Kính
thưa các bác,
Nhân
chuyện báo chí trong và ngoài nước đăng tin cô tiếp viên trẻ đẹp của hàng không
Việt Nam
chuyển đồ ăn cắp. Thằng em xin được gởi cái phóng sự nóng hổi và chi tiết sau
đây để các bác có cái nhìn chính xác. Bảo đảm không có cơ quan truyền
thông Việt Nam
nào xâm nhập thực tế hơn thằng em.
Người
Việt…. ăn cắp!
Kẻ
bênh thì “Chỉ là một thiểu số thôi chứ có biết bao nhiêu cái tốt của người Việt
sao không thấy nói”. Người chống thì:“Cái gì cũng vừa vừa phải phải, chiếm 40%
trong tổng số 100% về thành tích ăn cắp thì không biết nhục à?”. Chuyện qua
chuyện lại và nổ lớn trên đài BBC, trên báo chí trong ngoài nước, trên các mạng
cá nhân FaceBook suốt dạo này là vì….
Ngày
27/2 vừa qua, tự nhiên cái tờ báo “phải gió” Sankei (đứng hàng thứ 5 trong các
đại nhật báo tại Nhật) lại đưa 2 bản tin đầy nhức nhối: cảnh sát Nhật phát lệnh
bắt một tiếp viên hàng không Việt Nam vì nghi ngờ chuyển đồ ăn cắp.
Trước khi vào chuyện xin tóm tắt về mẩu tin “phải gió” này.
Cuối
năm ngoái, cảnh sát đã bắt giữ 4 thanh niên Việt Nam trạc tuổi hai mươi mấy đã
“chôm” những mỹ phẩm nổi tiếng của Nhật như Shiseido và quần áo của hãng Uniqlo
tại các cửa tiệm trong thành phố Tokyo. Theo lời khai thì những “hàng hóa” này
đã được gửi đến nhà 1 phụ nữ Việt Nam 30 tuổi. Đầu năm nay, cảnh sát
đã bắt giữ luôn người phụ nữ này vì sau những cuộc điều tra thì biết là người
này đã đóng gói và gửi các đồ ăn cắp đến một khách sạn gần phi trường Narita,
nơi các tiếp viên nghỉ tạm đợi chuyến trở về. Theo dõi một thời gian, cảnh sát
đã thấy có những thùng hàng ghi tên địa chỉ người nhận là các tiếp viên hàng không,
sau đó thì những thùng hàng trở thành thùng không được vứt tại các bãi rác, còn
“nội dung” trong thùng thì “nằm gọn” trong hành lý của các tiếp viên. Vì
là nhân viên phi hành đoàn nên sự kiểm soát hành lý không chặt chẽ, phần lớn
chú ý vào ma túy, vũ khí nên các món hàng này trót lọt và định kỳ bay về “quê
hương” yêu dấu. Hà Nội 36 phố phường là một trong những nơi trưng bày những
loại hàng này nhiều nhất.
Một
nhân viên ngoại giao người Nhật cho biết ông thấy những món hàng này còn để
nguyên bảng giá, và ông này biết ngay là đồ ăn cắp, vì ở Nhật sau khi mua hàng,
tất cả các bảng giá đều được tháo ra.
Mỹ
phẩm Nhật Bản rất được người Việt yêu thích, năm 2013 Nhật đã xuất cảng sang
Việt Nam 534 tấn hàng mỹ phẩm, tăng 5 lần so với 10 năm về trước và bị đánh
thuế 10% nên những món hàng ăn cắp được nồng nhiệt chiếu cố vì giá…..quá bình
dân.
Theo
thống kê của sở Cảnh Sát thì năm 1998 cả tòan quốc có 247 vụ người VN ăn cắp,
năm 2012 có 999 vụ, nửa năm đầu của năm 2013 có 401 vụ, chiếm 40% các vụ ăn cắp
của toàn thể người ngoại quốc .
Bình
thường thì tôi không quan tâm vì thực ra, chuyện người Việt ăn cắp đã có lâu
lắm rồi, chẳng có gì là mới lạ, con số phần trăm lúc đó cũng rất ư là khiêm
nhượng khi so sánh với các nước bạn “láng giềng”, lần này thì thú thật: “lạnh
mình” với con số 40% nên xin “góp với bao la” một chút về “Lịch sử ăn cắp của
người Việt Tại Nhật”. Tôi không phải là nhà tâm lý học chuyên phân tích, tôi
cũng không phải là kẻ “thẩm quyền” để luận tội bất cứ ai, tôi chỉ là một người
bình thường nghĩ rất đơn giản: Ăn cắp là chuyện xấu, dứt khoát không nên và lẽ
dĩ nhiên ăn cắp trong tình trạng không cần phải ăn cắp… như ở Nhật thì càng
không tha thứ.
Kể
từ khi người Việt được chấp thuận định cư (1981), người tị nạn từ các trại Đông
Nam Á như Mã Lai, Hồng Kông, Thái Lan, hoặc đang tạm trú tại các trại tị nạn
tại Nhật được chính phủ đưa vào 3 “trung tâm xúc tiến định cư” tại 3 địa điểm:
Yamato (Kanagawa), Shinagawa (Tokyo), Himeji (Hyogo). Tại đây, mọi người sẽ qua
một khóa huấn luyện tiếng Nhật, học cách hòa nhập vào đời sống Nhật, nhanh thì
6 tháng và lâu thì 1 năm. Sau khi học xong, trung tâm xúc tiến sẽ tìm công việc
thích hợp và sẽ bắt đầu cuộc sống tự lập. Người Việt đã có mặt trên toàn nước
Nhật.
Tệ
nạn ăn cắp… bắt đầu từ đây.
Có
5 đối tượng mà “phe ta” thường nhắm tới:
1/
các máy pachinko
2/
các cửa hàng tạp hóa, quần áo, mỹ phẩm, đồ điện v.v…
3/ các máy tự động bán nước ngọt, thuốc lá
4/ các loại xe gắn máy, xe ủi, máy cày….
3/ các máy tự động bán nước ngọt, thuốc lá
4/ các loại xe gắn máy, xe ủi, máy cày….
5/
móc túi
Đội
tượng (1) thì chỉ một mình là đủ, còn (2), (3), (4) và (5) thì phải có người
“hiệp lực” thế là những “nhóm” được thành hình “hoạt động” song song với “cá
thể”
Tại
các cửa hàng
Ngoại
trừ những trường hợp chôm cho riêng mình xài, còn những “hàng” lấy được sẽ qui
tụ về một mối, rồi từ đó sẽ “chia sẻ” cho “đồng hương xung quanh”, “đồng bào
ruột thịt ở quê nhà” hoặc “những nước bạn hữu nghị” với giá phải chăng.
Lấy
một trường hợp điển hình cho dễ hiểu: giả thử một bao gạo 10 ký, giá thị trường
4000 Yen, sẽ có người thu mua với giá 2500-2800 yen, rồi người này để lại cho
“đồng hương” với giá 3000. Hình thức “chia sẻ” này tại các chung cư qui tụ
nhiều người Việt rất phổ biến. Camera, máy chụp hình, thuốc cao salonpas v.v…
cũng được phân phối tương tự.
Chôm
xe gắn máy
Thuở
đó, Việt Nam
quê nhà ta Honda dream rất nổi tiếng, mua theo giá nhập cảng chính thức thì quá
mắc, thôi thì ta mua chui vậy. Nơi cung cấp hàng 100% không đâu khác hơn là từ
Nhật Bản. Cứ 2, 3 tên một nhóm, mướn một chiếc xe hộp xung quanh được bao phủ
bằng bạt, không thể nhìn thấy bên trong có những gì, rong ruổi trên khắp nẻo
đường, cứ thấy Honda dream thì dừng lại và hì hục đưa lên xe, còn những loại
khác thì “có cho ông cũng đéo lấy” (quân ta dán miếng giấy có nội dung này trên
một chiếc xe không phải dream mà người viết đã chứng kiến tận mắt). Ngoài ra,
còn xe Harley cũng rất là ăn khách. Có một dạo nạn mất Harley tại Tokyo đã lên đến mức báo
động. Bộ Cảnh sát nhập cuộc và bắt được không biết bao nhiêu nhóm hầu hết là
“quân ta”.
Câu
hỏi đặt ra, hàng độc này sẽ tuồn về Việt Nam hay đâu đó bằng cách nào?
Xin
kể một trường hợp điển hình: “Quân ta” mướn một bãi, xung quang là rừng núi
không có nhà cửa, rồi đặt một container hàng chình ình ngay dưới “các tàng cây
xanh lá”. Ban đêm, các nhóm cứ rong ruổi khắp nơi, được hàng thì đem đến nơi đã
được chỉ định, cất “hàng” vào “tủ”, xong nhiệm vụ, liên lạc với chủ xị: “bữa
nay cho vô đó 2 con”, trưa hôm sau thì chủ xị đến check hẹn gặp nhau đâu đó
thanh toán tiền nong, rồi “huy động” xe tải chở hàng về bãi khác. Tất cả hàng
được “thồn” vào trong tận cùng của một container, còn phía ngoài toàn là “rác”,
có nghĩa là những đồ phế thải như TV, tủ lạnh v.v…. Container đầy hàng đó sẽ
được chuyển đến bến tàu để xuất cảng về Việt Nam , Hồng Kông…. dưới danh hiệu:
hàng phế thải xuất cảng. Hải quan Nhật cũng chỉ kiểm tra cho có lệ, không
lẽ phải moi từng thứ một, và hàng cứ thong dong vượt đại dương. Đã có “bỏ nhỏ”
liên lạc trước nên khi thuyền cập bến quê nhà, sẽ có người chờ sẵn làm mọi thủ
tục nhận lãnh đưa về nơi an toàn rồi phân phối đi khắp nơi.
Máy
bán đồ tự động (Rút máy)
Đối
với các máy tự động thì quân ta học được “kỹ xảo” nghe nói từ Trung Quốc. Dùng
một giấy bạc 1000 yen cắt làm 3, xong nối lại bằng băng keo, một đầu có gắn một
sợi giấy để kéo ra kéo vào. Ban đêm, quân ta tìm đến những máy tự động vắng
người. “Mày canh, tao rút”, chia nhiệm vụ xong xuôi. “Tao” sẽ cho tờ giấy bạc
vào nơi bỏ tiền và kéo ra kéo vào cho đến khi hiển thị số tiền trên máy, từ đó
ta rút lại “đồ nghề” cất vào túi và bấm vào món hàng ta muốn lấy, chẳng hạn một
lon coca giá là 120 yen, máy sẽ cho ra một lon coca cùng 880 tiền thối. Rồi ta
cứ lập đi lập lại cho đến khi máy hết tiền thối. Xong 1 máy, đôi ta lại đi tìm
con mồi khác. Cách đây vài chục năm, đã có một bài báo phân tích về “mánh mung”
này sau khi bắt được mấy người Việt Nam đang “hành nghề”, cũng có một bài
báo khác loan tin bắt được vài người Việt vì tội “rút máy”, nhưng không bắt lúc
hành nghề mà phát giác lúc đương sự vào ngân hàng đổi từ tiền đồng sang tiền
giấy, hình như là 500,000 vừa tiền 100, 10 yen (5000 miếng). Ngân hàng thấy khả
nghi vì đổi quá nhiều, nên báo cho cảnh sát và câu chuyện bại lộ.
Các
hãng bán nước, bán thuốc lá…. bằng máy tự động không những thiệt hại vì mất
tiền, mất đồ mà còn mất tiền để thay toàn bộ máy, chứ nếu không thì lại có ngày
lãnh đạn tiếp.
Pachinko
Pachinko
là một trò giải trí của Nhật hầu như người nào cũng đã nghe qua dầu chưa “thử”
bao giờ. Nó là một chiếc máy, bên trong lồng kính được trang hoàng đủ kiểu
trông rất bắt mắt. Trước hết, bạn phải bỏ tiền ra để mua những viên bi. Sau cho
bi vào hộc bi và vặn cần, bi sẽ “tung bay” trong lồng máy. Nếu bi lọt vào lỗ
trong lồng kính làm các đóa hoa nở rộ, thì bi sẽ tuôn ra nhiều hay ít tùy theo
lỗ chính hay lỗ phụ. Nếu may mắn mà bạn thắng có nghĩa là “đả chỉ” (máy không
còn bi để tuôn ra nữa) (1 máy giới hạn 5000 viên, có nơi vô hạn), bạn có thể
dùng những phần bi thắng đổi bất cứ gì bạn muốn, vì trong tiệm Pachinko có chỗ
đổi hàng giống ý như một siêu thị nhỏ, cái gì cũng có. Hoặc không muốn đồ thì
có thể đổi bi thành tiền, nhưng không được đổi tiền trong tiệm, vì luật
Nhật không cho phép, bạn sẽ nhận được một vài món tượng trưng như hộp nước hoa,
rồi đem hộp này ra ngoài để đổi thành tiền tại một cái chái vừa nhỏ đủ cho việc
đổi tiền được đặt ngay gần tiệm. Lẽ dĩ nhiên tiền bạn mua bi để chơi sẽ đắt hơn
tiền bạn bán bi. (Thí dụ: 100 yen bạn mua được 25 viên, 1 viên là 4 đồng, nếu
bạn bán lại chỉ được hơn 1 đồng chút xíu). Lẽ thường thì chơi trò này thì mang
đầu máu nhiều hơn là thắng, vì chỉ là hình thức giải trí. Pachinko là kỹ nghệ
chính phủ Nhật thu thuế nhiều nhất không thua gì thuốc lá, rượu bia. Tuy thế
đối với….. quân ta, nhất là thầy của quân ta là Trung Quốc, “mày” có tinh
vi tới đâu “tao” cũng có cách trị.
Nguyên
tắc thắng là làm sao búng cho bi vào lỗ và hoa nở thì bi sẽ ào ra. Thế thì chỉ
việc tìm cách chận không cho hoa đóng lại là xong thôi. Dễ quá mà. Đầu tiên các
sư phụ dạy phải dùng đồ nghề là 2 miếng sắt mỏng, 1 miếng dùng để mở và 1 miếng
dùng chặn không cho đóng vào. Lừa lúc không ai để ý, nhanh tay đút 2 cái cây
vào khe hở dưới hộc đựng bi. Nếu set đúng thì bi ào ra như suối, chỉ vài phút
là đèn đỏ báo động máy “thua”. Nhưng kiểu này phải cao tay lắm chứ không thì dễ
bị lộ. Có bao nhiêu “dân chơi” đã bị múm vì trò này. Đến một dạo, có một loại
máy mới ra đời, và máy chỉ có 1 lỗ. Nếu bi vào lỗ này thì coi như máy sẽ “thua”
phải nhả hết phần đạn trong máy. Máy tên là “nhất phát” (Ippatsu). “Mánh lới”
dùng đồ nghề trở nên vô dụng. Không biết có ai dạy hay do quân ta nghĩ ra
một phương pháp mới: “dùng nước miếng”, quân ta vừa chơi vừa nhai kẹo cao su để
cho có nhiều nước miếng, cứ vài phút lại “nhổ” vào tay một bãi rồi trải đều lên
dàn bi nằm trong hộc, khi viên bi búng lên dính nước miếng chạm điện sẽ chạy
lung tung và xác xuất lọt vào lỗ rất cao và thế là máy K.O. Cứ một tiệm làm
chừng vài máy xong ta đi tìm tiệm khác có máy tương tự.
Ở
Kanto hết chỗ làm ăn vì tiệm đã đổi máy, quân ta di chuyển xuống Kansai hoặc
đến tít cả miền Bắc nước Nhật để tìm loại máy tương tự. Mướn một chiếc xe và
một người tài xế chở 4 “búng thủ” đi khắp nơi tìm tiệm. “Lương” của tài xế
(cũng người Việt Nam) rất ư là hậu hĩnh, bao ăn bao uống, bao ở mà hầu như toàn
là khách sạn trong vòng 1 tháng, nếu thắng lớn sẽ trên dưới 500,000 ngàn. Còn
thu nhập của các “búng thủ” thì chắc phải thêm một số 0 nữa Trò “nước miếng”
này đã bị lộ khiến Hiệp Hội Pachinko đổi toàn bộ các thiết kế khiến các dân
chơi không dở trò được nữa.
Móc
túi
Có
những toán móc túi chuyên nghiệp từ Việt Nam sang, cư ngụ tại các khách sạn
nằm trước các nhà ga lớn hoặc có đường Shinkansen, rồi “len trong đám chợ đông
người” dở trò móc túi. Quả thật, mấy tay này siêu thật. Chỉ một chuyến ra quân
như vậy cũng tìm được vài chục cái ví, trừ hết chi phí, ăn chơi thoải mái còn
đem về “quê” một số tiền khá lớn.
Theo
thống kê của Sở Cảnh sát, những trò trên đây chỉ ở mức độ mà một nhà chuyên môn
nói là một hiện tượng tự nhiên của xã hội. Nhưng kể từ năm 2000 trở đi,
lúc số người Việt đến Nhật với tư cách nghiên cứu sinh, du học sinh càng ngày
càng tăng thì những trò ăn cắp nhất là tại các cửa tiệm đã tăng lên và mấy năm
gần đây đã lên đến mức 40%. Tính cách làm ăn sẽ qui mô hơn vì có sự tiếp
tay của các người có điều kiện ra vào nước Nhật nhiều lần trong đó không ít là
tiếp viên của hãng hàng không Việt Nam .
Tờ
báo Sankei chỉ đề cập sơ qua về những hàng được Việt Nam mến chuộng là Shiseido, Uniqlo,
nhưng thực ra danh sách dài lắm từ mỹ phẩm, thuốc tây, đồ điện. Bên nhà sẽ đặt
hàng và bên này sẽ cung cấp và các ông các bà hay đi đi về về sẽ là người
chuyển lại ăn hoa hồng. Tất cả đều giao thiệp trên email, skype v.v….
Hẳn
quí vị còn nhớ vào cách đây gần 5 năm, ngày 17/12/2008, cảnh sát Nhật bắt quả
tang phi công phụ Đặng Xuân Hợp khi toan tính đem mớ hàng ăn cắp về VN. Sau gần
3 tuần điều tra, ngày 9/1/2009, Đặng Xuân Hợp đã bị viện kiểm sát của Nhật khởi
tố. Trong quá trình điều tra, ĐXHợp đã “thành khẩn” nhận tội và còn khai thêm:
biết được job béo bở này qua sự .... giới thiệu của một cấp trên và không phải
chỉ có mình mà hầu như tất cả các đồng nghiệp tôi đều “nhất trí” với job thơm
phức này. Cũng theo lời khai thì ĐXHợp, ngoài vụ vận chuyển 27 món hàng trộm
cắp từ sân bay Kansai về VN vào tháng 7-2008, Đặng Xuân Hợp từng vận chuyển
khoảng 30 máy video cassette kỹ thuật số và một số hàng hóa khác về VN bằng
đường hành lý xách tay vào cuối tháng 1-2008 và còn... nhiều nhiều nữa.
Từ
lúc Nhật Bản có chế độ thâu nhận tu nghiệp sinh sang Nhật để học nghề, thì số
người muốn đi rất nhiều, lý do chính là vì kinh tế, lẽ dĩ nhiên cũng có lý do
là muốn học nghề. Để được một visa vào Nhật, những người này thường qua một cơ
quan trung gian, cơ quan này sẽ giới thiệu cho một công ty Nhật và làm mọi thủ
tục cần thiết. Ngoài thủ tục “đầu tiên”, nhiều người phải cầm nhà cầm cửa để
bảo đảm mình sẽ quay về.
Sang
đến Nhật làm việc với tư cách học nghề thì mức lương rất khiêm tốn, có tiện tặn
lắm cũng chỉ đủ xài cho mình, vì thế dù biết sẽ bị mất số tiền thế chân, có
nhiều trường hợp giữa đường đứt cánh, trốn ra ngoài làm việc hoặc tham gia vào
các nhóm ăn cắp vì dù sao thu nhập cũng cao hơn so với tình trạng tu nghiệp
sinh. Không bị bắt giữa chừng thì cố gắng ở càng lâu thì tiền càng nhiều, về
nhà dư sức chuộc.
Còn
du học sinh thì còn thê thảm hơn, qua những trung tâm môi giới quảng cáo rầm rộ
bố láo bố lếu đầy dẫy tại Việt Nam nào là: đến Nhật vừa đi làm vừa đi học sỉu
sỉu cũng kiếm trên 10 lá, nào là mùa hè, mùa đông nghỉ dài thì thu nhập trở
thành gấp đôi, gấp ba. Thế là bố mẹ chạy đây chạy đó để con mình xuất dương du
học, vừa học cho mình, vừa giúp cho gia đình. Nhưng sang đến nơi thì vỡ mộng,
muốn tìm được số tiền như lời quảng cáo thì phải làm ngày không đủ, tranh thủ
làm đêm, về đến nhà thì đừ người sức đâu mà học rồi ngày đến trường cứ lần lần
thưa thớt đưa đến tình trạng không tham dự đủ giờ học và sở nhập quốc sẽ không
gia hạn cho ở tiếp. Thế là con đường tham gia vào các nhóm ăn cắp chỉ… thêm
một bước là tới.
Trên
đây chỉ là một mảng của chuyện xấu: chuyện ăn cắp (setto), còn nhiều mảng khác
khá trầm trọng như việc buôn bán ma túy, nghiện ngập, kết hôn giả, làm hôn thú
giả để nhập cảnh Nhật hoặc dùng bằng lái xe giả…. đang là tầm ngắm của sở cảnh
sát và sở nhập quốc, vì nói ra thì quá dài, xin hẹn một dịp khác.
Một
người bạn Nhật coi như trong gia đình khi đọc bài báo Sankei hỏi tôi: “Tại sao
lại có tình trạng ăn cắp của người Việt như thế này? Hơi quê, tôi định trả lời:
Tại vì cửa hàng Nhật dễ ăn cắp quá, nhưng kịp ngưng lại vì nhớ lại trong một
phiên tòa ở Việt Nam nghe nói vào năm ngoái, khi ông tòa tuyên án tử hình một
bị cáo về tội cướp của rồi còn chặt tay nạn nhân, thì mẹ và chị bị cáo bù lu bù
loa chửa đổng: “Ai biểu đeo vàng nhiều làm chi để nó nổi lòng tham, rồi bây giờ
tử hình nó”
Thú
thật tôi không biết trả lời sao, ngoại trừ điều tôi suy nghĩ: cách trồng
người, dựng người của cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ta bây giờ
đã như một chiếc xe lao xuống dốc không phanh.
Trước
khi chấm dứt bài này, xin kể quí vị một câu chuyện vui không liên quan đến
chuyện ăn cắp nhưng có dính dáng đến các tiếp viên hàng không Việt Nam .
Muốn
gì cũng có
Tôi
biết có một người mà đã từng dịch cho anh ta khi anh ta gặp tai nạn xe cộ, đang
sống ở Gunma, nơi người lao động, tu nghiệp khá nhiều. Vài năm trước tôi tình
cờ gặp lại anh ấy. Nói chuyện chào hỏi xong, anh ấy hỏi tôi:
-
Bác còn nhớ thịt chó không?
Sự
thực thì lúc còn ở bên nhà tôi cũng có ăn, nhưng bây giờ thì thấy ghê ghê làm
sao ấy. Nhưng tôi hỏi tới:
-
Ông lấy đâu ra ở Nhật, mấy ông bắt chó rồi làm à?
-
Không, thế thì bác quê quá, bây giờ bác muốn ăn gì chả có. Chó 7 món: chả chìa,
nhựa mận, luộc, nướng, ninh xáo…. nóng hổi thơm phức bác ơi.
-
Ông làm sao mà có?
-
Bác chỉ cần cho nhà em biết trước 2 tuần, em sẽ nhờ mấy cô ấy mang sang.
-
Cô nào?
- Mấy
cô ở Hàng Không Việt Nam
đấy.
À
thì ra thế. Tôi còn được nghe là có một gia đình làm đám cưới cho con cần vài
con heo quay sữa, trầu cau, bánh hỏi thịt quay ….. đều được cung cấp đầy đủ qua
ngả này.
Cả
nước Việt lẫn người Việt đang sống ở Nhật đã cảm thấy vô cùng xấu hổ, khi clip
người Việt ăn trộm ở Nhật được phát trên đài truyền hình.
Clip
được phát trên Nippon TV và Yahoo tại Nhật sáng 13/4 hiện đang gây rúng động
trong cộng đồng người Việt đang làm việc, học tập sinh sống tại Nhật sau nhiều
vụ việc tai tiếng gần đây.
Đó
là những người Việt bị nghi ngờ đã ăn cắp một số lượng lớn mỹ phẩm trong các
hiệu thuốc ở tỉnh Kagawa. Cùng với vụ nữ tiếp viên của Vietnam Airlines, Nguyễn
Bích Ngọc (25 tuổi) bị bắt ở cuối tháng 3, do cảnh sát Nhật nghi ngờ cô đã mua
hàng có nguồn gốc trộm cắp từ Nhật Bản về Việt Nam; uy tín của người Việt Nam
tại Nhật đang xuống thấp hơn bao giờ hết.
Trong
clip, một người tình nghi tên Đỗ Trung (quốc tịch Việt Nam ) đã bị cảnh
sát bắt giữ tại thành phố Sakaide tỉnh Kagawa trong khi đang chạy trốn. Bốn
trong 5 người bị bắt đã bị khởi tố vì hành vi trộm cắp, trong đó có một người
là nữ giới.
Theo
điều tra, từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014, của cảnh sát Nhật Bản đã bí mật
theo dõi một nhóm gồm 5 người Việt bị tình nghi ăn trộm mỹ phẩm và thực phẩm
chức năng tại các cửa hàng thuốc thuộc 2 thành phố Muragame và Mitoyo, ước tính
giá trị hàng hóa lên tới 188.000 yên (37 triệu đồng).
Sau khi clip này được đưa lên facebook Cộng đồng Nhật ngữ, đã tạo nên 2
nguồn dư luận. Đầu tiên là sự căm ghét vì hành động làm nhục quốc thể của một
nhóm người lười lao động, nhưng thích “ngồi mát ăn bát vàng” dẫn tới hành động
trộm cắp. Thứ hai là sự hoang mang của rất nhiều người Việt đang sinh sống, học
tập và làm việc tại đất nước mặt trời mọc.
Một
vài người đổ lỗi cho hoàn cảnh, như: “Mấy thằng chúng mày chưa sang nên nói hay
lắm. Tao ví dụ chúng mày sang không có việc làm, không còn tiền thì mày về Việt
Nam
hay đi ăn trộm; có người còn có số đỏ, số đen. Tao tin mày sang cũng sẽ đá tàu
với ăn cắp vặt thôi….”, liền nhận được rất nhiều gạch đá của dư luận: “Đã óc *
rồi còn tỏ ra nguy hiểm. Giờ tui hỏi một câu đơn giản: Trộm cắp là xấu hay
tốt”, hay "Có chết đói, mình cũng không ăn cắp. Biết là cuộc sống quá bon
chen, khó khăn, nhưng thiếu gì cách mà phải như vậy”.
Hầu
hết comment thể hiện sự tiếc nuối cũng như đau lòng khi thấy nhiều người Việt Nam
làm việc xấu trên đất Nhật.
“Đau
lòng khi Việt Nam
có những kẻ như vậy”, em gái có nick Cobemua Dong bình luận. Còn bạn Thanh Giau
thì muốn có biện pháp mạnh hơn: “Tống về nước, phạt tiền thật nặng cho chừa và
cảnh cáo nhưng người chưa bỏ tật xấu này”. Có bạn còn khẳng định: “Ở Việt Nam thì còn xem
hoàn cảnh của bạn khổ đến mức nào. Chứ đi ra nước ngoài thì khác. Chỉ cần bạn
làm một việc xấu, người ta đánh giá cả dân tộc bạn hiểu chưa”.
Nổi
bật nhất là sự lo lắng cũng như hoang mang của cộng đồng Việt tại Nhật. Cuộc
sống của họ vốn đã khó khăn, tủi nhục; sau những chuyện kia, có lẽ còn kinh dị
hơn.
“Nói
thế nào đi nữa, ăn trộm ăn cắp là không được rồi, bênh vực gì chứ. Đủ chân đủ
tay không chịu lao động, ăn cướp sức lao động của người khác. Đi đâu nói là
người Việt cũng bị nhìn từ đầu đến chân. Con sâu làm rầu nồi canh. Chỉ khổ các
du học sinh sau này không có việc làm. Cuộc sống càng thêm khó khăn. Cứ thế này
chắc một thời gian nữa Nhật sẽ không dám nhận lao động Việt nữa”, bạn Tanh Thuc
Love quan ngại.
“Nhục
như chó! Đưa lên tivi thế này thì còn mặt mũi gì mà đi làm đây”, Nguyen Thuong,
lao động ở Nhật tức giận.
Còn
bạn Son Tran Huy bức xúc: “Nhục nhã đến mức này đấy. Cứ nhắc đến Việt Nam là chỉ thấy
ăn trộm, ăn cắp. Nhiều khi đi tàu mà không dám nói tiếng Việt, chỉ sợ người
Nhật nghe được họ ghét”.
Người
Nhật là dân tộc nổi tiếng về sự siêng năng, cần cù. Họ lao động vất vả gấp đôi
người Việt Nam
chúng ta. Theo đó, họ rất ghét những kẻ ăn cắp vặt, lười lao động, còn đánh cắp
công sức của người khác. Thế nên, ở Nhật rất ít ăn cắp vặt, cửa hàng hoặc quán
xá nhỏ của họ ít biện pháp an ninh. Và đó là thời cơ để nhiều người Việt Nam chúng ta ở
Nhật thể hiện sự khôn lõi, lợi dụng sự lỏng lẻo an ninh của người bản địa để ăn
trộm. Khi sự khôn lõi của người Việt thể hiện không đúng chỗ, khiến cả một một
dân tộc phải xấu hổ; nhiều người Việt Nam khác ở Nhật chịu sự kỳ thị
không đáng có.
Mar
25, 2014
Kênh
Giới Trẻ - Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy
thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một
số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt ...
7
hours ago
Tôi
không bênh vực những tiếp viên hàng không bằng lý do ngô nghê là họ phải đút
lót để đựơc có việc làm trong Air VN nên họ phải buôn lậu chuyển hàng ăn cắp để
gỡ vốn. Tôi thực sự thương hại họ, vì "Quít trồng Giang ...
Mar
27, 2014
Nguyễn
Bích Ngọc mang mã tiếp viên 35, bị bắt trên một chiếc xe bus dành riêng cho
đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai, vào tháng 9/2013 vì
nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng ăn cắp, trị giá ...
Jun
22, 2013
Những
lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu
ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng
tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng ...
Apr
02, 2014
Trong
những ngày gần đây, thông tin liên quan đến vụ việc nữ tiếp viên hàng không
VietNam Airlines bị cơ quan điều tra Nhật bắt giữ với cáo buộc vận chuyển đồ ăn
cắp đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy không phải ...
Mar
31, 2014
Nhiều
công ty không muốn hợp tác với người Việt vì đã có kinh nghiệm về chuyện bị ăn
cắp công nghệ, kỹ thuật, mà luật pháp tại Việt Nam chưa quy định chặt chẽ để bảo
vệ quyền sáng chế. Đặc biệt trong lĩnh vực viết phần ...
Mar
05, 2014
Gần
phân nửa các vụ ăn cắp hàng hóa tại Nhật dính líu người Việt và cảnh sát ra
trát bắt một tiếp viên Vietnam Airlines, một báo có uy tín tại nước này đưa
tin. Báo Sankei của Nhật Bản vào ngày 27/02/2014 đưa hai bài về ...
Ô hô cái lũ chôm đồ ,
ReplyDeleteNgày nay mang tiếng tội đồ Việt Nam !
Sao bây lại quá gian tham ?
Đảng kia đã dạy , biết làm sao đây ?
Việt Nam mặt mũi quá dầy
Nhật khinh, Đài tránh , Kim Chi coi thường !
Chúng đâu biết rõ , tỏ tường,
Rằng phường ăn cắp , đảng viên thập thành !
Việt Nam phải chịu cam đành,
Việt Nam bị tiếng lưu manh suốt đời !
Nhục ơi , cái nhục hỡi trời !
Gọi tên cộng phỉ , chửi cha già Hồ !!!
Việt Nam Tan Nát Cơ Đồ !
Hoàng Hạc
Tưởng rằng quen thói ở nhà
ReplyDeleteHàng ngày lai vãng , “ chuyên chà đồ nhôm ”
Đi ra ngoại quốc ôm đồm !
Hàng đâu đẹp quá , tâm hồn mê tơi !
Thế là kết nhóm lại chơi
Ngờ đâu bể ổ , Nhật khui lòi phèo !
Tiếp viên xinh đẹp , chẳng nghèo
Đường dây tốn kém , kiếm thêm trả dồn !
Việt Nam tiếng xấu , chúng đồn
Vùng Đông Nam Á , chúng khinh Việt mình !
Đảng ơi , cái đảng tội tình!
Đẻ chi cơ chế thúi ình như ri !!!
Chúng Mày Hãy Chết Mau Đi !
Hoàng Hạc