Tuesday, August 12, 2014

Nhìn về phong trào 'thoát Trung'

image
Hàng vạn người Việt khắp nơi xuống đường phản đối TQ trong thời gian qua
Những đòi hỏi thay đổi mối quan hệ 'vừa là đồng chí, vừa là anh em' giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Cộng không phải là điều mới.
Nhưng việc các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà Hà Nội coi là vùng kinh tế đặc quyền của mình đã thổi lửa làm bùng lên phong trào 'thoát Trung' đã âm ỉ từ lâu.
Thực tế có cáo buộc rằng người đang chịu án tù 12 năm, blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải, bị bắt hồi năm 2008 và bị kết án lần đầu 30 tháng tù giam một phần vì các hoạt động chống Trung Cộng.
Các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh ở Việt Nam cũng để lại những hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ.
Đảng viên Nguyễn Chí Đức đã bị công an, theo lời anh, "khống chế như một con lợn" và bị đạp vào mặt trong một lần đi biểu tình chống Trung Cộng hồi năm 2011.
Hai năm sau ông Đức viết đơn bỏ Đảng Cộng sản và trong các lý do ông đưa ra có "mối quan hệ thiếu minh bạch và bất tương xứng giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam với Đảng Cộng Sản Tàu."
Giàn khoan nổi trị giá hàng trăm triệu đô la mà Trung Cộng mang ra Biển Đông tạo ra điều mà nhiều người xem như cơ hội để Việt Nam nhìn lại quan hệ với Trung Cộng.
Nhìn từ góc độ quan hệ quốc tế, Giáo sư Jonathan London từ Đại học City University of Hong Kong nhận xét:
"Vấn đề không phải là thoát Trung vì Việt Nam vẫn luôn ở cạnh Trung Cộng và như vậy phải cố gắng để tạo ra quan hệ tốt nhất có thể tạo được... phải thay đổi cơ bản quan hệ giữa hai nước.
"Rất có ích khi so sánh quan hệ giữa Hàn Quốc và Trung Cộng so với quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng bởi vì chẳng bao giờ có chuyện Hàn Quốc sẽ gọi mình là em và Trung Cộng là anh."

Thời kỳ đô hộ mới

Chính quan hệ đồng chí và anh em giữa hai nước cộng sản ít ỏi còn lại trên thế giới làm cho nhiều người Việt Nam cảm thấy bất an.
Một khảo sát hồi tháng Bảy cho thấy người Việt Nam đứng thứ nhì trong số những nước không ưa Trung Cộng ở châu Á mà nước đứng đầu là Nhật Bản.
Ông Đặng Xương Hùng, cựu quan chức ngoại giao vừa từ bỏ Đảng Cộng sản sau 30 năm và hiện đang xin tị nạn tại Thụy Sĩ, nói:
"Muốn thoát Trung phải nhìn thấy âm mưu của Trung Cộng và phải nhìn thấy chính mình.

image
Quan hệ Việt - Trung đã rạn nứt trông thấy trong mấy tháng qua
"Vì quyền lợi của quốc gia, của đất nước hay vì quyền lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam hay của các phe nhóm lãnh đạo.
"Người Pháp [khi đô hộ Việt Nam] đã kéo Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Cộng và bộ mặt của Việt Nam đã tách rời khỏi Trung Cộng. Chính người Pháp đã làm cho chúng ta Hiệp ước Pháp - Thanh [về biên giới].
Ông Hùng dẫn lời cựu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch nói về hội nghị Thành Đô hồi năm 1990 khi các lãnh đạo Việt Nam và Trung Cộng bí mật ký thỏa ước về quan hệ song phương: "Đó là một thời kỳ đô hộ mới của Trung Cộng với Việt Nam."
Cũng như nhiều người khác, vị cựu ngoại giao đòi phải công khai những gì ký kết ở Thành Đô và kêu gọi lãnh đạo Việt Nam cứng rắn hơn nhằm chống lại "cuộc chiến tranh không có súng đạn" của Bắc Kinh.
Ông nói: "Lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta đã bị gặm nhấm dần dần và cách gặm nhấm của Trung Cộng rất êm dịu, tức là làm cho chúng ta có thể nghĩ họ sẽ không làm cho chúng ta mất một cái gì quá lớn để chúng ta giật nảy mình lên.
"Bằng những kỹ thuật mà chính chúng ta lại giải thích là chúng ta mất như thế là hợp lý như mất Bản Giốc, mất Ải Nam Quan."
"Nó như cuộc chiến tranh không có súng đạn."

Lũng đoạn kinh tế?

Một số người khác lại lo ngại về điều có thể coi là lũng đoạn kinh tế của thương lái và các nhà thầu Trung Cộng trong một số lĩnh vực.
Họ nói thương lái Trung Cộng được thoải mái thu mua nông sản mà không có giấy phép cần thiết.
Thực tế con số thống kê của Việt Nam và Trung Cộng về buôn bán giữa hai nước cũng khác nhau.
Có nhà quan sát nói trong khi Việt Nam cho biết họ nhập khẩu của Trung Cộng 28,8 tỷ đô la và xuất khẩu 12,8 tỷ sang nước láng giềng, con số tương ứng của Trung Cộng lại là 34 tỷ đô la và 16,2 tỷ đô la.
Vẫn nhà quan sát này nói nhà thầu Trung Cộng cũng thắng thầu phần lớn các dự án xi măng và nhiệt điện.
Lý do ông đưa ra là "Trung Cộng là bậc thầy về đưa đút lót trong khi Việt Nam là bậc thầy nhận đút lót."
Những chuyên gia như ông Vũ Quang Việt, cựu quan chức thống kê cao cấp của Liên Hiệp Quốc, lại đặt câu hỏi tại sao các nhà thầu Việt Nam không thể thắng trong ngay cả những dự án tưởng chừng như đơn giản, không đòi hỏi công nghệ cao.

image
Tiến sĩ Việt nói thu nhập của người Việt ngày càng thấp so với người TQ
Ông cũng chỉ ra rằng Trung Cộng chỉ cần nhờ Nhật Bản giúp đỡ trong một dự án làm tàu cao tốc là họ đã có thể học để tự làm và thậm chí còn xuất khẩu được công nghệ sang Hoa Kỳ.
Tiến sỹ Việt nói cách phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào gia công của Việt Nam đã khiến khoảng cách thu nhập đầu người giữa Việt Nam và Trung Cộng càng tăng trong những năm vừa qua.
Sự tham gia của Trung Cộng vào những dự án khai thác tài nguyên như hai dự án bauxite hiện nay ở Tây Nguyên càng làm những người phản đối Trung Cộng thêm lo ngại.
Họ sợ rằng môi trường tự nhiên và môi trường sống của người thiểu số sẽ bị hủy hoại trong khi thế hệ tương lai sẽ không được thừa kế tài nguyên mà họ cho rằng đang bị khai thác tối đa.

Ủng hộ quốc tế

Một nhà quan sát khác, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói sự phụ thuộc Trung Cộng là khó tránh khỏi nhưng 'lệ thuộc' mới là điều cần xem xét:
"Cái ý mà tôi nghĩ rằng những thảo luận thoát Trung muốn nói là cố gắng làm sao để chúng ta không lệ thuộc, lệ thuộc chứ không phải là phụ thuộc, vào Trung Cộng về mọi mặt kể cả tư tưởng, kinh tế và quan trọng nhất là hoạt động chính trị, hoạt động ngoại giao, hoạt động quân sự của mình."
Đây cũng là điều được nhà văn Võ Thị Hảo chia sẻ trong tọa đàm trực tuyến hồi đầu tháng này.
Bà nói: "Ở đây vấn là làm sao cho Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc, thoát khỏi sự vũ kỹ lạc hậu. Càng vận hành thể chế này càng như sự tự sát nên phải thoát Trung và trước hết là phải thoát chính mình.
"Nếu không thoát Trung hay không thoát chính mình thì sẽ lao xuống dốc và đi về phía địa ngục."
Tiến sỹ Jonathan London trong khi đó nhấn mạnh giờ đã là Thế kỷ 21 và Việt Nam cần thoát khỏi "quan hệ không tốt" với Trung Cộng.
Ông bình luận: "Vấn đề chủ yếu của Việt Nam là muốn chống lại những hành vi phi lý, hành hung của Trung Cộng thì chắc chắn phải có ủng hộ quốc tế và chỉ có một con đường duy nhất để lấy được sự ủng hộ quốc tế là cải cách trong nước.. để thế giới thấy Việt Nam là một nước nên ủng hộ.
"Việt Nam phải cho thế giới những lý do để ủng hộ vì thế tôi thấy vấn đề thoát Trung chủ yếu là vấn đề cải cách thể chế trong nước Việt Nam để có thể chế dân chủ, minh bạch và có thể đạt được [phát triển] kinh tế ở mức cao hơn."

image
Ông Jonathan London nói Việt Nam cần ủng hộ quốc tế để thoát Trung
Nhà cựu ngoại giao Đặng Xương Hùng thậm chí nói Việt Nam cần 'thoát Á':
"Chúng ta có thể bỏ qua thoát Trung và thoát luôn cả châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc đã làm.
"Họ đã thoát khỏi chính họ, thoát khỏi cả tư tưởng châu Á, những tư tưởng có tính chất bó hẹp ... đến với những giá trị phương Tây để đưa đất nước đi xa hơn nữa."
Mặc dù vậy, điều các chính trị gia cao cấp Việt Nam quan tâm hơn cả vào lúc này có lẽ là sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào đầu năm 2016.
Một nguồn thạo tin bình luận rằng sẽ có những lãnh đạo sẵn sàng có cách tiếp cận thân Trung Cộng để đảm bảo sinh mạng chính trị của chính mình.




Nguyễn Hùng


Jul 29, 2014
Họ cũng kêu gọi quyết tâm thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nghiêm trọng vào Trung Cộng. Giai đoạn này, Đảng CSVN đang chuẩn bị tiến tới đại hội Đảng các cấp trước khi tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XII vào năm 2016.

Aug 07, 2014
"Nói đúng ra, Trung Cộng đã không còn giấu tham vọng bành trướng của mình. Quan sát cách mà lãnh đạo cấp cao Việt Nam đánh giá lại tác động của Thành Đô, xem xét lại cách đối xử với Trung Cộng, chúng ta có thể ...

Jun 24, 2014
Mọi cố gắng “thoát Trung” chỉ là sự vùng vẫy vô vọng của con cóc bị bỏ vào cái lồng rồi quăng xuống ao cứ cố tìm cách thoát khỏi cái ao mà không biết mình không thể làm gì được khi còn ở trong lồng. (Đây cách ẩn dụ từ một ...

Jul 25, 2014
Kinh tế Trung Cộng thì lệ thuộc vào xuất cảng đến gần phân nửa, tức là gấp đôi Hoa Kỳ và thực tế thì nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Chuyện phũ phàng ấy, lãnh đạo Bắc Kinh có biết và cũng muốn thoát mà không xong.

Jun 06, 2014
Cũng may Việt Nam đã nhanh chóng sửa sai, và khi Cách mạng Văn Hóa ở Trung Quốc giết hại các đồng chí thì Việt Nam không theo, chỉ có Pol Pot nhắm mắt theo, đã xảy ra đại họa diệt chủng. Thoát vòng tay Trung Quốc.

Jul 20, 2014
Điển hình cho loại khôn qủy của đảng cộng sản Việt Nam là chúng sử dụng bộ phận tuyên giáo trung ương đảng tổ chức tầng tầng lớp lớp hệ thống tuyên truyền loa đài các kiểu, chỉ phục vụ công tác tư tưởng với mỗi một ...
Aug 11, 2014
... CSVN đã thuần hóa người dân và đảng viên của mình. Bị thuần hóa đến nỗi đảng CSVN muốn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung cộng để tự cứu mình và cứu cả đất nước cũng không sao thoát được! Đúng là luật quả báo!


image

Vĩnh biệt Robin Williams
Thằng ăn hại
Mỹ: Tách xa TC, lại gần VN
Cô gái bán báo xinh đẹp ở Sài Gòn
Thiết bị chống trộm của cảnh sát Anh
Bộ máy thuần hóa của CSVN
Tại sao người ta tàn nhẫn đến vậy?
Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và ...
Lớp học ngoại ngữ miễn phí của chàng trai bán bóng...
Tòa Án Úc: Tố cáo tham nhũng tiền polymer Việt Nam...
Không biết CSVN chơi trò bần tiện gì với Điếu Cầy ...
Hội nghị Thành Đô của đảng CSVN với CSTQ năm 1990
Việt-Mỹ: Vũ khí đổi lại cải cách?
Tại sao chúng ta cần nhà văn?
Tháng bảy ngát mùa hoa yêu thương
Sự thật về Thanh Hải Vô Thượng sư
Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật”
Hai thủ lãnh Khmer Ðỏ lãnh án tù chung thân vì tội...
Vì sao phải thoát Trung?
Lê Hoàng Trúc: Hồi Trống Tự Do
Lễ nhậm chức: Chuẩn tướng Lương Xuân Việt
Một Lễ rửa tội
Con đường phản động
Báo cáo vệ sinh của thành phố Hà Nội
Thực trạng Việt Nam: Vấn đề và Giải pháp
Tây Nguyên và sự phát triển của Việt Nam
Nhắc lại ngày máy bay Mỹ bắn phá
Hành khách đại tiện ngay trên ghế máy bay
Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và TC
Đã tìm thấy xác chị Huyền?
Virus Ebola: bệnh dịch nguy hiểm
Một tấm lòng vàng trên đường phố
Mùa hè đỏ lửa
Người bắn rớt máy bay của ông John Mc Cain
Những phận đời ly hương mưu sinh giữa Sài Gòn
Mùa thu cuộc tình
Ai thiệt nhất khi Nga bị trừng phạt?
Hoàng Hoa Thám: Hùm thiêng Yên Thế
Quyền được biết
Còn đi Mỹ làm gì ?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.