Wednesday, August 13, 2014

Mỹ sẽ giám sát 'các đảo đá, đảo san hô, và bãi cạn' ở Biển Đông

image
Chiến đấu cơ của Hải quân Mỹ F / A-18 Hornet cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz để thực hiện các cuộc tuần tra tại Biển Đông, ngày 23 Tháng 5, 2013.
Hoa Kỳ cho biết sẽ giám sát những vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông để xem căng thẳng có giảm đi hay không, sau khi Trung Cộng bác bỏ một đề nghị mà Washington trình bày tại Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Myanmar nhằm ngưng chỉ các hành động gây hấn. Từ trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

image
Các giới chức Hoa Kỳ cho biết họ sẽ giám sát “các đảo đá, các đảo san hô, và các bãi cạn” ở Biển Đông để tìm kiếm những dấu hiệu của sự giảm thiểu căng thẳng ở những vùng biển mà lực lượng tuần duyên Trung Cộng trong thời gian qua đã đối đầu với tàu bè của Việt Nam và Philippines. Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng có những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau, khiến vùng này trở thành một điểm nóng có thể gây ra những vụ xung đột với những hậu quả tai hại cho công cuộc giao thương toàn cầu.

image
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry từng hy vọng hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Myanmar sẽ tán đồng đề nghị ngưng chỉ mọi hành vi gây hấn ở Biển Đông. Nhưng Trung Cộng đã tạo áp lực, dưa tới chỗ ASEAN chấp nhận một thỏa thuận có tính chất hòa hoãn hơn và không có tính chất cưỡng hành.
Khi được hỏi về thỏa thuận đó, Ngoại trưởng Kerry nói rằng “ngôn từ trong đó quả thật đã đủ mạnh” để đạt được một số tiến bộ.
"Chúng tôi không tìm cách thông qua một điều gì đó cho có lệ. Chúng tôi tìm cách đưa ra bàn hộïi nghị những điều mà các nước có thể ủng hộ. Một số nước đã quyết định rằng đó là những điều mà họ sẽ làm. Đây là một tiến trình tự nguyện."

image
Nhưng thông cáo của ASEAN không hề trực tiếp nói rằng Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế, theo nhận xét của nhà phân tích Michael Auslin của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ.
"Nếu chúng ta tiếp tục nói “Chúng tôi không muốn thấy những hành vi cưỡng ép”, Trung Cộng sẽ nói “Vâng, chúng tôi không hề cưỡng ép, họ mới chính là những kẻ cưỡng ép.” Do đó, chúng ta phải dùng những cách khác."

image
Ông Vương Nghị khẳng định là Trung Cộng có quyền bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của mình trước điều mà ông gọi là “những sự khiêu khích vô lý.”
Ông Auslin cho rằng nếu không như vậy, Trung Cộng sẽ tiếp tục định nghĩa lại quyền kiểm soát hành chánh đối với những lãnh thổ có tranh chấp.
"Điều mà Trung Cộng muốn làm là tuyên bố rằng “Không. Không hề có tranh chấp. Không có tranh chấp đối với quần đảo Senkaku. Không có tranh chấp đối với quần đảo Trường Sa. Không có tranh chấp gì ở phần lớn khu vực Biển Đông. Không có tranh chấp gì đối với không phận ở Biển Đông Trung Hoa liên quan tới Khu vực Nhận dạng Phòng không, bởi vì đây là nơi mà Trung Cộng chúng tôi đang thật sự thực thi quyền quản lý hành chánh."
Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị đã đề nghị tiến hành điều mà ông gọi là “hiệp thương hữu nghị” với ASEAN, nhưng mạnh mẽ khẳng định là Trung Cộng có quyền bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của mình trước điều mà ông gọi là “những sự khiêu khích vô lý.”

image
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marie Harf nói Hoa Kỳ không hề gây bất ổn ở Biển Đông. "Chính những hành vi hung hãn của Trung Cộng đã gây ra bất ổn".
Sau khi hãng tin Tân Hoa của nhà nước Trung Cộng nêu lên nghi vấn về điều mà họ gọi là “ý đồ thật sự” của Mỹ ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf nói rằng Washington không hề gây bất ổn ở Biển Đông.
"Chính những hành vi hung hãn của Trung Cộng đã gây ra bất ổn. Tất cả những gì mà chúng tôi làm đều nhắm tới mục tiêu giảm thiểu căng thẳng, giúp cho các nước giải quyết những bất đồng của họ bằng đường lối ngoại giao, chứ không bằng những biện pháp cưỡng ép hay khiêu khích như chúng ta đã thấy Trung Cộng thực hiện mỗi ngày một nhiều trong những tháng vừa qua."

image
Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin, người đã chủ tọa cuộc họp ngoại trưởng của ASEAN, nói rằng “Không phải là một bên tìm cách ảnh hưởng những bên khác” để chống lại một nước”, mà “Toàn thể ASEAN, không phải ASEAN đối kháng với Trung Cộng,” sẽ giải quyết những vụ tranh chấp này một cách hòa bình.



Scott Stearns


EU hy vọng sớm chung quyết đàm phán tự do mậu dịch với Việt Nam

image
Bà Ashton bày tỏ hy vọng EU sẽ sớm chung quyết một thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam trước cuối năm.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên hiệp Châu Âu cho biết các cuộc thương lượng về tự do mậu dịch EU-Việt Nam đang có tiến bộ nhưng cần một lực đẩy phối hợp để đôi bên có thể đạt được thỏa thuận chung cuộc trong năm nay.  
AP dẫn phát biểu của bà Catherine Ashton hôm qua khi ghé thăm Hà Nội nói rằng các cuộc đàm phán này sẽ có thêm xung lực mới khi Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), ông José Manuel Barroso, công du Việt Nam trong tháng này. Bà Ashton bày tỏ hy vọng EU sẽ sớm chung quyết một thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam trước cuối năm.

Truyền thông trong nước thuật lời Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, đề nghị EU sớm thông qua Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện PCA và đúc kết các cuộc thương lượng về Thỏa thuận Tự do Mậu dịch FTA giữa Việt Nam với EU.
Các cuộc đàm phán về thỏa thuận PCA kết thúc hồi giữa năm 2012 nhưng chưa được EU phê chuẩn.
Các vòng thảo luận về FTA đang được tiến hành và giới hoạt động nhân quyền cho biết có thể sẽ chung quyết vào tháng 10 tới đây.
image
Thủ tướng Dũng nói giữa những tiềm năng hợp tác to lớn của đôi bên, việc phê chuẩn PCA và ký kết FTA sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-EU phát triển thịnh vượng.
Trước chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu chính sách đối ngoại EU đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi Châu Âu nên cân nhắc các điều kiện nhân quyền khi thảo luận về thương mại với Hà Nội giữa bối cảnh vi phạm nhân quyền trầm trọng vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam.  
Mới hôm 8/8, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) gồm trên 100 tổ chức thành viên đã đệ đơn khiếu nại lên Thanh tra của Liên hiệp Châu Âu yêu cầu xem xét việc Ủy ban Châu Âu (EC) từ chối không đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong các cuộc thương lượng về Thỏa thuận Tự do Mậu dịch giữa EU với Hà Nội.

Đơn khiếu nại nhắc tới chiến dịch đàn áp khốc liệt quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam với ít nhất 65 blogger bị cầm tù hồi năm ngoái và thêm 14 người nữa bị bắt trong nửa đầu năm nay.
FIDH lên án việc EC đề nghị giao thương ‘bình thường’ với Việt Nam trong lúc các giới chức hàng đầu của EU thời gian gần đây liên tục đả kích thành tích nhân quyền của Hà Nội.
Chính bà Catherine Ashton, đại diện tối cao của Liên hiệp Châu Âu về Chính sách An ninh và Ðối ngoại, cũng đã từng lên tiếng bày tỏ quan ngại trước các vi phạm về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.

image
Thư khiếu nại của FIDH được đưa ra sau khi Ủy ban Châu Âu hồi giữa năm nay bác yêu cầu của họ về việc tiến hành đánh giá về tác động nhân quyền, viện dẫn rằng việc này đã có các cơ chế và chính sách hữu hiệu khác của EU đảm trách chẳng hạn như Đối thoại Nhân quyền thường kỳ giữa hai bên.
Đại diện Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tại Châu Âu nói với VOA Việt ngữ rằng nhân quyền phải có vị trí trọng tâm trong các mối quan hệ với Việt Nam, cần phải được ưu tiên trên tất cả các lợi ích về kinh tế.

Bà Gaelle Dusepulchre: "Đánh giá tác động nhân quyền sẽ giúp sẽ soi rọi cho tất cả những sự cải tổ cần thiết trong các thỏa thuận quốc tế và đồng thời cũng có ảnh hưởng rộng lớn hơn đối với các nước vi phạm nhân quyền khác trong khu vực ASEAN mà EU đang tiến hành thương lượng các thỏa thuận.”
Ngoài thỏa thuận Tự do Mậu dịch với EU, Việt Nam đang đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu.

image
Hà Nội cũng đang đối mặt với những lời kêu gọi từ các nhà lập pháp Hoa Kỳ và giới bảo vệ nhân quyền yêu cầu không cho Việt Nam làm thành viên TPP chừng nào thành tích nhân quyền trong nước chưa được cải thiện một cách cụ thể như phóng thích tù nhân lương tâm hay sửa đổi các điều luật dùng để trấn áp quyền tự do ngôn luận và bỏ tù những tiếng nói bất đồng chính kiến.  
Các áp lực về nhân quyền Việt Nam đặc biệt trỗi dậy mạnh mẽ mỗi khi Hà Nội sắp bước vào các sân chơi quốc tế như đã từng thấy trong quá khứ khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới hay Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

image
Chính phủ Việt Nam khẳng định tuy vẫn còn những điều cần khắc phục, nhưng nhân quyền trong nước luôn được tôn trọng. Hà Nội cho rằng các cáo buộc về vi phạm nhân quyền là ‘xuyên tạc’ và ‘thiếu thiện chí.’
Liên hiệp Châu Âu là thị trường lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam, đạt 21 tỷ Euro trong năm ngoái.

Thỏa thuận Tự do Thương mại với Châu Âu sẽ giúp Việt Nam mở rộng hơn nữa cánh cửa xuất hàng hóa sang 28 nước thành viên EU với tổng số dân hơn 500 triệu người.


image

Con tắc kè CSVN sẽ đổi màu ?
Thỏa thuận Thành Đô: bước lùi lịch sử thảm họa ch...
Hải quân Nhật với "song sát" đổ bộ Wasp và 22DDH t...
Thành phố của hươu tại Nhật Bản
Tàu chiến của Trung Cộng bắn tên lửa trong một cuộ...
Duyên - Nghiệp...
Đồng minh với Mỹ
Nhìn về phong trào 'thoát Trung'
Vĩnh biệt Robin Williams
Thằng ăn hại
Mỹ: Tách xa TC, lại gần VN
Cô gái bán báo xinh đẹp ở Sài Gòn
Thiết bị chống trộm của cảnh sát Anh
Bộ máy thuần hóa của CSVN
Tại sao người ta tàn nhẫn đến vậy?
Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và ...
Lớp học ngoại ngữ miễn phí của chàng trai bán bóng...
Tòa Án Úc: Tố cáo tham nhũng tiền polymer Việt Nam...
Không biết CSVN chơi trò bần tiện gì với Điếu Cầy ...
Hội nghị Thành Đô của đảng CSVN với CSTQ năm 1990
Việt-Mỹ: Vũ khí đổi lại cải cách?
Tại sao chúng ta cần nhà văn?
Tháng bảy ngát mùa hoa yêu thương
Sự thật về Thanh Hải Vô Thượng sư
Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”
Hai thủ lãnh Khmer Ðỏ lãnh án tù chung thân vì tội...
Vì sao phải thoát Trung?
Lê Hoàng Trúc: Hồi Trống Tự Do
Lễ nhậm chức: Chuẩn tướng Lương Xuân Việt
Một Lễ rửa tội
Con đường phản động
Báo cáo vệ sinh của thành phố Hà Nội
Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp
Tây Nguyên và sự phát triển của Việt Nam
Nhắc lại ngày máy bay Mỹ bắn phá
Hành khách đại tiện ngay trên ghế máy bay
Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và TC
Đã tìm thấy xác chị Huyền?
Virus Ebola: bệnh dịch nguy hiểm
Một tấm lòng vàng trên đường phố

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.