Pages

Friday, October 11, 2024

Phó Đề Đốc Hải Quân Hoa Kỳ Nguyễn Tuấn

 BM

Thời điểm Đại Tá Tuấn Nguyễn sắp mãn nhiệm chức vụ phụ tá tham mưu trưởng đặc trách kế hoạch và chính sách tại Hạm Đội 7 thuộc Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ, ông chợt nhận ra bản thân đang bước vào thời điểm quan trọng trong cuộc đời binh nghiệp, khi suy gẫm về những kinh nghiệm và thành tựu góp phần đưa đường dẫn lối giúp ông có được ngày hôm nay, theo bài phóng sự do Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương CPF đăng tải hôm Thứ Ba, 8 Tháng Mười.


BM

Đại Tá Tuấn Nguyễn đứng trên đường băng của chiến hạm USS Blue Ridge (LCC 19) thuộc Hạm Đội 7 trước gia đình, bạn bè và đồng đội trong buổi lễ thăng cấp Phó Đề Đốc vào ngày 1 Tháng Tám 2024, chuẩn bị trở thành một trong những sĩ quan cao cấp nhất trong cộng đồng Sĩ Quan Hải Quân Ngoại Quốc FAO. Mặc dù việc được thăng cấp lên sĩ quan chỉ huy luôn luôn là một thành tựu quan trọng, nhưng điều này có ý nghĩa đặc biệt to lớn hơn cả, vì Blue Ridge là chiến hạm chỉ huy và kiểm soát từng dẫn đầu trong Chiến Dịch Frequent Wind đã cứu mạng ông 49 năm trước.


“Lúc đó tôi nhớ có một chiếc xe tấp vô lề đường, và gia đình bên nội tôi nói rằng chúng tôi phải đi thôi. Mẹ tôi bắt đầu rơi nước mắt lã chã và chạy lên lầu để sửa soạn hành lý… gồm có vài bộ phục trang và hình cưới của bà ấy,” ông Tuấn kể lại. “Lúc đó bố tôi đang ở tiền tuyến sâu trong rừng rậm, vì vậy chúng tôi đành phải đi trước.”

BM
Tuấn và gia đình lỉnh kỉnh đồ đạc leo lên một chiếc thuyền ngư phủ và rời khỏi quê hương Vũng Tàu, Việt Nam, xuôi về phía Đảo Côn Sơn, cách vùng duyên hải miền Nam Việt Nam 50 dặm (80.4 kilometer). Tại đó, họ tìm được tia sáng hy vọng vì khu trục hạm hộ tống lớp Knox USS Kirk (DE 1087) đang tiến về Đảo Côn Sơn.


“Tôi nằm bên dưới một tấm lưới chở hàng hóa dài thòng, và tôi không cách nào leo lên mặt thuyền vì những người khác cũng đang loạng choạng leo lên sợi dây thừng hoặc rơi xuống đại dương,” ông Tuấn thuật lại. “Tôi chỉ có một thân một mình, không nơi nương tựa cho tới khi gặp được một thủy thủ trẻ của Hải Quân Hoa Kỳ leo xuống mành lưới, kéo tôi lên và đưa tôi đến nơi an toàn trên tàu Hương Giang của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.”


Khi Tuấn được đoàn tụ với mẹ và anh ruột trên tàu Hương Giang, từng là USS Oceanside (LSM-175), hạm đội tiếp tục hành trình và cuối cùng đặt chân tới Chicago, nơi gia đình ông bắt đầu gây dựng cuộc sống mới, ở một quốc gia mới.


BMBM

“Hôm nay, tôi thật may mắn khi được thăng chức trên chính con tàu lịch sử này, nơi từng đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tản cư khỏi Sài Gòn,” Tuấn nói. “Trong đợt tuần tiễu diễn ra vào mùa Hè năm nay, việc trở lại Việt Nam trên USS Blue Ridge giúp tôi được về thăm quê cha đất tổ khi từng ly hương với tư cách là cậu bé tị nạn năm tuổi trên tàu USS Oceanside.”


Tuấn là một trong 30,000 dân tị nạn từng được giải cứu trong Chiến Dịch Frequent Wind, một nhiệm vụ huy động hơn 20 chiến hạm Hải Quân trong cuộc tản cư khỏi Sài Gòn. Sau ngần ấy thời gian lênh đênh trên biển, hạm đội về tới đất liền Hoa Kỳ, cập bến ở Chicago, nơi Tuấn và gia đình làm lại từ đầu.


Tuấn dấn thân vào binh nghiệp từ năm 1996 khi được phong hàm Thiếu Úy trong Quân Đoàn Kỹ Sư Dân Sự. Trong mười năm tiếp theo, ông tận hiến cho quân đội và thường hồi tưởng về những kỷ niệm đáng nhớ nhất suốt thời gian làm sĩ quan thuộc Tiểu Đoàn Công Binh Hải Quân Hoa Kỳ (hay còn gọi là lực lượng Seabee) và sĩ quan Quân Đoàn Kỹ Sư Dân Sự.


Ông có được những kỷ niệm này từ loạt nhiệm vụ đầu tiên tại các lực lượng gồm có Đơn Vị Tương Trợ Xây Cất Hải Quân Số Hai tại Hải Cảng Hueneme, California, Chiến Dịch Kỹ Thuật Tây Bắc, Văn Phòng Bremerton và hoạt động với tư cách là sĩ quan công trình công cộng và sĩ quan thường trú đặc trách xây cất cho Căn Cứ Hải Quân Hoa Kỳ tại Singapore.


BM

Sau mười năm, Tuấn chuyển qua phục vụ cộng đồng Sĩ Quan Ngoại Quốc FAO năm 2006. Ông mở đầu sự nghiệp FAO với cương vị là Sĩ Quan Lục Sự tại khu vực Cambodia, Philippines và Việt Nam phục vụ cho Đơn Vị Kế Hoạch và Chính Sách Quốc Tế thuộc Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.


Các nhiệm vụ tiếp theo ông được giao phó gồm có phụ tá tùy viên hải quân tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở New Delhi, Ấn Độ, tùy viên hải quân tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh và gần đây nhất là hoàn tất chuyến công du với tư cách là phụ tá tham mưu trưởng đặc trách các kế hoạch và hoạt động tại Bộ Tư Lệnh Hạm Đội 7 Hoa Kỳ. Hiện nay, ông đang giữ chức vụ Sĩ Quan Quốc Phòng Cấp Cao, Tùy Viên Quốc Phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh.


“Những hành động phi thường của Hải Quân trong giờ phút định mệnh đó là khoảnh khắc hào hùng nhất của Hải Quân Hoa Kỳ, điều đó không chỉ cứu mạng tôi mà còn cứu mạng nhiều dân tị nạn khác,” ông Tuấn nói, “Tôi là chứng nhân sống cho thấy Hải Quân Hoa Kỳ ảnh hưởng to lớn ra sao trên khắp các vùng đại dương thế giới. Tôi rất vinh dự khi được phục vụ và khoác lên người bộ quân phục quốc gia.”


Sau 49 năm lưu vong, người Việt tại Hoa Kỳ đã có tám vị quân nhân thăng cấp tướng hoặc tương đương, gồm có:


BM

***

Những vị Tướng Hoa Kỳ gốc Việt trong tương lai.

BM
Trong hàng trăm Sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ gốc Việt hiện nay, sẽ có một số vị trở thành Tướng lãnh.
Những gương mặt nam, nữ người Việt Quốc Gia Hải ngoại đang chiến đấu trong Quân lực Hoa Kỳ đã trở nên quen thuộc với giới truyền thông và công chúng Mỹ, nhiều phóng sự và tin tức từ giới truyền thông đã tạo nên những hình ảnh đẹp đầy thiện cảm về những quân nhân gốc Việt được biết đến như:

 BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.