Anh
Phạm Minh Đáp, 24 tuổi, dùng tiền kiếm được từ việc bán bóng và đồ chơi dạo để
mở một ngôi trường ngoại ngữ miễn phí cho học sinh, sinh viên nghèo ở Hà Nội,
Việt Nam .
Giáo
dục thường được xem là phương cách để thoát khỏi nghèo đói, nhưng ngay cả những
người tốt nghiệp đại học cũng không phải lúc nào cũng tìm được việc làm. Tại Hà
Nội, hai anh em trong một gia đình bán hàng ở vỉa hè đã tìm ra cách để giúp đỡ
cho những học sinh nghèo nhất của thành phố bằng cách dạy tiếng Anh và tiếng
Nhật miễn phí.
Trong
vài giờ đồng hồ hầu hết các buổi chiều, bạn có thể thấy chàng trai 24 tuổi Phạm
Minh Đáp bán bóng bay (bong bóng) và đồ chơi trẻ em ở bên ngoài công viên Hòa
Bình ở trung tâm Hà Nội.
Anh
đã bán hàng dạo ở đây được 5 năm cùng với nhiều thành viên khác trong gia đình.
Họ đến từ một làng quê nghèo của những người nông dân trồng lúa ở tỉnh Thanh
Hóa. Mỗi ngày, anh kiếm được khoảng 100.000 đồng (5 đô la). Anh chia sẻ:
“Đây
là công việc ở làng em. Chúng em rất nghèo nên đây là công việc chính ngoài
việc đồng áng… Rất nhiều người thân của em bán hàng xung quanh đây, có thể là
hơn 30 người. Mỗi sáng Chủ Nhật, em đến chợ Đồng Xuân để mua bóng bay, em mang
bóng về nhà bơm và treo lên xe đạp, khách hàng nhìn thấy và mua.”
Nhưng
Đáp còn có một công việc khác nữa. Đầu năm nay, anh và người em đã lập ra
“Stand By You,” một trung tâm ngoại ngữ với các giáo viên tình nguyện dạy miễn
phí cho các học sinh nghèo trong thành phố.
Phạm
Minh Đáp (trái) và em trai đứng trước một tấm băng rôn quảng cáo lớp học ngoại
ngữ miễn phí Stand By You cho học sinh, sinh viên nghèo
Tiền
thuê mặt bằng và các chi phí khác cộng lại khoảng 10 triệu đồng (500 đô la) mỗi
tháng. Đáp đóng góp khoảng 3 triệu đồng (150 đô la) tiền kiếm được từ công việc
bán hàng vỉa hè và dạy kèm ngoại ngữ tại nhà. Em của anh đóng góp số tiền tương
tự kiếm được từ việc làm thư ký văn phòng. Phần còn lại là từ bạn bè. Các học
sinh học lớp nâng cao đóng khoản lệ phí 5.000 – 10.000 đồng (25-50 cents) mỗi
lớp. Mục tiêu là để giúp cho các học sinh không có cơ hội học ngoại ngữ. Anh Đáp
cho biết:
“Đây
chỉ là cho những học sinh không có tiền. Những học sinh đến đây thường là ở quê
lên, họ phải trả tiền ăn, tiền thuê nhà. Điều quan trọng là cha mẹ họ là nông
dân. Nông dân ở Việt Nam
rất nghèo”.
Theo
Ngân hàng Thế giới, trong khi tỉ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm từ 60% xuống
còn trên 20% trong 20 năm qua, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã góp
phần làm gia tăng sự bất bình đẳng về thu nhập và các cơ hội.
Cùng
lúc đó, tỉ lệ thất nghiệp ở các sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn là một vấn đề
dai dẳng. Theo truyền thông địa phương thì cứ 10 người tốt nghiệp đại học, có
một người bị thất nghiệp.
Năm
ngoái, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã đổ lỗi tình trạng thất
nghiệp sau khi tốt nghiệp là do các trường đại học không dạy các kỹ năng mà
những người chủ cần. Anh Đáp cho biết các nhà tuyển dụng muốn ứng viên có các
kỹ năng ngoại ngữ tốt:
“Chúng
ta biết là chỉ có ngoại ngữ mới có thể giúp phát triển đất nước. Chúng ta cần
dạy ngoại ngữ cho học sinh để có thể làm việc với người nước ngoài và họ có cơ
hội đi ra bên ngoài đất nước Việt Nam và trở về giúp xây dựng đất
nước”.
Nhưng
với các truờng dạy ngoại ngữ với học phí lên đến 150 USD/lớp, cơ hội cho người
nghèo rất hạn chế. Anh Đáp đã tự học ngoại ngữ.
Anh
Đáp cho biết kế hoạch ban đầu là dạy các lớp tiếng Anh, nhưng đa số các thiện
nguyện viên muốn dạy tiếng Nhật, nên bây giờ trường học dạy cả hai thứ tiếng.
“26
lớp tiếng Nhật đang hoạt động. Chúng em không có đủ nhà và lớp học nên nhiều
người đang chờ đợi để được học. Nhưng chúng em chỉ có bốn phòng học hoạt động
suốt từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối, mỗi ngày đều có học sinh và các lớp học.”
Có
10 giáo viên tình nguyện làm việc tại trường. Một trong số họ là sinh viên đại
học 20 tuổi Tạ Khánh Huyền, hiện đang học tiếng Nhật.
Huyền
nói rằng cô nghe nói về trường học này thông qua những người bạn cùng học ở đó.
Cô đến dạy tiếng Nhật để có thể “cho lại điều gì đó.” Cô nói rằng đó là sự giao
tiếp xã hội thân tình và giúp cô nâng cao kỹ năng nói tiếng Nhật.
Cô
gái 24 tuổi Phạm Thị Trang là một trong 600 học sinh của trường. Cô đang học
năm cuối ngành kế toán tài chính. Cha mẹ cô bán hàng ở chợ trong một làng quê
của tỉnh Hà Nam .
Cô nói cuộc sống ở thành phố rất khó khăn.
Trang
cho biết cô kiếm được khoảng 1 triệu đồng (50 USD) mỗi tháng từ công việc bán
thời gian. Cha mẹ cô gửi thêm 1.6 triệu đồng (75 USD), nhưng đó mới chỉ vừa đủ
để sinh sống và cô phải tính toán rất cẩn thận để có thể chi trả các chi phí.
Nhu
cầu học ở trường mỗi ngày một tăng. Có khoảng 1.000 người đang nằm trong danh
sách chờ nhập học và 10 người nữa đang muốn dạy miễn phí. Anh Đáp cho biết anh
hy vọng sẽ quyên góp đủ tiền thông qua một chiến dịch gây quỹ để chi trả cho
một địa điểm rộng rãi hơn để anh có thể mở thêm nhiều lớp học hơn.
Marianne
Brown
Aug
04, 2014
Khắp
nơi trên thế giới, ở đâu cũng có những người làm việc từ thiện, những người có
lòng nhân từ bác ái muốn giúp đỡ những người khốn cùng nghèo đói bệnh tật hoặc
đang gặp tai họa kém may mắn hơn mình....Nhưng ..
Dec
12, 2012
Hai
du khách nước ngoài ở Lâm Đồng đã cho rất nhiều người Việt một bài học về lòng
nhân ái. Cho đến giờ, cũng không ai biết tên họ là gì, họ đến từ đâu, sau khi
làm xong hành động mà với họ, có lẽ là rất bình thường của ...
Jul
24, 2014
...
hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng
MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần
với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, ...
Jul
25, 2014
BM:
Tình nhân ái của du khách giữa người Việt vô cảm. Dec 12, 2012. Đặt mình vào
hoàn cảnh của hai du khách nước ngoài, nhiều người trong số chúng ta sẽ cảm
thấy vô cùng xấu hổ, bởi lẽ chúng ta đã không thể hiện ...
Jun
30, 2014
Nụ
cười là dấu hiệu của nhân ái. Nụ cười làm cho kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải
mái dễ chịu. Nụ cười đem lại sự can đảm cho người nản chí, hoang mang. Nếu có
một lúc nào đó trong đời, bạn gặp một ai đó không cho ...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.