Pages

Friday, November 17, 2023

Guam là mục tiêu ‘dễ bị tấn công’ của phi đạn Trung cộng

 BM

Dân biểu Mike Gallagher (Cộng Hòa-Wisconsin) đang yêu cầu thông tin từ phía Lục quân Hoa Kỳ về việc củng cố các năng lực phòng thủ phi đạn trên đất liền ở đảo Guam vì “tầm quan trọng chiến lược” của hòn đảo này, vốn vẫn “rất dễ bị tấn công” trong bối cảnh Trung cộng leo thang xâm lược quân sự.


Ông Gallagher, chủ tịch Ủy ban Đặc biệt của Hạ viện về Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCS_TC), đã gửi một bức thư cho Bộ trưởng Lục quân Christine Wormuth, chỉ ra rằng Hoa Kỳ có “những lỗ hổng đáng kể” về năng lực bảo vệ đảo Guam trước phi đạn hành trình của Trung cộng.


BM


Ông nhấn mạnh ý nghĩa quân sự của Guam, nói rằng hòn đảo nhiệt đới nhỏ bé này “đóng vai trò trọng yếu” trong việc bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực Tây Thái Bình Dương và các đồng minh của nước này.


Guam, lãnh thổ cực tây của Hoa Kỳ, có Căn cứ Hải quân Guam, căn cứ tàu ngầm duy nhất của Hải quân ở Tây Thái Bình Dương, và Căn cứ Không quân Andersen, một căn cứ không quân lớn được trang bị oanh tạc cơ và chiến đấu cơ chiến lược. Hòn đảo này cũng là nơi đóng quân của hơn 20,000 binh sĩ Hoa Kỳ.


BM

“Nhưng bất chấp tầm quan trọng chiến lược của hòn đảo, thì Guam vẫn rất dễ bị tấn công trước một mạng lưới phi đạn ngày càng tinh vi của Cộng hòa Nhân dân Trung cộng (PRC), đặc biệt là phi đạn hành trình của họ,” ông Gallagher viết.


Với lợi thế về mặt địa lý Trung cộng ở gần đảo Guam hơn lãnh thổ Hawaii chính quyền Trung cộng “đã dành nhiều thập niên để phát triển cả hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung mà có thể nhắm đến đảo Guam,” ông viết trong thư.


“Trung cộng cũng đã phát triển một danh sách đáng gờm các phi đạn hành trình có năng lực lớn có thể được phóng từ nhiều nền tảng, bao gồm từ tàu, tàu ngầm, và oanh tạc cơ,” ông Gallagher viết.


BM


Nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa này lưu ý rằng “mặc dù Hoa Kỳ đã phát triển các năng lực phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo trên biển và đất liền và năng lực phòng thủ phi đạn hành trình trên biển đầy đủ, nhưng lại có “những lỗ hổng đáng kể về năng lực chống lại các phi đạn hành trình của CHND Trung Hoa đang tấn công các mục tiêu trên đất liền chặng hạn như đảo Guam.”


“Những thiếu sót như vậy đặt ra rủi ro nghiêm trọng cho khả năng sử dụng Guam như một cảng tàu ngầm có tầm quan trọng sống còn cũng như làm cơ sở để trợ giúp các hoạt động trong bất kỳ sự kiện bất ngờ nào với Trung cộng,” ông Gallagher viết.


Sau đó, vị chủ tịch Ủy ban Đặc biệt của Hạ viện này đã nêu ra vấn đề nghiêm trọng về nhiều sự chậm trễ đáng kể trong “hệ thống phòng thủ phi đạn hành trình của Lục quân được thiết kế để chống lại phi đạn hành trình.”


BM


Ông Gallagher cho biết nguyên mẫu phóng của Lục quân cho hệ thống phòng thủ hỏa tiễn này không thể được giao đúng hạn vì các vấn đề về chuỗi cung ứng, dẫn lời một phát ngôn viên của Lục quân nói rằng việc giao nguyên mẫu này có thể bị hoãn lại vào cuối năm 2024.


Điều quan trọng là tìm ra “các lựa chọn thay thế có thể lấp đầy khoảng trống phòng thủ được tạo ra bởi những lần chậm trễ giao hàng,” ông Gallagher nói. Ông lưu ý rằng “Hoa Kỳ đã gửi đến Ukraine nhiều Hệ thống Hỏa tiễn Đất đối Không Tân tiến Quốc gia (NASAM).”


“Không may thay, Lục quân đã không cung cấp một hệ thống hiệu quả tương tự cho đảo Guam,” bức thư viết.


Sau đó, ông Gallagher yêu cầu Lục quân cung cấp cho ủy ban của ông thông tin về những lần chậm trễ vì các vấn đề về chuỗi cung ứng đó, hỏi rằng liệu có bất kỳ chuỗi cung ứng nào ở Trung cộng hay không. Ông cũng hỏi Lục quân liệu các hệ thống phòng thủ thay thế, chẳng hạn như NASAMS hay Hệ thống Phòng thủ Vòm Sắt (Iron Dome), có được khai triển để bảo vệ Guam như là “giải pháp tạm thời” không.


Lục quân Hoa Kỳ đã không phúc đáp đề nghị bình luận vào thời điểm công bố bài viết này.


Quân đội của ĐCS_TC tìm cách đánh bại ‘kẻ thù hùng mạnh’


BM


Theo Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung cộng thường niên được Bộ Quốc phòng (DOD) xuất bản hồi tháng trước, chính quyền Cộng sản Trung cộng tìm cách củng cố quân đội của họ để “chiến đấu và giành chiến thắng” trước một “kẻ thù hùng mạnh.”


Ngũ Giác Đài ước tính Trung cộng “sở hữu hơn 500 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng hoạt động tính đến tháng 05/2023 có chiều hướng vượt quá những dự báo trước đó,” báo cáo đó nêu rõ.


“DOD ước tính rằng PRC có thể sẽ có hơn 1,000 đầu đạn hạt nhân sẵn sàng hoạt động vào năm 2030,” báo cáo viết.


Báo cáo cũng lưu ý rằng Bắc Kinh có khả năng sẽ tăng cường các dàn hỏa tiễn thông thường của mình để cho phép họ tấn công trực tiếp lục địa Hoa Kỳ.


BM


“CHND Trung Hoa có thể đang nghiên cứu phát triển các hệ thống phi đạn có phạm vi liên lục địa được vũ trang thông thường mà sẽ cho phép CHND Trung Hoa đe dọa tấn công thông thường đến nhắm vào các mục tiêu ở lục địa Hoa Kỳ,” báo cáo nêu rõ.


Sự mở rộng và hiện đại hóa hạt nhân nhanh chóng, cũng như các phi đạn này được đưa ra trong bối cảnh có ngày càng nhiều các nhà phân tích và chuyên gia cho rằng chính quyền Trung cộng đang phát triển lực lượng hạt nhân của mình với mục đích rõ ràng là đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ.




Aaron Pan  _  Cẩm An


https://baomai.blogspot.com/
Cụ bà 79 tuổi mất mạng vì chó cắn tại Houston
Bốn loại gạo có tác dụng bổ thận, bảo vệ phổi, và tốt cho tiêu hóa
Vì sao lá cây đổi màu vào mùa thu?
Phân biệt chứng hay quên và bệnh Alzheimer như thế nào?
Ổ bánh mì và ông lão
Bốn bất ngờ có thể đảo lộn kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024
Lệnh bịt miệng đối với cựu Tổng thống Trump
Ai gặp rủi ro cao nhất từ cuộc tranh cử 2024
Ghi nhớ lòng biết ơn
Xe điện ít được sử dụng hơn xe hơi chạy bằng xăng
Báo Mai Music_53 "Một Đời Yêu Anh"
Báo Mai Music_52 "Qua Cơn Mê"
Kiêng đường: giảm cân một cách đáng kinh ngạc
Quốc hội Hoa Kỳ có 5 ngày để ngăn chính phủ đóng cửa
Vì sao cánh tả căm ghét Israel và Mỹ quốc?
Liệu họ có đóng tài khoản ngân hàng của quý vị?
Chuyện những “Cái Lưỡi”
Từ gánh phở hàng rong đến đại sứ ẩm thực Việt
100 nhóm nhân quyền sẽ biểu tình phản đối ĐCS_TC tại Hoa Kỳ
Ở Trung Đông _ Obama đứng về phía nào?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.