằng mà nói thì sự nổi lên của Hitler và Đảng Quốc Xã cũng là một loại cách mạng. Giống như những người Bolshevik ở Nga, Hitler đã tận dụng nỗi bất bình của người dân Đức để đoạt lấy quyền lực và khiến người dân chấp nhận nhu cầu thay đổi nhanh chóng.


Có thể thấy nhiều ví dụ gần đây hơn về mối tương quan giữa giá cả tăng cao và cuộc cách mạng trong cuộc bạo loạn bánh mì ở Ai Cập năm 1977. Chính phủ Ai Cập khi ấy đang thúc đẩy một nền kinh tế tự do, thương mại dễ dàng hơn. Họ đã tìm kiếm các khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho mục đích này, và IMF đã đẩy chính phủ Ai Cập đi đến cắt giảm trợ cấp lương thực, làm tăng giá bánh mì lên 50% và bột mì lên 67%. Bạo loạn và xung đột với lực lượng chấp pháp nổ ra trên khắp đất nước, buộc chính phủ phải hủy bỏ việc tăng giá.


BM


Cuộc khủng hoảng lương thực từ năm 2007 đến 2008 do thời tiết và các hạn chế thương mại đã gây ra bạo loạn lương thực ở nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Haiti, Bangladesh, và Mozambique, trong khi một trong những chất xúc tác dẫn đến các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập là giá lương thực cao. Danh sách những lượt xuất hiện của mối tương quan này gần như là vô tận. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng, các ví dụ được cung cấp ở đây đã đủ để minh họa cho quy luật này rồi.


Quan điểm của tôi ở đây không phải là giá lương thực cao luôn dẫn đến các cuộc nổi dậy, hay kể cả giá lương thực cao là nguyên nhân chính của những biến động này. Nhưng chắc chắn là, có tồn tại một mối tương quan mạnh mẽ trong lịch sử. Và những kẻ làm cách mạng thông minh luôn biết lợi dụng những khó khăn có thật hoặc trong tiềm thức (như tình trạng mất an ninh lương thực) trong người dân để thổi bùng ngọn lửa cách mạng.


Nếu như quý vị đang băn khoăn tự hỏi, thì giá thực phẩm ở Hoa Kỳ đã tăng 11% từ năm 2021 đến năm 2022. Giá cũng đã tăng thêm 6.7% từ tháng 05/2022 đến tháng 05/2023.




Walker Larson  _  Vân Du
***

Khủng hoảng lương thực do xung đột Nga - Ukraine

  BM

Hôm thứ Bảy (17/04), ông David Beasley, giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc, cho biết cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra và cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu tiếp sau đó có thể gây bất ổn cho các quốc gia và tạo ra làn sóng di cư ồ ạt từ Trung Mỹ sang Hoa Kỳ.

https://baomai.blogspot.com/2022/04/khung-hoang-luong-thuc-do-xung-ot-nga.html


baomai.blogspot.com
Lẩm cẩm quanh chuyện: Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt
Những gì lính Nga bỏ lại trong chiến hào lột tả sự khốc liệt của chiến tranh
Tôn giáo đang trở thành mục tiêu mới nhất của cuộc cách mạng AI
Cuộc sống của ca sĩ Kim Ngân tại Mỹ
Liên bang buộc hàng triệu gia đình và trường học phải loại bỏ bụi chì
5 cuộc tranh cử quan trọng mà người Mỹ trông đợi trong năm 2023
Giữ gìn tuổi thơ trong sáng trong thời đại công nghệ
Bom chùm (Cluster bombs) được gửi tới Ukraine
Cha Mẹ bắt đầu dạy Con từ lúc nào?
Sự phản đối mạnh mẽ về bom chùm
Ánh nắng mặt trời gây ra ung thư hay ngăn ngừa ung thư?
Chúng ta đã và đang được dẫn dắt bởi trí thông minh nhân tạo
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Nguyên nhân gây ra tóc bạc & Cách đảo ngược tình trạng bạc tóc
Thượng viện báo cáo về thất bại tình báo ‘đáng kinh ngạc’
Câu chuyện về hai số phận pháp lý
Chính sách Da Đen của Biden
Hunter Biden: ‘Tôi đang ngồi đây với cha tôi’
Thị trường nhà ở của Hoa Kỳ sắp sụp đổ một lần nữa?
TCPV bác bỏ chương trình xóa nợ cho khoản vay sinh viên của TT Biden

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.