Wednesday, August 27, 2014

Chặn máy bay Mỹ trên Biển Đông, TC đã dính đòn gậy ông đập lưng ông?

image
Mỹ cũng buộc phải sử dụng hình thức luật pháp sơ khai có từ thời cổ đại là “án lệ” với Trung Cộng… theo kiểu “anh sao thì tôi vậy”.
Đến ngay cả nước đề cao tính thượng tôn của luật pháp quốc tế hiện đại như nước Mỹ, cũng buộc phải chấp nhận hình thức sơ khai của luật pháp có từ thời cổ đại là “án lệ” (hay còn gọi là “tiền lệ pháp”) khi quan hệ với Trung Cộng… theo kiểu “anh sao thì tôi vậy”.

image
Máy bay trinh sát biển của Mỹ
Sau vụ máy bay J-11 của Trung Cộng áp sát và “khoe hàng” vũ khí mang theo, đe dọa máy bay trinh sát P-8 của Mỹ ngày 19/8/2014, phát ngôn viên quân sự Trung Cộng vẫn ra tuyên bố “chối bay chối biến” tính chất nghiêm trọng của sự việc này.
Rằng Trung Cộng vẫn thường xuyên giám sát hoạt động do thám bình thường của Mỹ tại khu vực này và lời cáo buộc của Lầu năm góc là “vô căn cứ’ vì máy bay Trung Cộng áp sát với khoảng cách đảm bảo an toàn.
Lời tuyên bố sau lần chạm trán này khác xa những lời tuyên bố trong các lần chạm trán máy bay hay tàu chiến Mỹ – Trung trước đây.
Trong các lần chạm trán trước, Trung Cộng tuyên bố phản đối và “hy vọng” Mỹ sẽ không lặp lại các vụ việc đưa máy bay, tàu chiến thăm dò, trinh sát vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Trung Cộng. Nhưng lần này thì không. Tại sao lại có sự thay đổi ấy?
Có lẽ nguyên nhân là người Mỹ đã khéo léo tận dụng cơ hội triển khai “án lệ” đối với Trung Cộng. Đó chính là lần Trung Cộng cử tàu chiến do thám cuộc tập trận RIMPAC 2014 do Mỹ tổ chức trên vùng EEZ của quần đảo Hawaii thuộc Mỹ.

image
Khi ấy, lúc mới phát hiện tàu do thám Trung Cộng tại EEZ Hawaii, chính phủ Mỹ tỏ ra bực tức và phản đối. Có quan chức chính phủ Mỹ dấu tên còn cho rằng đây là hành động do thám “vô lễ” của Trung Cộng.
Khẳng định hành động kiểu này là kém lịch sự và không phù hợp vì Trung Cộng đã được mời tham dự tập trận RIMPAC 2014 mà còn cử tàu đến do thám vòng ngoài.
Tuy nhiên, vài ngày sau, nhận thấy đây là một “cơ hội vàng” để triển khai “án lệ” với Trung Cộng, buộc Trung Cộng há miệng mắc quai về sau này, khi Mỹ tiến hành do thám vùng EEZ của Trung Cộng. Các quan chức của Mỹ nhanh chóng thay đổi thái độ – ra tuyên bố chào đón Trung Cộng do thám cuộc tập trận này.

image
Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear tuyên bố với các phóng viên trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc ngày 29/7, rằng: “Điều tốt lành trong việc này, theo tôi, đó là việc Trung Cộng đã chấp thuận điều mà chúng tôi vẫn nói với họ rằng các chiến dịch quân sự và do thám là nằm trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế và hoàn toàn có thể chấp nhận được. Đây là một quyền cơ bản mà mọi quốc gia”.
Ông Locklear nhấn mạnh quyết định đưa tàu đến theo dõi cuộc tập trận mà bản thân Trung Cộng lần đầu tiên tham gia là rất đáng ngạc nhiên (một sự mỉa mai khéo léo cách hành xử của Trung Cộng).
“Điều này hoàn toàn nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép và họ có quyền làm như vậy”, tuy nhiên cuộc tập trận này “là cơ hội để xây dựng lòng tin” ông Locklear nói và cho biết “Việc Trung Cộng đưa tàu do thám đến đây là khá đáng kinh ngạc”.
Đồng thời, nhân cơ hội này, ông Locklear cũng khẳng định quyền giám sát quân sự của quân đội Mỹ trên vùng EEZ của Trung Cộng theo kiểu “có đi có lại” như một “án lệ”.
Ông tuyên bố Mỹ sẽ giám sát một cuộc tập trận trên Biển Đông mà Trung Cộng đang tiến hành: “Chúng tôi có lo ngại về cuộc tập trận của Trung Cộng hay không? Theo tôi mức độ lo ngại của chúng tôi cũng chỉ ngang với họ. Tất cả chúng tôi đều phải để mắt đến nhau”, ông Locklear nói.

image
Máy bay chiến đấu của TQ có vũ trang đã chặn máy bay của Mỹ
Sự thay đổi trong sự phản ứng và những tuyên bố của Trung Cộng sau vụ chạm chán máy bay với Mỹ ngày 19/8/2014 đã chứng tỏ Trung Cộng đã dính đòn “gậy ông đập lưng ông”.
Buộc phải chấp nhận luật chơi chung là “án lệ” rằng các phương tiện quân sự các nước có quyền do thám, trinh sát quân sự trong vùng EEZ của nước khác, tất nhiên là phải ở bên ngoài lãnh hải.
Như vậy, người Mỹ đã khéo léo chớp lấy cơ hội ngoại giao và truyền thông quý giá để buộc Trung Cộng ngậm bồ hòn làm ngọt, chấp nhận “chơi” theo “luật chơi” chung của quốc tế trong vấn đề quyền tự do hàng hải theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.

Mặc dù Trung Cộng luôn tìm cách giải thích theo cách riêng có lợi cho Trung Cộng, thậm chí có quan chức và học giả Trung Cộng còn tuyên bố Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 không áp dụng được với Biển Đông vì Công ước này mãi tới năm 1982 mới ra đời, trong khi Trung Cộng vẫn gào lên rằng TQ “có chủ quyền không thể tranh cãi” với Biển Đông từ hơn 2000 năm trước.

image
Một luận điệu đánh tráo khái niệm của kẻ đang mê sảng, hoa mắt vì lòng tham chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông mà quên mất rằng, nếu giải thích theo kiểu đó thì nước Mỹ thành lập từ năm 1776 sẽ không phải thực hiện các quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, vì Hiến chương này ra đời sau nó.

Cách xử lý của quan chức Mỹ trong mối quan hệ với Trung Cộng theo cách làm trên là một trong những nỗ lực nhằm từng bước khẳng định các quốc gia trong giải quyết các mối quan hệ quốc tế phải tuân thủ luật pháp chung của quốc tế. Đồng thời cũng là một kinh nghiệm cho các nước trong việc giải quyết mối quan hệ với Trung Cộng.



Vũ Hải Thanh


image

Người dân Indonesia leo cột mỡ kiếm xe đạp
Gặp mưa to khi lái xe chúng ta phải làm sao ?
Nhân viên bưu điện gốc Việt bị buộc tội ăn cắp thu...
Những con chó trung thành của chủ Bắc Kinh
Sài Gòn: những món ăn vặt ở lề đường
Đi câu cá nơi lãnh hải Mỹ - Mexico
Lý do gì khiến đàn ông mua dâm?
Hãy cám ơn Trung Cộng
Lan Cao: The Lotus and the Storm
Nghĩ về di chúc của cụ Hồ
Người TC thích nhà cao cấp ở New York
Giỡn mặt với Obama, TC sẽ mất CSVN và Phi Châu.
Vụ thảm sát: Thế Giới chưa từng biết đến
Tình dục ở người tuổi cao
Những bức tranh xã hội trong ca khúc của Phạm Duy
Thông điệp McCain: 5-3-1
Tau chưởi
Đại tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN
Thái Bá Tân và những vần thơ năm chữ
Trăm năm trồng người...
Thiên Tài: Jennifer Lynh
Vĩnh biệt “Good Morning ….Vietnam”
Mạng xã hội toàn cầu và sức mạnh liên kết to lớn
Mỹ sẽ giám sát 'các đảo đá, đảo san hô, và bãi cạn...
Con tắc kè CSVN sẽ đổi màu ?
Thỏa thuận Thành Đô: bước lùi lịch sử thảm họa ch...
Hải quân Nhật với "song sát" đổ bộ Wasp và 22DDH t...
Thành phố của hươu tại Nhật Bản
Tàu chiến của Trung Cộng bắn tên lửa trong một cuộ...
Duyên - Nghiệp...
Đồng minh với Mỹ
Nhìn về phong trào 'thoát Trung'
Vĩnh biệt Robin Williams
Thằng ăn hại
Mỹ: Tách xa TC, lại gần VN
Cô gái bán báo xinh đẹp ở Sài Gòn
Thiết bị chống trộm của cảnh sát Anh
Bộ máy thuần hóa của CSVN
Tại sao người ta tàn nhẫn đến vậy?
Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.