Anh
Trần Viết Hùng hành nghề bơm vá xe đạp trên góc đường Hà Huy Tập-Điện Biên Phủ
ở quận Thanh Khê
Bạn
cho là mình chưa đủ điều kiện để làm từ thiện? Hãy nghĩ lại, đặc biệt là khi
bạn nghe câu chuyện sau đây về một anh chàng nghèo vật chất-giàu nhân ái ở Đà
Nẵng.
Suốt
hơn chục năm qua, anh Trần Viết Hùng hành nghề bơm vá xe đạp trên góc đường Hà
Huy Tập-Điện Biên Phủ ở quận Thanh Khê để nuôi sống gia đình gồm mẹ già, vợ, và
ba con.
Lam
lũ dầm mưa dãi nắng 10 giờ đồng hồ trên vệ đường mỗi ngày anh mới kiếm được cao
lắm là 120 ngàn đồng đủ chạy cơm hai bữa qua ngày. Thế nhưng, có một điều đặc
biệt khiến điểm vá xe vỉa hè của anh trở nên nổi tiếng, nhất là đối với những
người nghèo cùng cảnh ngộ: Đây là nơi hiếm hoi, nếu không muốn nói có một không
hai, vá xe miễn phí cho các khách hàng là học sinh và người tàn tật. Điểm sửa
xe của anh có treo tấm bảng to ghi dòng chữ ‘Học sinh-Người Tàn Tật Miễn phí.’
Điểm
sửa xe của anh Trần Viết Hùng, miễn phí cho các khách hàng là học sinh và người
tàn tật.
Một
khách hàng quen thuộc của anh Hùng 3-4 năm nay, chị Nguyễn Thị Gái hành nghề
bán hàng rong trên chiếc xe đạp cũ kỹ, nói về anh bạn nghèo tốt bụng trên đường
phố:
“Anh
là người tốt bụng. Những người nghèo khổ như tôi đây khi xe bị hư anh không lấy
tiền. Bao nhiêu người nghèo như tôi đi đường lở bị lủng lốp xe cũng nhờ ảnh.
Đôi lúc mình không có tiền, cũng nhờ ảnh mới có phương tiện để đi. Những người
trong cảnh nghèo anh đều giúp hết. Những người như anh rất tốt trong xã hội đầy
những người lừa lọc, tham ô, ăn cắp, ăn trộm. Em cũng mong sao có được nhiều
người như anh Hùng. Nhiều người giàu, có tiền, nhưng cũng này kia kia nọ lắm.
Em cũng dạy dỗ con em là ‘nghèo cho sạch, rách cho thơm’, bắt chước theo tấm
lòng như anh Hùng đây.”
Tạp
chí Thanh Niên VOA hôm nay mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ người đàn ông sống
nhờ vỉa hè nhưng rộng lượng giúp đỡ người nghèo khó, Trần Viết Hùng.
Trần
Viết Hùng: Gia đình cũng khổ nên em làm nhiều nghề từ xích lô, xe bò, bốc
vác, xe thồ và cuối cùng chọn nghề này. Em làm dựa vô vỉa hè của người ta, họ
cho mình làm buổi chiều thôi. Em ra làm 2 giờ chiều đến 2 giờ sáng, khi nào
đường hết người mình mới về. Hai vợ chồng em có ba đứa con. Đứa đầu 18 tuổi.
Cách đây ba năm nó bị bệnh phổi, yếu quá, nên giờ ở nhà không đi học nữa. Hai
đứa nhỏ còn đi học. Đứa nhỏ nhất học lớp 6. Vợ em buôn bán hàng rong.
Trà
Mi: Xuất phát từ cơ duyên nào và từ khi nào anh có ý tưởng bơm vá xe miễn
phí cho học sinh và người tàn tật?
Trần
Viết Hùng: Mình cũng cực khổ nhiều rồi. Chỗ em làm cách chừng 200 mét có
hai trường học. Mình thấy nhiều hoàn cảnh cũng tội. Nhiều em ra học xe hư dắt
bộ ngang qua chỗ mình mà không dám vô. Hùng kêu lại để làm dùm mà các em ngại.
Trước tới giờ em bơm vá xe cho các em đã không lấy tiền rồi, nhưng còn nhiều em
không biết, nên ngại. Cho nên, em mới để tấm bảng Miễn phí lên cho các em thấy
an tâm. Còn người tàn tật, mình không giúp họ thì thôi, lấy tiền họ làm gì.
Mình chỉ nghĩ đơn giản vậy thôi.
Trà
Mi: Nói tới chuyện làm từ thiện, người ta liên tưởng ngay đến những người
dư ăn, dư để. Chuyện người nghèo làm từ thiện cũng hiếm thấy..
Trần
Viết Hùng: Giờ nghe người ta nói là mình làm từ thiện thì em mới biết vậy
chứ khi đặt tấm bảng lên em chẳng nghĩ gì hết. Em chỉ muốn giúp đỡ những người
tàn tật và các em học sinh lỡ đường. Mình nghĩ các em như con mình thôi, chứ
không nghĩ là làm từ thiện này nọ. Đó là cái tâm mình thương các cháu như con
mình thôi.
Trà
Mi: Giữa đời sống bon chen có một tấm gương người nghèo làm việc tốt trên
đường phố, anh có nghĩ hình ảnh của mình có thể giúp các cháu có cái nhìn và
suy nghĩ tốt hơn về xã hội, về chuyện làm việc tốt giúp đời?
Trần
Viết Hùng: Lần đầu tiên em được lên báo có các em gửi tin nhắn tới chúc
mừng.
Dec
02, 2013
Trung
tâm nghiên cứu của bệnh viện sẽ nhận được phần lớn nhất trích từ quỹ từ thiện
$188,000,000 do cụ Jack MacDonald, qua đời ở tuổi 98, sau nhiều thập niên hoạt
động từ thiện bí mật. Chỉ có một vài thân nhân và thân ...
Jun
11, 2011
Ðọc
xong rất nhiều bài ý kiến qua lại trên báo Người Việt về việc làm từ thiện tại
Việt Nam
, tôi xin đóng góp hai câu chuyện. Một chuyện xảy ra ở nước Vệ, một chuyện xảy
ra ở nước Việt. Chuyện thứ nhất là chuyện cứu trợ, ...
Jul
18, 2013
Vậy
là Cha Má về lại nhà huy động bạn bè và kêu gọi con em họ góp tay "làm từ
thiện" với chương trình là sẽ trở lại trung tâm này để dọn dẹp, lau chùi
phòng ốc, giặt giũ mền mùng, thay chiếu và gối mới cho các cụ.
Aug
05, 2011
Khắp
nơi trên thế giới, ở đâu cũng có những người làm việc từ thiện, những người có
lòng nhân từ bác ái muốn giúp đỡ những người khốn cùng nghèo đói bệnh tật hoặc
đang gặp tai họa kém may mắn hơn mình....Nhưng ...
May
24, 2012
Ừ,
thì cứ cho là đang làm việc từ thiện đi. Minh tự nhủ. Nhưng không phải ai cũng
dư thừa lòng trắc ẩn. Minh lại ngụy biện để phản đối hành động mà chàng cho là
đang làm chuyện “tào lao”. Đã bao năm rồi Minh vất vả, bận ...
May
17, 2012
Còn
vùng Tây Nam thì có nhiều tổ chức khác nhưng đặc biệt nhất là Hội từ thiện Sứ
Giả Tình Yêu, hay “Messengers Of Love,” đã tổ chức "Một Ngày Cho Mẹ"
vào thứ Bảy và Chủ Nhật, 12 và 13 tháng Năm. Trong hai ngày này ...
Apr
08, 2014
Trung
tâm nghiên cứu của bệnh viện sẽ nhận được phần lớn nhất trích từ quỹ từ thiện
$188,000,000 do cụ Jack MacDonald, qua đời ở tuổi 98, sau nhiều thập niên hoạt
động từ thiện bí mật. Chỉ có một vài thân nhân và thân.
Jan
13, 2014
Trung
tâm nghiên cứu của bệnh viện sẽ nhận được phần lớn nhất trích từ quỹ từ thiện
$188,000,000 do cụ Jack MacDonald, qua đời ở tuổi 98, sau nhiều thập niên hoạt
động từ thiện bí mật. Trong nhiều năm hoạn nạn vừa ...
May
06, 2012
Từ
cố gắng này, các Sứ Giả Tình Yêu rút được kinh nghiệm quí báu rằng công việc từ
thiện là một công tác về lâu về dài, không thể và không nên tham công tiếc việc
mà làm cho đến khi kiệt sức: image. Đi phà để qua sông.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.