TỐI
CAO PHÁP VIỆN VICTORIA tại MELBOURNE
PHÂN BỘ HÌNH SỰ
S CR 2013: 0173, 0174, 0175, 0215
S CR năm 2014: 0047, 0048, 0049, 0058, 0079, 0080
GIỮA: THE QUEEN -và- BARRY THOMAS BRADY & ORS
S CR 2013: 0173, 0174, 0175, 0215
S CR năm 2014: 0047, 0048, 0049, 0058, 0079, 0080
GIỮA: THE QUEEN -và- BARRY THOMAS BRADY & ORS
SẮC
ḶÊNH TỔNG QUÁT
NGÀY THỰC HIỆN: Tháng 6 19, 2014
TRÌNH TỰ GỐC: Cáo trạng
CÁCH LẤY: Lời khai, chiếu theo Đạo Luật 10 Về Tòa Án Mở năm 2013 (Vic)
THAM GIA: Dr S Danaghue QC và Mr J Forsaith đaị diện Khối thịnh vượng chung Úc (theo chỉ dẫn của Bộ Ngoại giao và Thương mại) Ông J Forsaith đại diện Ủy viên Cảnh Sát Liên Bang Úc
Ông N Robinson QC và ông K Armstrong đaị diện Giám đốc Các Công Tố của Khối thịnh vượng Chung Úc
Ông M Cahill cho Barry Thomas Brady
Ông C Mandy cho Peter Sinclair Hutchinson
Ông C Thomson cho John Leckenby
Ông P Tehan QC cho Steven Kim Wong
Ông P Higham cho Christian Boillot và Clifford John Gerathy
Bà M Fox cho Myles Curtis Andrew
TOÀ LỆNH RẰNG:
1. Chiếu theo lệnh sau, không được tiết lộ, bằng cách công bố hoặc cách khác, bất kỳ thông tin (dù dưới dạng điện tử hoặc giấy in) xuất phát từ hoặc chuẩn bị cho các mục đích của thủ tục tố tụng (bao gồm cả các điều khoản của ḷênh này, và bản khai của Gillian Elizabeth Bird đã khẳng định ngày 12 tháng sáu năm 2014) mà tiết lộ̣, ngụ ý, ám chỉ, hoặc cáo buộc rằng bất kỳ người nào mà lệnh này được áp dụng:
(a) nhận hoặc cố gắng để nhận hối lộ hoặc các khoản thanh toán sai trái;
(b) ngầm thuận hoặc cố tình làm ngơ về việc người nào đó nhận hoặc cố gắng để nhận hối lộ hoặc các thanh toán sai trái; hoặc
(c) là người nhận hoặc được đề nghị nḥân hối lộ hoặc các thanh toán sai trái.
2. Chiếu theo ḷênh sau, khoản 1 áp dụng đối với những cá nhân sau:
- bất cứ đương kim hoặc cựu Thủ tướng của Malaysia (bao gồm cả việc đề cập đến 'PM');
- bất cứ đương kim hoặc cựu Phó Thủ tướng Malaysia (bao gồm cả việc đề cập đến 'DPM');
- bất cứ đương kim hoặc cựu Bộ trưởng Tài chính Malaysia (bao gồm cả việc đề cập đến 'FM');
- Mohammad Najib Abdul Razak, đương kim Thủ tướng Chính phủ (từ năm 2009) và Bộ trưởng Tài chính (từ năm 2008) của Malaysia;
- Abdullah Ahmad Badawi (còn được gọi là Pak Lah), cựu Thủ tướng (2003-2009) và Bộ trưởng Tài chính (2003 - 2008) của Malaysia;
- Puan Noni (cũng là bà/Madame Noni, hoặc Nonni), một người em dâu của Abdullah Ahmad Badawi;
- Mahathir Mohamed, cựu thủ tướng (1981 - 2003) và Bộ trưởng Tài chính (2001 - 2003) của Malaysia;
- Daim Zainuddin, cựu Bộ trưởng Tài chính Malaysia (1984 - 1991; 1999 - 2001);
- Rafidah Aziz, cựu Bộ trưởng Thương mại Malaysia (1987 - 2008);
- Hamid Albar, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1999 - 2008) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ (2008 - 2009) của Malaysia;
- Susilo Bambang Yudhoyono (còn gọi là SBY), đương kim Tổng thống Indonesia (từ năm 2004);
- Megawati Sukarnoputri (còn được gọi là Mega), cựu tổng thống Indonesia (2001 - 2004) và nhà lãnh đạo hiện tại của đảng chính trị PDI-P;
- Laksamana Sukardi, một cựu bộ trưởng Indonesia (2001 - 2004; trong chính phủ Megawati Sukarnoputri của);
- Trương Tấn San, Chủ tịch Nước hiện nay của Việt Nam (từ năm 2011);
- Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ hiện nay của Việt Nam (từ năm 2006);
- Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2007 - 2011) và là cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999 - 2007); và
- Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam (2001 - 2011).
3. Chiếu theo lệnh sau, khoản 1 không ngăn cản:
(a) Tiết lộ cho và giữa các viên chức của Khối Thịnh vượng Chung Úc (theo quy định của Phần 3 Đạo luật về Tội phạm 1914 (Cth)) hay các nhà điều tra quốc tế, cơ quan truy tố quốc tế, và các tổ chức quốc tế tương tự;
(b) Toà cung cấp cho các tổ chức truyền thông chính danh, qua sự che chắn của một thông báo đề cập đến sự hiện hữu của các lệnh toà, bản văn, tang vật (trong đó, để tránh sự nghi ngờ, phải tuân thủ Lệnh 1 ở trên;
(c) Cung cấp các tài liệu của Giám đốc Các Công Tố của Khối Thịnh Vượng Chung Úc cho Công ty Note Printing Australia Pty Ltd và đại diện pháp lý, miễn là bất kỳ tài liệu nào được cung cấp phải kèm theo các lệnh này.
4.Việc cấm công bố theo khoản 1 áp dụng trên toàn nước Úc.
5. Mục đích của lệnh tòa là để ngăn chặn thiệt hại cho quan hệ quốc tế của Úc có thể bị gây ra bởi việc công bố các tài liệu có thể làm hại tiếng tăm của cá nhân được đề cập mà không phải là đối tượng của cáo buôc trong các thủ tục tố tụng.
6. Các lệnh toà được thực hiện trên nền tảng là:
(a) Cần thiết để ngăn chặn một nguy cơ thiên kiến ảnh hưởng thực sự và đáng kể đến việc thực thi công lý mà không thể được ngăn ngừa bằng các phương tiện hợp lý khác; và
(b) Cần thiết để ngăn chặn ảnh hưởng đến lợi ích của Khối Thịnh vượng Chung liên quan đến an ninh quốc gia.
7. Các lệnh này có hiệu lực trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chứng, trừ khi bị thu hồi sớm hơn.
8. Bản khai của Gillian Bird Elizabeth được khẳng định vào ngày 12 tháng sáu năm 2014 phải được niêm phong trong một phong bì có ghi "Không được mở mà không có ḷênh của Tòa án", và không được mở mà không có lệnh của Toà án.
9. Tùy nghi áp dụng.
Chứng thực Ngày 19 thàng 6 năm 2014
Thẩm phán Tôí Cao Pháp Viện Hollingworth
https://wikileaks.org/aus-suppression-order/WikiLeaks-Australian-suppression-order.pdf
Thêm
quan chức Úc bị tố hối lộ in tiền polymer cho Việt Nam
Viên chức cao cấp cơ quan
ngoại thương của Úc bị tố cáo là dính líu đến chuyện hối lộ cho quan chức của
Việt Nam, kể cả việc biết người đứng trung gian nhận tiền hối lộ là một
đại tá tình báo của Bộ Công An Việt Nam, để công ty Securency lấy được hợp đồng
in tiền giấy nhựa polymer.
Một
số nhân vật trong vụ Securency hối lộ để lấy hợp đồng in tiền. Từ phải qua
trái: Lương Ngọc Anh, chủ tịch công ty AFTD. Bà E. Masamune, viên chức cao cấp
Austrade. Vipin Khanma, tay lái súng ở Ấn Ðộ. David Twine, giám đốc Ðông Nam Á
của Austrade. Cliff Gerathy, giám đốc điều hành Securency. (Hình minh họa: The
Age)
Trong
bài tường thuật mới nhất trên báo The Age ở Melbourne ngày 1 tháng 12, 2011,
hai ký giả Richard Baker và Nick McKenzie căn cứ trên các tài liệu họ thu thập
được để đặt dấu hỏi là liệu các viên chức cao cấp nhất của Tổng Cục Ngoại
Thương của chính phủ Úc (Austrade) biết hay không việc hai công ty con của Ngân
Hàng Trung Ương Úc là Securency và Sở In Tiền, hối lộ cho quan chức các nước Á
Châu trong đó có Việt Nam.
Những
tài liệu đó cho thấy đại diện thương mại của Austrade tại Việt Nam, bà
Elizabeth Masamune, đã được công ty Securency cho hay, công ty do Lương
Ngọc Anh, một đại tá của Bộ Công An Việt Nam, kiểm soát được dùng như “hộp thư”
(post box) giữa công ty của Úc với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Bà
Masamune hợp tác chặt chẽ với Lương Ngọc Anh mà Cảnh sát Liên bang Úc nói ông
này đã nhận tới $20 triệu Úc kim tình nghi là tiền hối lộ do Securency trả.
Một
tài liệu mật lưu truyền nội bộ của Austrade nói những gì liên quan thỏa thuận
với mối quan hệ trung gian thì được lập hồ sơ riêng chứ không lưu trữ hồ sơ tài
liệu trong những hợp đồng chính thức ký với Securency.
Securency
là công ty thầu in tiền giấy nhựa polymer do Ngân Hàng Trung Ương Úc (biết dưới
tên chính thức là Quỹ Dự Trữ Liên Bang Úc - RBA) làm chủ một nửa và một công ty
Anh quốc làm chủ phần còn lại. Công ty in tiền Note Printing of Australia thì
hoàn toàn do chính phủ Úc làm chủ.
Các
tài liệu mà báo The Age lấy được qua Ðạo Luật Tự Do Thông Tin cho thấy bà
Masamune, hiện nay là tổng quản lý các thị trường Ðông Á Châu, biết từ năm 2001
là Securency có những quan hệ tiền bạc với đại tá tình báo công an Lương Ngọc
Anh.
Ông
Anh được trả tiền để thuyết phục Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đổi từ việc
dùng tiền giấy sang tiền giấy nhựa do Securency cung cấp. Nước Úc đã có đạo
luật cấm hối lộ quan chức ngoại quốc từ năm 1999, nhưng không một người nào của
Austrade khuyến cáo Securency rằng trả tiền cho ông Anh và công ty CFTD của ông
ta có thể trái luật. Trái lại, theo báo The Age, Austrade lại sốt sắng khuyến
khích Securency quan hệ với ông này.
Tài
liệu nội bộ của Austrade cho thấy viên chức Tổng Cục Ngoại Thương Úc biết Ðại
Tá Lương Ngọc Anh là người của Bộ Công An từ năm 1998 chứ không phải sau này
mới biết. Nhưng mãi tới năm 2007 và 2008 thì Austrade mới khuyến cáo Ngân Hàng
Trung Ương Úc và Securency rằng ông Anh là một sĩ quan cao cấp trong ngành tình
báo và an ninh.
Chuyện
đưa tiền cho phía Việt Nam
được đề cập trong các điện thư giữa bà Masamune và Cliff Gerathy (một giám đốc
điều hành của Securency bị truy tố hồi tháng 8, 2011 về tội hối lộ cho quan
chức Việt Nam
và các nước khác). Tháng 1, 2001, bà Masamune nhắc ông Gerathy là “giữ liên lạc
với Ðại Tá Lương Ngọc Anh và theo dõi tiếp những gì ông ta cần qua các thư ông
ta viết cho ông liên quan đến các vấn đề tiền bạc khác.”
Hai
tháng sau, ông Gerathy gửi điện thư cho bà Masamune nói: “Trong trường hợp Việt
Nam ,
chúng tôi làm cho họ nhiều hơn cho các nước khác, đặc biệt về cam kết tiền bạc
mà chúng tôi coi như một sự đầu tư.”
Diễn
dịch ra là Securency hối lộ cho quan chức Việt Nam với số tiền nhiều hơn hối lộ
cho quan chức các nước khác.
Tháng
3 năm 2001, Lương Ngọc Anh muốn sang Úc để “thảo luận và ký văn bản bổ túc cho
số tiền hoa hồng trả cho CFTD.” Bà Masamune nói với ông Gerathy là bà sẽ cố
gắng vận động Sở Di Trú Úc cấp chiếu khán nhập cảnh cho ông Lương “siêu nhanh.”
Các
tài liệu của The Age lấy được cũng cho thấy bà Masamune cũng liên quan đến
chương trình đưa một số quan chức Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đi du hành Âu
Châu với tiền tài trợ của Securency. Tờ báo nói rằng tài trợ như vậy có thể vi
phạm luật cấm hối lộ của nước Úc.
Bà
cùng một số viên chức của Austrade đã bị Cảnh sát Liên bang Úc thẩm vấn liên
quan tới các chuyện điều tra hối lộ cho quan chức Việt Nam, Malaysia, Indonesia
và Nepal để lấy hợp đồng in tiền polymer. Tuy nhiên bà chưa hề bị truy tố.
Các
tài liệu của Austrade liên quan tới hoạt động của bà Masamune với Việt Nam cũng
như các tài liệu liên quan khác mà báo The Age có được đã bị bôi xóa phần “nhạy
cảm” sau khi công ty Securency phản đối là nếu công bố toàn thể các tài liệu
với các “bí mật thương mại” thì có thể tổn hại mối quan hệ với Việt Nam.
Báo
The Age gửi tới Autrade 8 câu hỏi nhưng đều không được trả lời, lấy cớ cuộc
điều tra của cảnh sát đang tiến hành và họ hợp tác toàn diện trong cuộc điều
tra.
Trong
số các câu hỏi báo The Age gửi cơ quan Austrade, có câu hỏi dành cho bà
Masamune là “bà có biết rằng công ty Securency, qua ông Lương Ngọc Anh, trả
tiền hối lộ cho các quan chức Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và tặng quà cho một
số những viên chức cao cấp như bà Phụng hay không?”
Báo
The Age phanh phui vụ hối lộ để lấy hợp đồng in tiền giấy nhựa polymer từ tháng
5, 2009 đến nay. Hiện chính phủ Úc đã truy tố 8 người tại các công ty Securency
và Công Ty In Tiền của chính phủ Úc dù cuộc điều tra vẫn còn tiếp diễn.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.