Pages

Thursday, November 14, 2013

Kỳ quan Potala của người Tây Tạng

image
image
Cung điện khổng lồ Potala xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.

image
Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.

image
Đứng bất kỳ hướng nào ở Lhasa, du khách cũng có thể thấy được quần thể lâu đài tráng lệ, nguy nga này.

image
Potala tọa lạc trên đồi Marpori cao 91m so với mặt bằng thành phố. Đây là ngọn đồi được tin là tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara), là 1 trong 3 ngọn đồi thiêng của thủ đô Lhasa.

image
Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc - Nam là 270m. Công trình gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 căn phòng nhỏ.

image
Vật liệu xây dựng cung điện là gỗ, đá, và bùn. Tường của cung điện dày từ 1m trở lên, có chỗ dày đến 5m, dùng những hòn đá to để khảm vào. Nằm ở độ cao trung bình 3.600m so với mặt nước biển, Potala là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.

image
Cung điện Potala gồm 3 khu vực chính: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi – gồm Hồng Cung và Bạch Cung, và khu hồ phía sau núi.

image
Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 vọng gác, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa.

image
Nằm ở đỉnh cung điện Potala là Hồng Cung, quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Tường hồng cung đắp màu son đỏ mà theo văn hóa người Tạng đó là biểu trưng quyền lực.

image
Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung (White Palace) có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hòa bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị.

image
Về mặt lịch sử, cung điện Potala được vua Songtsen Gampo cho xây dựng vào năm 637 sau Công nguyên như cột mốc đánh dấu cuộc hôn nhân giữa ông và Công chúa Văn Thành của nhà Đường. Tên cung điện được đặt theo tên của một cung điện huyền bí ở Nam Ấn Độ của Đức Phật bảo trợ Tây Tạng Avalokiteshvara.

image
Sau khi bị hủy hoại vì những biến động lịch sử vào thế kỷ thứ 9, đến thế kỷ 17, cung điện Potala được Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 Losang Gyatso cho xây dựng lại hoàn toàn với quy mô lớn. Việc xây cất kéo dài trong suốt 50 năm mới hoàn thành.

image
Từ đó đến nay, cung điện Potala đã may mắn không bị hủy hoại sau nhiều sự kiện lịch sử rối ren như cuộc chiến tranh năm 1959 hay Cách mạng Văn hóa Trung Quốc.

image
Sau lần đại trùng tu năm 1989-1994, chính phủ Trung Quốc chính thức đưa nơi đây vào khai thác du lịch. Dù vậy du khách chỉ được khám phá một phần rất nhỏ bên trong công trình khổng lồ này, dưới sự giám sát chặt chẽ của camera an ninh. Nhiều căn phòng bị cấm chụp ảnh.

image
Cổng lớn ở tiền sảnh Bạch Cung trang trí gỗ mun sơn đỏ thắm buộc vải ngũ sắc.

image
Hai bên cổng là tranh vẽ Tứ Đại Thiên Vương, được xem là tứ tướng hộ pháp của Phật giáo Mật tông – tôn giáo truyền thống của người Tây Tạng. Đây là những kiệt tác vô gia của nghệ thuật Tây Tạng:

image
Trên những vách tường của các căn phòng đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ. Trong ảnh là căn phòng dành cho các đời Đạt Lai Lạt Ma sinh sống.

image
Trên nóc lâu đài có 8 tháp bọc vàng biểu tượng cho mỗi đời Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.

image
Có tháp phải dùng đến 9 vạn lượng vàng.

image
Trong cung điện bài trí hàng nghìn bức tượng to nhỏ – đúc bằng vàng, bạc, đồng... tạo hình rất sinh động. Trong ảnh là tượng Đức Phật Thích Ca bằng vàng ròng (trái) và Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc (phải), được tạc từ thế kỷ 17.

image
Trong cung điện Potala còn lưu giữ những Mandala (đàn tràng) bằng đồng được đúc vô cùng tinh xảo cách đây hàng trăm năm. Trong ảnh là một Mandala được điêu khắc trên 170 bức tượng.

image
Ven tường bao ngoài dưới chân cung điện là Kora, một con đường với hàng trăm chiếc kinh luân (bánh xe Phật pháp) màu đồng in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường. Những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ.

image
Mỗi năm, các tín đồ Phật giáo Tây Tạng đi bộ quanh cung điện Potala ít nhất một lần. Họ phải đi theo chiều kim đồng hồ để lúc nào Thánh điện Potala cũng ở bên tay phải họ, vì đây là phía tốt và may mắn nhất.

image
Bất chấp sự phát triển của thành phố Lhasa trong những thập niên gần đây, cung điện Potala vẫn nổi bật giữa cảnh quan thành phố với dáng vẻ cổ kính và uy nghiêm của mình.

image
Ngày nay cung điện Potala đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, thu hút một lượng lớn khách du lịch quốc tế đến tham quan mỗi năm. Công trình này xứng đáng được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại.

image

image

Dec 07, 2011
Nhiều người dân và tu sĩ Tây Tạng bị công an Trung Quốc sĩ nhục bằng hình thức đấu tố. Các nạn nhân bị bắt quỳ gối, gục đầu, cổ mang tấm bảng ghi tên họ và “tội danh” bằng chữ Hán. Theo tổ chức nhân quyền Free Tibet, ...

Apr 29, 2011
Và ngạc nhiên thay, bí quyết màu nhiệm này lại vô cùng đơn giản, chỉ là một bài tập gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức. Trong những ấn phẩm được xuất bản sau này dựa trên cuốn sách ...

Apr 05, 2013
Với bề dày lịch sử 1.500 năm, Thiếu Lâm tự - Trung Quốc là kho tàng võ công thâm hậu vang danh khắp thiên hạ. Các nhà nghiên cứu võ học trên thế giới đều phải thừa nhận rằng Thiếu Lâm tự là cội nguồn của nhiều môn ...

Sep 21, 2013
Lưu Nhất Long (Yi Long) là ngôi sao võ thuật nổi tiếng khắp Trung Quốc. Anh sinh năm 1987, môn đệ của Bắc Thiếu Lâm, từng giành chức vô địch Phật Sơn Vịnh Xuân Quyền quốc tế hạng 75 kg và giải vô địch tán thủ Trung ...

Bán cái bàn, bán luôn cả một kho tàng…
Một chuyến đi xa, một tấm lòng trắc ẩn.
Nhà sư trẻ chôn xác người tình trong sân chùa
Đừng bao giờ lấy gái Bắc làm vợ!
Vì sao phụ nữ VN muốn kiếm chồng ngoại
Rodeo thi nấu ăn ngon
Cầu cá vồ và ‘nhà vệ sinh 5 sao’
Thơ ca dân gian: Đừng tưởng
Lộng giả thành chân
Yêu Việt kiều, mốt của phụ nữ Việt
Số du học sinh Việt Nam tại Mỹ đứng đầu các nước Đ...
Nông dân Việt mãi mãi nhọc nhằn
Ông Bá Thanh sẽ chỉ 'gọt giũa' chút ít?
Dạ tiệc Giáng Sinh 2013
Những cách vượt tường lửa
Chuyện bình thường
Những thử thách sắp tới của Trung Quốc
Hình ảnh bão Haiyan tàn phá Philippines
Nỗi đau từ rượu
Thế nào được gọi là thuốc Generic?
Mỹ làm lễ đặt tên cho thế hệ tàu sân bay kế tiếp
Bão Haiyan tàn phá Philippines
Núi Lang Biang sạt lở, điềm suy tàn của chế độ
Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống lại ...
Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai?
Vì sao trẻ nhỏ VN chịu nhiều áp lực?
Chiếc bàn ủi con gà
Bộ lạc uống rượu thay nước
Rượu đang giết dần người dân Việt
Thắng làm vua, thua làm giặc
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với siêu bão Haiyan
Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston
Đất nước của chiêu lừa "4T"
'Cậu Thủy' và 'Cậu Hồ'
Tối qua quá chén_sáng nay vật vờ
Lễ tưởng niệm 50 năm cố TT Ngô Đình Diệm và bào đệ...
Hai quả trứng gà và ông hàng xóm
Doanh nhân xã hội Lanvy Nguyễn: 'Vì tôi là người V...
Sám hối
Người Việt “Năm Bờ Oăn”
Bác Sĩ thẩm mỹ ĐVH Cát Tường

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.