Pages

Wednesday, August 6, 2014

Nhắc lại ngày máy bay Mỹ bắn phá

image
Hoa Kỳ bắt đầu oanh kích Bắc Việt Nam sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ tháng 8/1964
Đúng ngày này (5/8) năm mươi năm trước có một chú bé lon ton chạy theo ba từ nhà trên phố Lý Nam Đế ra thành Cửa Đông.
Lưng đeo một chiếc ba lô tí xíu, đầu đội mũ nan, chân xỏ dép cao su, mặc quần soóc, sơ mi cộc tay chú bé hăm hở leo lên chiếc xe ca quân sự đỗ cách cổng thành không xa.
Ngồi trên xe, chú bé và bạn bè cùng trang lứa bi bô nói cười, đôi lúc còn đồng thanh hát vang những bài ca nhi đồng thời đó nữa.
Đám trẻ khoảng bốn mươi đứa cả trai lẫn gái là con các sĩ quan Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bọn chúng sắp được chiếc xe ca chở vào bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa cách Hà Nội gần hai trăm kilomet để nghỉ một tuần.
Lần đầu tiên được nhìn thấy biển, lần đầu tiên được ngồi ô tô cùng chúng bạn đi trên chặng đường dài, chú bé và đám trẻ háo hức lắm, phấn khích lắm.

image
Đúng ngày này năm mươi năm trước, hàng trăm chiếc máy bay ném bom của Mỹ từ nhiều hướng ồ ạt xuất kích, tấn công vào miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Thủ đô Hà Nội hôm đó vẫn yên ắng nhưng nhiều tỉnh bắc Trung Bộ và ven biển đã rung lên trong tiếng bom rền rĩ. Cuộc đánh trả ngoan cường của quân dân miền Bắc trong ngày này khiến nhiều máy bay Mỹ bị bắn rơi, trung úy Andrew là viên phi công đầu tiên bị bắt sống trong cuộc chiến tranh khi đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng trời tỉnh Quảng Ninh.

image
Tin tức từ các mặt trận báo về, quân chủng hải quân và phòng không quân đội nhân dân cùng dân quân tự vệ ra quân chiến thắng làm nhiều người nức lòng nhưng cũng làm một số ai đó lo lắng.
Cuộc chiến tranh bắt đầu lan ra miền Bắc với mức độ khốc liệt ngày càng tăng.
Chờ mãi không thấy xe chuyển bánh, nhưng bọn trẻ vẫn hồn nhiên, lăng xăng, cười đùa, hát ca. Một tiếng, hai tiếng rồi ba tiếng trôi qua, càng lúc bọn trẻ càng sốt ruột. Hỏi các chú phụ trách, bọn trẻ chỉ nhận được mỗi câu trả lời cụt lủn „đợi lệnh trên”.

image
Cho đến khi những đứa trẻ bắt đầu lả đi vì đói thì có lệnh trên truyền đến tận xe „hoãn chuyến đi vi cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa bị ném bom”. Chú bé rưng rưng nước mắt, bọn trẻ cũng rưng rưng nước mắt. Có đứa không cầm được cơn ấm ức đã òa khóc khi phải bước xuống xe.
Thế là chuyến đi nghỉ biển đầu đời hứa hẹn rất vui, rất thú vị của chú bé vĩnh viễn không bao giờ được thực hiện.
Thế là ngày ấy chú bé đã trở thành một trong những "nạn nhân" đầu tiên của cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc do không quân Mỹ tiến hành kéo dài gần năm năm.

Chim non tách mẹ

image
Thế rồi như con chim non mới ra ràng phải tách mẹ, mới sáu tuổi chú bé đã khăn gói lên đường theo anh trai hơn nó hai tuổi trải qua những năm tháng tuổi thơ nơi sơ tán.
Lúc đầu là thị trấn Phùng với kỉ niệm nhiều lần theo người chị họ đi các phiên chợ phiên. Chú bé thích thú được ngồi một bên thúng, thúng bên kia người chị họ gánh theo khi thì một hai buồng chuối xanh, khi thì vài ba quả mít chín.
Những hôm trời nắng chang chang chú bé thường theo trẻ trâu ra sông Đáy vớt bèo tây, có lần bị hụt hố suýt chết đuối.

image
Trại trẻ quân đội mở ra ngay sau đó nửa năm, chú bé lại theo anh trai rong ruổi làm trại viên như những chú bộ đội con, học trường làng nhưng ăn tập thể, ngủ tập thể.
Ngày đó những đứa trẻ như chú bé đã tự biết làm nhiều việc như vệ sinh cá nhân, trải chiếu, mắc màn, gấp chăn màn phẳng phiu, gọn ghẽ và đẹp mắt không thua kém các chú bộ đội thực thụ.
Ăn tiêu chuẩn con lính không bị đói nhưng chú bé thèm quà và nhớ ba má kinh khủng.
Thứ bảy hàng tuần, chú bé đi bộ ra đầu làng ngóng ba má đạp xe lên thăm. Ngày ấy làm gì có điện thoại mà báo trước nên cứ đón hú họa, bốn lần may ra được một. Những hôm chờ đến tận chiều không thấy bóng dáng ba má đâu, chú bé lại lủi thủi đi bộ về trại với những giọt nước mắt buồn tủi.

image
Bom Mỹ giết hại người dân ở Hải Phòng 16/04/1972
Tháng, năm đầu tiên trại là các lán lá vách đất nằm trên những triền đồi Yên Dũng, Bắc Giang.
Một năm sau trại chuyển về Tiên Sơn, Bắc Ninh. Máy bay Mỹ ném bom ngày càng ác liệt, cầu Long Biên là một trong những trọng điểm đánh phá. Việc các vị phụ huynh phải đạp xe qua cầu lên trại thăm con ngày càng trở nên nguy hiểm.
Một năm sau trại được chuyển về đóng cố định tại xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây cho đến ngày Mỹ ngừng ném bom miền Bắc.

Trong ký ức một đứa trẻ học vỡ lòng rồi cấp một, hàng ngày đội mũ rơm đi học, những khi nghe tiếng gầm rú của máy bay trên trời, nghe tiếng rung chuyển của các loạt bom từ xa vọng đến, chú bé lại cùng các bạn và cô giáo chui xuống hầm trú ẩn.

Trong mắt chú bé lúc bấy giờ, chiến tranh chỉ là những cột khói bốc lên ngùn ngụt từ kho xăng Đức Giang bị trúng bom cách chỗ sơ tán chừng mười lăm cây số, là những chiếc máy bay bổ nhào tránh đạn nhìn rõ cả phi công Mỹ đeo kính ngồi trong khoang lái, là những loạt đạn 12 li 7 đỏ lừ nối đuôi nhau từ quả đồi Và gần đó bay lên bầu trời đen kịt trông rực rỡ như đêm pháo hoa, là những màn tên lửa với đuôi khói ngoằn nghoèo đuổi theo máy bay trên bầu trời trong vắt không một gợn mây.
Với chú bé con, chiến tranh là một thứ gì đó rất đỗi bình thường.

image
Chú bé chỉ nhận biết được sự khốc liệt của cuộc chiến qua giọt nước mắt của những người mẹ trong xóm có con đi chiến trường không bao giờ trở về, của những người vợ cùng thôn cầm giấy báo tử của chồng, nức nở.

image
Trước mộ thân nhân ở nghĩa trang Biên Hòa 29/04/1975
Thế rồi ba người anh của chú bé lần lượt theo ba nhập ngũ. Có người vào chiến trường, có người ở lại hậu phương phục vụ quân đội.
Chiến tranh ngày càng ác liệt, hàng đêm giấc ngủ chú bé không yên. Không lo cho mình, chú bé chong mắt lo cho những người anh trai đang ở nơi hòn tên mũi đạn.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, mỗi khi đọc những mẩu tin đại loại như "Thượng nghị viện Mỹ thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi biển Đông” hay "Mỹ có ý định can thiệp nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam” hay "Hạ nghị viện Mỹ đề xuất bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam", chú bé ngày ấy là tôi bây giờ lại thốt lên một câu chua xót "Giá như ngày ấy…”

image
Hơn ba triệu người Việt Nam đã ngã xuống, với bao nhiêu người mẹ mất con để đổi lấy danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, với bao nhiêu người vợ ngóng chồng đi mãi không về để hóa thành những hòn vọng phu "tạc vào thế kỉ”. Đau đớn quá, chiến tranh ơi!

Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết "Trong các cuộc chiến tranh không có người chiến thắng, chỉ có nhân dân bại”.

image
Giá như ngày ấy "lịch sử KHÔNG chọn ta làm điểm tựa”.

Giá như ngày ấy "chúng ta KHÔNG tình nguyện làm tiền đồn của chủ nghĩa xã hội, KHÔNG tình nguyện làm người lính xung kích đi đầu của thời đại”.

Giá như ngày ấy chúng ta KHÔNG hào hùng ca khúc khải hoàn "Ta tự hào đi lên! Ôi Việt Nam ơi!”
Giá như ngày ấy...mẹ Việt Nam ơi!



Trần Quốc Quân


image

Hành khách đại tiện ngay trên ghế máy bay
Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và TC
Đã tìm thấy xác chị Huyền?
Virus Ebola: bệnh dịch nguy hiểm
Một tấm lòng vàng trên đường phố
Mùa hè đỏ lửa
Người bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain
Những phận đời ly hương mưu sinh giữa Sài Gòn
Mùa thu cuộc tình
Ai thiệt nhất khi Nga bị trừng phạt?
Hoàng Hoa Thám: Hùm thiêng Yên Thế
Quyền được biết
Còn đi Mỹ làm gì ?
Vì sao tôi bỏ Facebook ?
Châu Âu và Mỹ cấm vận kinh doanh Nga bắt đầu từ 1-...
Việt Khang được DB HK đỡ đầu
Phản tỉnh nửa vời !!!
Trung Cộng muốn gì?
Người con gái Việt Nam da vàng: Phạm Thanh Nghiên
Xóa cờ CS vẽ trên tường tại Santa Ana
Khi VN loay hoay, Campuchia đã 'âm thầm' tiến
Thần dược của các "Lang Băm"
Tản mạn: cảnh sát Tây, cảnh sát Ta
LHQ: Tội ác ghê tởm của nạn buôn người phải chấm d...
Đôi gót chân Achilles của chủ quyền
Đảng viên không còn tha thiết CNXH
Phương Tây mở rộng chế tài với Nga
Bệnh bạch biến
Công an đòi điều tra Lm Phan Văn Lợi
Và tôi cúi đầu im lặng…
Chuyện Đông và Tây Đức sau khi thống nhất
Người Việt tẩy chay hàng Trung Cộng sau vụ tranh c...
Đảng viên lão thành kêu gọi thoát Trung
Thuế nuôi vịt
Dự án Metro số 1 ở Sài Gòn
Hà Nội gió !!!
Lâu đài biến giấc mơ công chúa thành hiện thực
Việt Nam đã đóng góp những gì cho nhân loại!?
Nghề nghiệp ngày xưa qua hình ảnh
Chiến lược dầu hỏa

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.