Những
hàng "cóc ổi mía ghim", đến từng trái xoài xẻ hay quả me chua khấu ứa
cả nước miếng bán đầy rẫy trên khắp các con đường... đã tự bao giờ trở thành
một nỗi nhớ rất da diết, mỗi khi ai đó phải xa Sài Gòn...
Đây
là hàng “cóc ổi mía ghim” của thời nay.
Nhắc
đến Sài Gòn là nhắc đến hòn ngọc Viễn Đông, là phồn hoa phố xá, là những con
đường tấp nập hối hả chẳng cứ gì giờ tan tầm, nhưng sẽ là thiếu nếu nhắc đến
Sài Gòn mà không gọi nơi này với cái tên “Thiên đường nhiệt đới”, với ánh nắng
vàng mật óng ánh trải khắp con đường, những cơn gió oi nồng và sắc màu rực rỡ
từ những trái cây xứ nóng.
Chẳng
có gì là lạ khi ở cái xứ này, người ta yêu những xe bán trái cây nhiều như vậy.
Dù là những cô gái sang chảnh với đôi giày cao gót lênh khênh, hay anh chàng
tóc vuốt bóng mượt vừa bước ra từ chiếc ô tô cáu cạnh, chẳng ai ngại ngồi bên
vỉa hè xì xụp đĩa bánh tráng, nói gì là tạt qua mua một túi trái cây vàng rộm,
bán với giá rẻ bèo ở khắp hang cùng ngõ hẻm đất Sài Gòn. Và với người Sài Gòn
mà nói, những loại trái cây này còn gắn liền với một phần ký ức tuổi thơ của họ
qua nhiều câu chuyện khác nhau, như hàng “cóc ổi mía ghim”, đến từng trái xoài,
quả ổi “rẻ bèo nhèo”, hay quả me chua khấu ứa cả nước miếng,… Tất cả đều là
những món ăn rất bình dân, rất cũ, nhưng chưa bao giờ “lỗi thời” ở đất Sài Gòn
này.
1.
“Cóc ổi mía ghim”
Chẳng
đứa trẻ nào lớn lên dưới cái nắng oi ả của Sài Gòn mà không ăn qua “cóc ổi mía
ghim”. Ai chẳn nhớ những ngày tuổi thơ, lang thang trước cổng trường sau giờ
học? Những xiên “cóc ổi mía ghim” được bày bán lấp lánh như nắng lúc nào cũng
toả ra một sức hút mãnh liệt, trở thành món quà vặt quen thuộc với bất cứ đứa
trẻ nào. Cái món đơn sơ, giản dị đến… bình thường ấy có một sức sống dai dẳng
đáng ngạc nhiên, vắt từ thập kỷ này qua thập kỷ khác, là món ăn yêu thích của
cả thế hệ ông bà. Chẳng ai nhớ được “cóc ổi mía ghim” có từ lúc nào, nhưng theo
vài người lớn tuổi và sống lâu năm ở Sài Gòn cho biết, từ trước Giải phóng đã
thấy nhiều hàng thế này được bày bán ở khắp các chợ và trên nhiều con phố.
“Ngày
xưa người ta chỉ bán có 3 món đó là cóc, ổi và mía chặt khúc thôi. Thời đấy mấy
quả cóc, quả ổi không có bỏ bọc, xếp túi như bậy giờ, mà là được ghim vào những
đoạn tre rồi xếp chồng lên nhau, nên vì thế mà người ta hay gọi đó là hàng “cóc
ổi mía ghim” mãi cho đến tận bây giờ” - một người bán “cóc ổi mía ghim”
lâu năm ở đường Trần Hưng Đạo cho biết như thế.
Những
hàng “cóc ổi mía ghim” có từ rất lâu ở Sài Gòn.
Nhưng
đấy là chuyện ngày xưa thôi, bây giờ, “cóc ổi mía ghim” đã chẳng còn là “cóc ổi
mía ghim” nữa. Nhịp sống hiện đại khiến người ta muốn cái gì đó mới mẻ hơn,
nhiều hương vị hơn. Thế nên nào là dứa, xoài, nào dưa hấu..vv.. đều được mang
ra”ghim” hết lại. Nhưng quan trọng là, bây giờ trái cây đã được người bán chú ý
bảo quản tốt hơn, để luôn giữ được độ tươi mọng, ngon giòn dưới ánh nắng thiêu
đốt của Sài Gòn.
Tuy
nhiên dù có thêm gì đi chăng nữa, thì vẫn không thể nào thiếu 3 món quen thuộc
đó là cóc, ổi và mía.
2.
Cóc xẻ
Cóc
là thứ quả phổ biến, ngoài Bắc hay trong Nam đều có rất nhiều. Nhưng người
Sài Gòn lại thích ăn cóc sống hơn cóc chín. Cái vị chua dôn dốt, cái dai dai, giòn
giòn, cái ngọt dịu vương vẩn đầu lười của trái cóc sống có thể kết hợp với
nhiều loại nước chấm như mắm đường, mắm ruốc, muối ớt, muối tôm… Ăn vào vừa
chua nhíu mắt, vừa cay xé lưỡi, chỉ nghĩ đến thôi đã đủ để cánh con gái ứa nước
miếng rồi.
Một
xe bán cóc xẻ đặc trưng ở Sài Gòn.
Người
Sài Gòn cũng khéo làm món cóc trở nên bắt mắt hơn. Thay vì bổ dọc trái cau,
người ta cắt nhỏ thành từng miếng vàng rộm óng ả, đóng trong hộp nhựa vừa sạch
lại vừa nhiều, và đặt cạnh là cơ man các loại muối ớt, muối tôm để người mua
tuỳ chọn. Sắc vàng óng của cóc, màu cam đỏ màu mỡ của muối, tất cả tạo thành
một sự kết hợp khăng khít, hài hoà, tựa như cái chua của cóc quyện với cái cay
mặn của muối ớt, muối tôm. Ấy mà chưa kể, cứ mỗi lần vô tình chạy xe qua hàng
cóc là mùi hương thoang thoảng của cóc cứ cố kéo ta quay lại, cái mùi hương vừa
ngọt ngào, nồng hậu, vừa bình dị và thanh tao.
Cóc
được xẻ ra từng miếng vừa ăn vô cùng tiện lợi.
Thường
người bán còn kết hợp bán luôn các loại muối tôm, muối ớt để ăn kèm.
Một
hộp cóc xẻ như thế này được bán với giá 25.000 – 30.000 đồng.
3.
Quả xay
Cũng
giống với hàng “cóc ổi mía ghim”, quả xay rừng đen, có vị chua chua, ngọt ngọt
này đã từng là ký ức thời học sinh của rất nhiều người Sài Gòn.
Loại
quả này lạ từ bên trong cho đến bên ngoài. Vỏ bọc màu đen và mềm mịn như phủ
một lớp nhung, bên trong phần thịt lại tơi xốp, vừa bỏ vào miệng như thể tan
ngay dính lấy lưỡi, nhưng phần hạt thì lại vô cùng cứng và chắc như đá.
Trước
đây quả xay được bán nhiều hơn bây giờ rất nhiều, đặc biệt là ở trong lẫn ngoài
trường học. “Hồi xưa mình đi học là đạo món này. Lúc đó có 500 đồng 1 bịch
nhỏ xíu chừng hơn chục trái, mình hay mua trong căn tin ở trường rồi ra ngoài
nhăm nhi với mấy đứa bạn. Khổ nhất là những lúc đầu mùa với cuối mùa quả hay bị
sâu hoặc sượng. Có khi mua nguyên bịch chỉ ăn được có vài trái, còn lại phải bỏ
hết nhưng vì vị của nó rất ngon, có chua có ngọt nên ăn hoài không thấy
chán” - một bạn tên Nguyên (22 tuổi) chia sẻ.
Tuy
nhiên để ăn được quả này thì hơi mất thời gian, vì một năm xay chỉ rộ lên 1
mùa duy nhất đó là vào khoảng tháng 7 đến tháng 9 dương lịch. Đến khi hết mùa
thì gần như chẳng còn ai bán. Và cũng vì 1 năm chỉ có 1 mùa, nên giá của chúng
bây giờ cũng khá cao, từ khoảng 150.000 đến gần 500.000 đồng/kg.
Quả
xay rừng một năm mới có một mùa.
Một quả xay đã được tách vỏ.
Ngoài
việc bán ký thì thường mọi người vẫn thích mua những bịch nhỏ thế này vừa đủ ăn
và dễ mang đi.
4.
Xoài xẻ
Chẳng
ai ở Sài Gòn mà chưa thử qua món xoài xẻ. Ai cũng từng một lần cầm trên tay
bịch xoài, ngồi hân hoan nhâm nhi bên ly cafe bệt. Cứ nhìn quanh khu cafe bệt
nhà thờ thì biết, mỗi ngày ở đây có đến hơn chục người bán riêng món xoài.
Người bán hàng cứ tấp nập đi qua đi lại, trên tay là một cái thúng hoặc một cái
rổ nhỏ chất đủ loại đồ ăn vặt bên trong, nào là trứng cút, hạt sen, đậu phộng,
bánh tráng,… nhưng xoài keo thì không thể nào thiếu.
Xoài
xẻ là món được rất nhiều bạn thích khi ngồi ở bệt.
Với
nhiều bạn mà nói, đây là món “thần thánh” chuyên gia góp mặt trong những buổi
trò chuyện của mình khi ra ngoài phố. Không chỉ ở cà phê Bệt, mà hầu như ở bất
kỳ chỗ nào có thể ngồi chơi, tám chuyện như ngoài công viên, quán nhậu, hàng
ăn,… cũng đều có người đến mời mua với chất giọng miền Nam ngọt như
mía lùi.
5.
Các loại trái cây ngâm đường
Cá
với bạn là chẳng có đứa con gái nào cầm được lòng khi đi qua những xe hàng bán
trái cây ngâm đường. Gì chứ chỉ nhìn những trái cây chín mọng, cắt bổ ngang dọc
thành từng lát to, ướp trong thứ nước đường màu hổ phách, thêm lát ớt to đầy
hương vị, chỉ thế thôi cũng đủ để bạn bối rối, thèm thuồng, khi chúng giăng ra
đủ những hương vị nào chua, nào ngọt, nào cay, nào mặn… vào trí tưởng tượng của
ai trót nhìn vào.
Ấy
thế mà cái món này tưởng là chua nhưng hoá ra lại chẳng chua lắm. Được ngâm
trong nước đường khoảng vài ngày, vậy nên chất ngọt từ nước đường cũng đủ ngấm
vào từng thớ thịt quả, trung hoà vị chua một cách dịu dàng và tinh tế, đôi khi
còn xen lẫn cái cay xé từ ớt, tạo nên món trái cây bình dân nhưng lại mang đầy
hương vị.
Cà
na ngâm đường.
Cứ
thử tưởng tượng mà xem, vào buổi trưa Sài Gòn nắng gắt, hanh hao mà có được một
ít xoài, cóc và me ngâm thế này đã được ướp lạnh thì chẳng ai nỡ đánh đổi với
bất cứ thứ gì. Nhưng bạn biết không, nói nhỏ điều này nhé, món này sẽ ngon hơn
nếu được ăn với muối ớt hoặc muối tôm “hảo hạng”. Vì nếu muối càng ngon thì sẽ
càng làm tăng thêm hương vị của các loại quả ngâm này. Đó cũng là lý do vì sao
thường những nơi bán các loại cóc, xoài, me ngâm đều có bán kèm theo rất nhiều
loại muối để bạn lựa chọn.
Xoài
non và cóc mon
Me
là một món siêu chua, nhưng sau khi ngâm đường thì chúng sẽ trở nên dễ ăn hơn
rất nhiều.
6.
Chùm ruột, xay, me ngào
Với
những loại trái quá chua thì người Sài Gòn thường dùng nhiều cách khác nhau để
chế biến chúng trở nên dịu hơn, hợp khẩu vị hơn. Thay vì xoài, cóc,… được ngâm
trong nước đường thì một số món như chùm ruột, xay hay me sẽ có cách khác như
ngào mật ong, muối ớt hoặc đường.
Này
nhé, những trái cây đó được tách hạt, xắt nhỏ cho vừa miệng, rồi ngào lên với
mật, với muối hay đường, tạo thành một lớp keo mỏng phủ bên ngoài màu hổ phách
óng ánh. Cắn một miếng thấy mềm mềm, dai dai chua dịu dàng, thế rồi bạn cảm nhận
được lớp mật ngào bên ngoài mỏng tang, thơm ngậy, tất cả quyện vào thành một
tổng thể hương vị giản dị nhưng chẳng thể hoàn hảo hơn. Vừa có chua dịu, vừa có
ngọt sắc lại có thêm cái tê tê của vị cay, khiến ta đã ăn một chỉ muốn ăn hai,
ăn ba và ăn mãi cho đến khi chẳng còn sót chút nào ở đáy hộp.
Một
hũ xay ngào mật ong thế này có giá khoảng 100.000.
Thay
vì bạn phải mất quá nhiều thời gian cho việc ngồi lột từng quả, thì bây giờ tất
cả đều đã được tách sẵn. Cộng thêm quả xay sau khi được áo một lớp mật ong sền
sệt và ngọt thanh, sẽ giúp vị chua của quả xay giảm đi rất nhiều. Khiến chúng
thơm hơn, có vị chua và ngọt cân bằng hơn.
Chùm
ruột ngào muối ớt.
Một
hàng bán đầy đủ các loại như chùm ruột, me, xay ngào một ong và muối ớt ở Sài Gòn.
Nov
23, 2013
Ở
các thành phố lớn, đông dân, bán hàng rong là việc không thể tránh khỏi, nhất
là ở các khu tập trung đông công nhân, học sinh, sinh viên. Thậm chí gần các
trung tâm thương mại dịch vụ, vào giờ nghỉ ăn trưa, thì cơm trưa ...
Aug
04, 2014
Không
nơi nào lực lượng hàng rong đông như ở Sài Gòn. Hàng rong từ chỗ mưu sinh nay
đã thành một nghề nghiêm túc của nhiều người. Từ những vùng quê nghèo khó, nhất
là miền Trung “cát trắng gió Lào”, người bán ...
Jul
08, 2014
Thỉnh
thoảng đi chợ, chúng tôi thấy có những người bán hàng rong đổ đồ ra một chỗ
“tạm chiếm” trong chợ hay trên lề đường để buôn bán nhất thời. Nhất thời vì họ
không thường xuyên, không phải là người làm nghề buôn ...
Jun
08, 2012
Một
chiều, chúng tôi dừng chân nơi bùng binh Hồ Con Rùa để trò chuyện với những chị
em bán hàng rong nơi đây. ... Một cụ già đến Sài Gòn từ miền Trung với ít cái
bánh tráng nướng trên vai rong ruổi khắp phố Sài Gòn.
May
22, 2011
Tiếng
rao hàng giờ này chúng ta ít còn thấy vì nhà nước cố gắng dẹp nhiều gánh hàng
rong để làm đẹp bộ mặt thành phố. Đôi khi chúng ta còn nghe được tiếng rao hàng
nhưng lại là tiếng rao hiện đại bằng máy ghi âm ...
Apr
20, 2011
Và
cũng lần đầu tiên nó chứng kiến một Sài Gòn mà theo như nó nói là quá khó chịu,
bứt rứt và nhiều người đi bán vé số, đi bán hàng rong chưa từng thấy. image.
Một quán cơm trong chợ Thị Nghè có giá bán rất bình dân, ...
Oct
26, 2013
Đạp
xích lô, bán chổi lông gà, bán hàng rong, bán bắp luộc, cân đo vi tính, thợ xây
cất, phụ hồ, quét đường, quét rác, bán rau quả, bán keo bẫy chuột, bán hột vịt
lộn, đấm bóp giác hơi, bán mì gõ, hủ tiếu gõ, bán cháo huyết, ...
May
19, 2011
Cái
tên "cá viên chiên" đôi khi được dùng chung để gọi các món như: bò
viên, tôm viên, đậu bắp, đâu hũ... được xâu lại thành từng xiên và bày bán ven
đường hoặc trên những chiếc xe hàng rong. Khi khách lựa chọn những ...
Jul
04, 2011
Những
đứa trẻ ở Lạch Vạn vừa đi học vừa đi "hôi" cá. image. Trời về khuya
là thời điểm mưu sinh của những mảnh đời bé nhỏ. image. Mồ hồi mưu sinh trên
cát nóng. image. Gánh hàng rong trên bãi biển Thuận An rất nhiều.
Tôi yêu Sài Gòn
ReplyDelete